Khi trùm du đảng Hà Nội làm chánh án - Dân Làm Báo

Khi trùm du đảng Hà Nội làm chánh án


vnExpress - Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh cho rằng, nguyên nhân của tình trạng chống người thi hành công vụ đang gia tăng là do việc xử lý hành vi này còn quá nhẹ; cần xử phạt nặng hơn.

- Là người đứng đầu Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2, quan điểm của trung tướng thế nào trước tình trạng chống người thi hành công vụ (chủ yếu là lực lượng công an) đang ngày càng gia tăng?

- Theo thống kê của Bộ Công an và Công an Hà Nội, riêng 6 tháng đầu năm 2011 cả nước đã xảy ra khá nhiều vụ chống lại người thi hành công vụ tập trung vào lực lượng công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an phường…).

Giám đốc công an Hà Nội trong buổi phỏng vấn chiều 21/7. Ảnh: Thái Thịnh.
Giám đốc Công an Hà Nội: "Sẽ kiến nghị với Viện kiểm sát, Tòa án xử lý nghiêm minh hành vi chống người thi hành công vụ". Ảnh: Thái Thịnh.


Hình bổ xung bởi DLB

Tôi hết sức bức xúc về những hành vi coi thường pháp luật này. Ví dụ, mới đây có cô gái tát vào mặt cảnh sát giao thông ở TP HCM, 3 cảnh sát hình sự quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bị tấn công hay các hiệp sỹ ở Bình Dương tham gia phòng chống tội phạm nhưng luôn bị đe dọa, tấn công… Tất cả những hành vi đó cần phải bị lên án và xử lý nghiêm.

- Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

- Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản là trong một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện coi thường pháp luật. Hơn nữa, hình phạt tại một số điều luật còn quá nhẹ, nhất là đối với hành vi chống lại người thi hành công vụ. Khi tòa án xét xử một số vụ chống lại công an, tôi có nghe một số anh em báo cáo là thường tuyên phạt tù treo hoặc mức án rất nhẹ nên không có đủ sức giáo dục và răn đe tội phạm.

Nguyên nhân thứ 2 là do giáo dục của xã hội, cộng đồng và mỗi gia đình. Lẽ ra khi ra đường không đội mũ bảo hiểm, đi xe kẹp 3... bị cảnh sát thổi còi phải dừng lại nhưng một số người không chấp hành mà còn chửi bới công an. Điển hình nhất là vụ cô gái tát vào mặt cảnh sát giao thông. Tôi cho rằng hành vi đó phải bắt giam và xử phạt rất nặng đến mức người ta cảm thấy sợ pháp luật thì thôi.

Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cho rằng, với hành vi tát cảnh sát giao thông, cô gái này phải bị bắt giam. Ảnh: Chụp từ clip.

Hình bổ xung bởi DLB

- Nhưng ông nói gì trước phản ánh một số người thực thi công vụ gây ức chế, có lời lẽ hách dịch, chưa cư xử đúng mực với người vi phạm?

- Chúng tôi giáo dục chiến sỹ công an phải chấp hành hiệu lệnh, không được có thái độ, lời nói không gây bức xúc cho người tham gia giao thông, tư thế tác phong phải đúng mức; không được có hành vi phản cảm để có cớ cho người ta chống lại.

Tôi ví dụ, vụ 3 công an bị tấn công ở phố Hồng Mai (Hà Nội) mới đây. Thấy có ẩu đả giữa người dân với một nhóm thanh niên, cảnh sát quận Hai Bà Trưng đã có mặt tại hiện trường. Khi đến, dù cảnh sát mặc thường phục hay quân phục nhưng khi đã giơ thẻ công bố là công an đến can thiệp thì anh không được phép dùng ôtô gây cản trở hay cầm dao kiếm chém người làm nhiệm vụ. Theo tôi, đây không chỉ dừng lại chống người thi hành công vụ mà là hành vi giết người.

Hay vụ lái xe hất cảnh sát giao thông lên nắp capô. Trong tình huống này, tài xếchạy vòng vèo nhiều cây số nhằm "đẩy" cảnh sát giao thông khỏi xe, gây tai nạn cho người ta. Tôi cho rằng đó là những vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng.

Tuy nhiên, về khách quan, việc một số cán bộ mắc sai sót trong tác phong, ứng xử gây bức xúc cho người bị xử lý vi phạm là có. Khi phát hiện những sự việc này, chúng tôi đã kiểm điểm và kỷ luật cán bộ.


Một vụ chống người thi hành công vụ với cảnh sát giao thông xảy ra tại ngã tư Láng Hạ - Láng, tháng 6/2007. Ảnh: Noza.
Một vụ chống người thi hành công vụ xảy ra tại ngã tư Láng Hạ - Láng (Hà Nội). Ảnh: Noza.

Hình bổ xung bởi DLB

- Thời gian tới, Công an Hà Nội có biện pháp gì để giải quyết tình trạng chống người thi hành công vụ?

- Tôi đang chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp. Trong nội bộ, chúng tôi giáo dục, chấn chỉnh cán bộ chiến sỹ về thái độ, tác phong, tư thế, điều lệnh. Khi tiếp xúc với nhân dân, người sai phạm, công an phải có tính chuyên nghiệp trong xử lý, vừa bảo vệ được tính mạng của mình, vừa thi hành được công vụ, vừa làm cho kỷ cương luật pháp được nghiêm.

Việc thứ hai, chúng tôi sẽ kiến nghị với các ngành pháp luật, trong đó có Viện kiểm sát, Tòa án phải xử lý nghiêm minh hành vi chống lại người thi hành công vụ.

Thái Thịnh



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo