Cưỡng chế đất Văn Giang - Sự cấu kết giữa đảng CS Việt Nam và các tập đoàn tư bản đỏ - Dân Làm Báo

Cưỡng chế đất Văn Giang - Sự cấu kết giữa đảng CS Việt Nam và các tập đoàn tư bản đỏ

Trần Duy Huỳnh (Danlambao) - Đất nước hiện nay là một canh bạc, trong đó những con bạc đỏ đen là đảng CS và các thế lực tập đoàn tư bản đỏ đang ra sức sát phạt dữ dội mà mỗi lệnh là những gì hiện diện trên đất nước này, từ con người, tài nguyên, môi trường, đất đai, biển đảo, v.v.... đến tất cả. Canh bạc đó vẫn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào mọi thứ vẫn còn nằm trong tay đảng.

PHẦN I 

Sự cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên vừa rồi thể hiện mối quan hệ phức tạp, chằng chịt giữa đảng, nhà nước CS VN và các tập đoàn tư bản đỏ hiện nay. Mối quan hệ này dẫn tới tình trạng giống như câu hỏi “con gà đẻ ra quả trứng?” hay “quả trứng đẻ ra con gà?”

Thoạt đầu mọi chuyện có vẻ dể hiểu, đảng CS cầm quyền, nhà nước quản lý. Nhà nước lập ra các tập đoàn kinh tế làm mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng, khi các tập đoàn trở nên lớn mạnh, mọi việc dường như đã thay đổi ngược lại.

Sự thay đổi ngược lại là, thay vì bị quản lý bởi đảng và nhà nước, các tập đoàn kinh tế hiện nay dường như đang điều khiển đảng CS và nhà nước VN theo ý nó.

Bản thân mỗi tập đoàn kinh tế nhà nước, dù đứng chung hay riêng cũng bao gồm đầy đủ 3 yếu tố: đảng, nhà nước và tư bản (vốn nhân dân). Riêng các tập đoàn kinh tế tư nhân (vốn tư nhân) thì chịu sự chi phối của tất cả tác nhân trên, tức là đảng, nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Vì thế, mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước với các tập đoàn kinh tế trở nên một sự liên kết chặt chẽ, nương tựa, bao che nhau tạo ra những tập đoàn tư bản đỏ với “lợi nhuận” khổng lồ không ai có thể biết rõ được.


Mặc dù ít người hiểu rõ những vòng xoáy ốc phức tạp trong mối quan hệ này, nhưng rõ ràng ai cũng biết sự liên kết đó được kết dính với nhau là vì TIỀN, và chỉ có TIỀN chứ không phải thứ gì khác.

QUYỀN tạo ra TIỀN và TIỀN lại tạo ra QUYỀN, và cứ thế tạo ra những vòng xoáy, vòng xoáy càng lớn, càng nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp Năm Cam là một điển hình cho loại quan hệ này.

Mối quan hệ đó được sự cho phép bởi cơ chế cùng với sự thiếu minh bạch, lỏng lẻo của luật lệ, cho tới nay đã chứng tỏ rằng nó không tạo ra được những sản phẩm như xã hội mong ước mà tạo ra những cơn lốc cuốn hút mọi thứ trên đất nước vào lòng nó. Hãy tưởng tượng cơn bão xoáy giữa biển khơi đang cuốn hút mọi thứ chung quanh vào tâm điểm của nó, thì có thể hình dung ra mối quan hệ này.

Cơn bão xoáy này vét sạch mọi tài nguyên chung của đất nước để làm giàu riêng, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ mà đất nước vẫn nghèo, điển hình như các vụ cưỡng chế đang xảy ra khắp nơi, các công trình khai thác dầu ở biển Đông, than ở Thái Nguyên và gần đây là dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Nó cuốn hút mọi năng lực, tiềm năng của quốc gia để phục vụ cho nó, điển hình là làm giá trị lao động, cả chân tay lẫn trí óc, của người Việt Nam trở thành rẻ mạt.

Mối quan hệ tất cả chỉ vì tiền mà không vì phúc lợi xã của toàn dân đã làm các lãnh đạo đảng CS từ vị trí điều khiển dần dần trở thành bị điều khiển.

Hơn nữa, do các lãnh đạo đảng CS không bao giờ dám ra mặt công khai đầu tư vào các tập đoàn tư nhân vì điều này sẽ làm xấu đi uy tín chính trị của đảng, vì thế, để tăng sức mạnh tiền và quyền của mình, lãnh đạo đảng biến các tập đoàn, công ty tư nhân thành sân sau của họ. Chính từ đây, các tập đoàn tư bản này quay ngược lại điều khiển đảng và bộ máy nhà nước.

