Tìm diệt Mackeno - Dân Làm Báo

Tìm diệt Mackeno

Dậy Mà Đi (Bạn đọc Danlambao)Nếu ai chú tâm quan sát đến tỉ lệ hưởng ứng và đoàn kết thấp trong cộng đồng, xã hội người Việt trước bất công của đồng bào, đồng loại sẽ hiểu được vì sao tình trạng vô pháp, bạo hành của công an vẫn tiếp tục leo thang. Như chuyện xảy ra với anh Khương, Bắc Giang chỉ gói gọn trong hành động bộc phát đơn phương của cả ngàn người dân Bắc Giang rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng. Hay như Kim Tiến kiên trì, nhẫn nại theo đuổi công lý tới cùng cũng không làm cả nước ồ ạt thức dậy hưởng ứng. Trước sự làm ngơ của chính quyền và sự lên tiếng không đủ mạnh của xã hội, danh sách nạn nhân bị công an bạo hành, bức tử càng dài hơn. Việc gõ cửa đi tìm công lý của thân nhân nạn nhân vẫn đầy khó khăn, mịt mờ.

Làm sao để chữa trị chứng thờ ơ, vô cảm, vô tâm của đại đa số người Việt trong nước, ngoài nước trước các vấn nạn xã hội, quốc gia nhức nhối hiện nay khi đó là một trong các bẫy ngu hóa dân mà chính phủ VN giăng ra? 

Dựa trên quan sát cá nhân và gia đình riêng của mình, tôi có lý do để nói rằng rất đông người Việt thờ ơ, tự từ bỏ quyền lợi chính trị sống còn của chính mình không chút băn khoăn, suy nghĩ vì sợ bị khép tội tham gia hay làm chính trị. Theo tôi, con số có thể dao động từ 50%- 90% tùy theo hoàn cảnh mỗi nhà, mỗi địa phương. Nhìn chung, có thể chia làm 2 nhóm chính. 

1. Nhóm mù sự thật vì chỉ dựa vào thông tin một chiều, mị dân từ truyền hình, truyền thanh, báo chí nhà nước. 

2. Nhóm có khả năng phân biệt được phải trái nhờ có tiếp cận với thông tin đa chiều. 

Hai nhóm khác nhau nhưng chung đặc điểm thụ động, bàng quan, né tránh những vấn đề chính trị nhạy cảm. Biết hay không biết, đúng hay sai vẫn là thái độ vô cảm, vô can sống chết mặc bây. Điều đáng buồn lo nhất là tầng lớp được ăn học nhiều chiếm tỉ lệ cao trong cả hai nhóm, trong đó có đại gia đình riêng của tôi. 

Có những chủ đề thu hút lượng comments rất đáng kể như một bức ảnh chó bị ngược đãi hay một nhân vật nổi tiếng bị sử dụng để ghép một phát ngôn của ai đó không nổi tiếng vào nhắm vào thị hiếu một số đông nào đó. Điều đáng nói là luôn có hình ảnh kèm theo. Thật tương phản ngược với các chủ đề chính trị, thời sự. 

Tôi tin vào sự chủ động tìm kiếm cách quãng bá mới thích nghi hơn để thu hút đông đảo các tầng lớp từ công nhân, thương gia, công chức tới học sinh, sinh viên để tăng hiệu quả của báo mạng. Nếu chuyển ý các bài viết thành tranh ảnh với lời chú cô đọng, hài hước một cách dí dỏm, duyên dáng, thông minh nhưng rõ ràng, dễ hiểu thì việc quãng bá các tư tưởng dân chủ, tiến bộ sẽ trở nên hấp dẫn vì không còn khô khan, trừu tượng. 

Tại sao dư luận có thể ồn ào chú ý tới những chuyện vô bổ, vô thưởng vô phạt đâu đâu mà không phải là những chuyện thường ngày nhức nhối đang cần tới bàn tay, con tim, khối óc ý thức về quyền hạn và sức mạnh của các công dân trong việc thay đổi chính phủ VN phải thật sự vì dân, do dân, từ dân? Nên chăng trước tình trạng thông tin tràn ngập và sự ngại ngần vì phải đọc quá nhiều các thông tin có dung lượng dài, thay thế những bài viết nhiều lời, ít hình thành nhiều hình, ít lời và coi đó như là sách lược mới song hành với những bài đòi hỏi lập luận cần giữ theo truyền thống? 

Xã hội VN hiện nay có thể thu gọn lại trong một tập sách tranh châm biếm, VD như dưới nhan đề “gãi ngứa thời @” chẳng hạn. Các nhân vật bao gồm nhiều thành phần. Có những người cam tâm dối trá hay táng tận lương tâm làm chỉ điểm hại người để kiếm miếng ăn bẩn thỉu. Có quá nhiều kẻ đểu cáng, lưu manh được trọng dụng, lên ngôi. Người có lương tri và lo lắng cho sự bình yên của xã hội thì đếm trên đầu ngón tay bị đe dọa, khủng bố, bức hại. Còn lại đa số an phận thủ thường mặc kệ xung quanh trừ khi tai họa ập đến với mình. Cái đích đến cuối cùng của công việc khai trí là mở ra cho công chúng thấy nếu biết đoàn kết thì số đông sẽ dành chiến thắng (Youtube đàn trâu và sư tử). 

Từ việc giúp chỉ ra các bất công xã hội và nguyên nhân, các cách hành động nhỏ nhất như lên tiếng bênh vực, ủng hộ, bảo vệ việc tốt, người tốt cho tới các cách hành động tích cực, có ý nghĩa thiết thực hơn như thể hiện tinh thần tương trợ, đoàn kết cùng nhau tranh đấu, xuống đường yêu sách CP, QH thực thi, bảo vệ luật pháp, dân sinh, dân quyền, chủ quyền quốc gia. 

Hình ảnh và lời chú cần thiết kế độc đáo, hài hước một cách ý nhị, sâu sắc nhưng dễ hiểu. Và quan trọng không kém là chọn chỗ tốt để tải bài. Từ blog cá nhân nổi tiếng tới các trang mạng công chúng ưa thích. Các chiến sĩ thông tin của Danlambao sẽ góp tay vào nhấn nút send hay share. Các mẩu chuyện tranh cần được thiết kế riêng rẽ để dễ tải lên mạng riêng biệt từng cái. Khi công trình hoàn tất, các mẩu chuyện tranh rời được xâu chuỗi liền mạch nhau trở thành tập sách khai trí dưới dạng tập truyện tranh nhỏ chuyền tay. 

Tranh nhiều, lời ít biến những bài viết có tính lập luận khô khan không phải lúc nào cũng dễ hiểu, nhất là những bài viết có gói ghém những chủ đề rộng lớn, phức tạp còn giúp người xem tiết kiệm thời gian cũng như thay đổi thói quen né tránh các đề tài thời sự, chính trị vốn bị coi nặng giáo điều, thiếu sinh động, hấp dẫn. 

Danlambao có thể huy động, qui tụ những ai có năng khiếu vẽ, viết và óc khôi hài. 

Danlambao cũng từng sử dụng hình ảnh để châm biếm khá tốt. Vấn đề là làm sao lập hẳn chuyên ban, chuyên mục vẽ tranh châm biếm có lời để khai hóa dân trí từ a tới z, từ dễ tới khó dưới một đề mục đánh vào tâm lý thích hài hước, trêu ghẹo của quần chúng, đại chúng. 

Ngày nào tôi cũng dành thời gian vào DLB. Mặc dù là ủng hộ viên nhiệt thành của DLB nhưng thành thật mà nói với lượng bài đăng tải khá ồ ạt là kế sách duy nhất