PHẦN II 

Trở lại vụ cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012. Chi tiết của vụ việc có lẽ nhiều người đã biết, chỉ xin nêu lên những điểm sau đây.

Ecopark-Văn Giang là dự án đô thị mới, một dự án kinh doanh tư nhân, không phải khu công nghip, công ngh cao hay khu kinh tế, do một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư. Xin đọc lại bài viết “Ecopark mở đường ‘Đông tiến’” đăng trên Vietstock ngày 07/05/2010 để thấy rằng việc chọn đất đai để đầu tư trước hết là do ước muốn lợi nhuận cao của nhà đầu tư.

Điều này không có gì là sai, chỉ sai ở điểm là dường như các ước muốn lợi nhuận đó luôn được đảng và nhà nước tuân theo, bất chấp ý nguyện của nhân dân hay nhu cầu bảo vệ quỹ đất cần thiết cho an toàn lương thực và phát triển nông nghiệp.

Việc sử dụng quá mức cần thiết lực lượng vũ trang trong việc cưỡng chế vừa qua, bất chấp dư luận trong nước  quốc tế, chưa kể đến những lần họp báo ổn định tư tưởng do chính quyền các cấp tổ chức, đã minh chứng cho sự “tuân thủ” của đảng và nhà nước như đã nói ở trên.

Hãy khoan nói đến Luật đất đai hay Luật cưỡng chế theo điều 40–Luật 2003 (thu hi đt đ s dng vào mc đích phát trin kinh tế), câu hỏi được đặt ra là, tại sao phải dùng biện pháp hành chánh thay vì luật để giải quyết tranh chấp giữa lợi ích của một tập đoàn tư bản tư nhân với lợi ích nhân dân, dù cho nhân dân chỉ là một người?, mà biện pháp hành chánh ấy rốt cuộc, và luôn luôn, làm lợi cho nhà tư bản? 


Có người cho rằng vì người nông dân Văn Giang tham lam quá, đòi hỏi nhiều quá, thuyết phục nhiều rồi mà không được nên phải dùng đến biện pháp cưỡng chế. Vậy thử hỏi, nếu nhà đầu tư có quyền tham lam đòi hỏi lợi nhuận cao nhất cho họ thì tại sao người nông dân không thể “tham lam” đòi quyền lợi cao nhất của mình phải được bảo vệ? Hay bởi “thằng dân ngu quá lợn” nên không được có quyền gì?

Rõ ràng là sự thiếu minh bạch của chính quyền, sự nhúng tay của các cấp đảng, chính quyền VN trong việc tranh chấp quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản và người nông dân, khiến bất cứ ai cũng có thể suy luận rằng, dứt khoát phải có điều gì đó đã xảy ra giữa nhà nước CS và các tập đoàn tư bản đỏ vì sau cuộc tranh chấp, kết quả bao giờ cũng là sự thiệt thòi cho nông dân. Ở đây xin mở ngoặc, tại các nước dân chủ tư bản, tuy là tư bản nhưng các tập đoàn tư bản ở đó không phải muốn làm gì thì làm.

Cũng xin nói thêm bài viết này không chống hay ủng hộ việc xây dựng khu đô thị Ecopark mà chỉ nêu lên mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước VN với các tập đoàn tư bản đỏ, và cách hành xử của các thế lực này đối với quyền lợi của người nông dân VN.

PHẦN III 


Ngoài ra, một vấn đề cũng cần nêu lên là trong tình hình kinh tế nói chung và bất động sản hiện nay nói riêng, vậy thì lý do đằng sau của việc khuyến khích phát triển một dự án bất động sản với kinh phí dự trù rất lớn vào khoảng 8.2 tỷ USD là gì?

Diễn đàn bất động sản tổ chức tại hội trường Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 24/4/2012 đã diễn ra trong bầu không khí u ám, không thấy có một tia sáng nào ở cuối đường hầm cho thị trường này mặc dầu lãi suất giảm 2% còn 12%. Các nhà đầu tư đã bỏ chạy, vậy với dự án Ecopark này, ai là người bỏ vốn? và ai sẽ là người bỏ tiền ra mua bất động sản ở đây?

Ai là người sẽ bỏ vốn? mục đích bỏ vốn là gì? và khi nào thì dự án sẽ bắt đầu sinh lợi?

Chủ đầu tư ư? Không có nhà đầu tư nào dại dột tự đem vốn của mình đặt vào một canh bạc mà mình cũng không biết chắc ít nhất 60% sẽ thắng. Họ cũng có thể sẽ bỏ ra, nhưng với những điều kiện, hoàn cảnh mà chỉ có họ mới biết được.

Còn các tập đoàn kinh tế nhà nước thì trong thời gian qua luôn luôn bị tấn công và phê phán vì đầu tư dàn trải, đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền của nhân dân. Hiện nay, các tập đoàn này còn đang thiếu vốn trầm trọng cho việc giữ vững hoạt động của mình, cho nên có thể rất ít khả năng bỏ vốn vào dự án này. Thí dụ, làm sao EVN có thể bỏ vốn trong khi nó đang chạy đôn chạy đáo kiếm tiền trả nợ cho PVN và khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2 mà nó là chủ đầu tư?

Hay kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài? Vừa qua Standard and Poor's đã hạ mức tín nhiệm tín dụng của Việt Nam từ "BB" xuống "BB-". Ngoài ra, theo VNEconomy, ngày 29/4/2012, nhiều chủ đầu tư dự án FDI bất động sản tại Hà Nội đang tháo chạy. Như thế, khả năng đầu tư nước ngoài vào bất động sản là xa vời.

Như vậy khả năng bỏ vốn chỉ có thể là các ngân hàng thương mại con cưng và tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của lãnh đạo đảng.

Trong thời gian qua, diễn biến phức tạp của nền kinh tế dẫn tới một số biện pháp hành chính về tái cấu trúc nền kinh tế và phân loại ngân hàng.


Những vụ sát nhập M & A (Mergers and Acquisitions) này dường như diễn ra công khai, nhưng thật ra, đã có một số tập đoàn tư bản đỏ, ngân hàng (con cưng) biết trước điều đó để âm thầm chuẩn bị và chờ con mồi. Đây chính là sân sau của các lãnh tụ đảng, người trực tiếp ra quyết định và ký các chỉ thị về tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô. Những sân sau này hoạt động âm thầm, nữa kín nữa hở và đặc biệt là ít bị dòm ngó.

Sự sát nhập điển hình của 3 ngân hàng thương mại vừa qua là một thí dụ. Thí dụ nữa là việc phân biệt vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác, mặc dù hiện nay chưa áp dụng vì bị phản ứng ngược, cũng đã làm giá trị giữa vàng SJC và các loại vàng khác chênh lệch từ 700,000 đến hơn 1,000,000 đồng/lượng.

Ai là người hưởng lợi từ những quyết định này? Chính là lãnh đạo đảng, người ra quyết định và người được độc quyền cung cấp tin tức, để rồi sau đó chiếm hữu và thao túng thị trường vàng và tiền tệ.

Sự trợ giúp của lãnh đạo đảng CS và độc quyền thông tin vĩ mô của một số các ngân hàng thương mại và tập đoàn tư bản đỏ đã dẫn tới một số lượng tiền đồng VN (và đô) khổng lồ tập trung vào một ít ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế tư nhân. Quá trình thâu tóm toàn bộ nền kinh tế đang âm thầm diễn ra.

Tuy nhiên, thiên bất dung gian, tình hình kinh tế càng ngày càng kiệt quệ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản do thiếu vốn, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, tình trạng vỡ nợ đang diễn ra nơi này nơi khác. Hàng ngày, ngân hàng cử nhân viên xuống giám sát hoạt động của doanh nghiệp con nợ, ngân hàng lớn cử người xuống giám sát ngân hàng nhỏ.

Tất cả những vấn nạn này đã khiến đảng CS phải buộc các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ con cưng nhã tiền ra, nhưng ngược lại, các ngân hàng và bọn tư bản đỏ này cũng thúc ép đảng phải làm gì đó để chuyển đổi một số lượng tiền VN khổng lồ vô giá trị mà nó đang ôm như ôm bom nỗ chậm.

Vậy nếu góp vốn, các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của các lãnh tụ đảng sẽ đổi được gì?

Trước mắt là việc cưỡng chế và giao đất thành công tại Văn Giang. Thứ đến, mà điều này mới là quan trọng và chính vì nó mà có việc triệt để cưỡng chế Văn Giang để giao đất.

Hãy đọc một mẫu tin nhỏ từ bài báo “Giải tỏa điểm nóng tại dự án Ecopark”, báo Đầu Tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạnh và Đầu tư đăng ngày 26/04/2012:

“...Theo đó, Vihajico được cp 499,07 ha đt thuc các xã Xuân Quan, Phng Công, Cu Cao (huyn Văn Giang) đ thc hin D án. Đi li, Vihajico thc hin D án Đường giao thông liên tnh Hà Ni – Hưng Yên, vi mc đu tư gn 1.500 t đng....”

Ngoài ra, hai tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình băng ngang qua Hưng Yên sẽ được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư hơn 3.372 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, BT, BOT và các nguồn vốn khác.


Dự án Ecopark tiến hành cùng lúc những dự án phát triển giao thông chung quanh chính là cơ hội “đúng lúc” mà các ngân hàng thương mại và tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của lãnh đạo đảng mong muốn.

Đây là cơ hội “chính đáng” để giải ngân vốn ODA từ WB và Nhật, cơ hội phát hành trái phiếu để xây dựng cơ sở hạ tầng rồi ưu tiên chia chác. Cơ hội giải ngân cho bất động sản và sau cùng, hoán đổi tiền VN thành ngoại tệ nặng rồi chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp.

Và ai là người sẽ mua trong tình hình hiện nay?

Có lẽ quan sát tình hình hàng ngàn, hàng chục ngàn bất động sản tại Hà Nội, Sài Gòn không bán được dù rất nhiều chiêu khuyến mãi, giảm giá thì sẽ có câu trả lời.

Với tình hình kinh tế hiện nay, ai cũng tiên đoán là thị trường BĐS sẽ đóng băng ít nhất là từ 3 đến 5 năm nữa. Trước mắt có lẽ chỉ thu được từ vốn đầu tư khoảng 20 triệu đô la của đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam- BUV), một tỷ lệ quá nhỏ so với tổng số vốn đầu tư 8,2 tỷ USD.

KẾT LUẬN 


Năm 2003, dự án này không nghĩa lý gì nếu so với những dự án bất động sản ở phía tây Hà Nội, vì thế thay vì thuộc về tập đoàn nhà nước, nó lọt vào tay Vihajico JSC, một tập đoàn tư nhân chưa có thế lực vào lúc ấy.

Hiện nay, trong khi thị trường bất động sản cả nước đang giãy chết, các chủ dự án bất động sản đang cố gắng bán tống bán tháo các dự án, nhưng do một sự “tình cờ đúng lúc” của dự án Ecopark, chủ đầu tư Vihajico JSC được đẩy ra làm “anh hùng”: “anh hùng d án bt đng sn”.

Loại anh hùng giống như hàng vạn “anh hùng” trên đất nước này đã được đảng tung hô, tuyên truyền ầm ĩ rồi đẩy vào chỗ chết.

Trong vụ cưỡng chiếm đất cho dự án Ecopark vừa qua, người nông dân của ba xã thuộc huyện Văn Giang, kể cả những người chấp nhận nhận tiền bồi thường, những công an, bộ đội tham gia trong vụ cưỡng chế đó, những kẻ đang ra sức bảo vệ và tung hô đảng, tất cả đều là những con cờ rối trong tay đảng, đều là những nạn nhân của những âm mưu đen tối giữa đảng CS và các thế lực tư bản đỏ.

Đất nước hiện nay là một canh bạc, trong đó những con bạc đỏ đen là đảng CS và các thế lực tập đoàn tư bản đỏ đang ra sức sát phạt dữ dội mà mỗi lệnh là những gì hiện diện trên đất nước này, từ con người, tài nguyên, môi trường, đất đai, biển đảo, v.v.... đến tất cả.

Canh bạc đó vẫn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào mọi thứ vẫn còn nằm trong tay đảng.

30/04/2012 


--------------------------------------------- 

Tham Khảo:

1) Basam’s Blog - Cơ quan ngôn luận của Thông Tấn Xã Vỉa Hè http://anhbasam.wordpress.com/

2) Chuyên trang bất động sản VN: http://xaydung.batdongsan.com.vn/

3) Chau Xuan Nguyen & All Posts - Chuyên mục Kinh Tế: http://chauxuannguyen.wordpress.com/

4) Dân Làm Báo “Bài viết về ‘Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark’http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/04/ve-bai-viet-nguyen-tan-dung-nguyen.html

5) Đầu Tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạnh và Đầu tư:http://baodautu.vn/portal/public/vir/trangchu


7) Reuters - Finance: Mergers & Acquisition: http://www.reuters.com/finance/deals/mergers

8) Vietnam Economics - Vietnam Bankings: http://vietnomics.wordpress.com/


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo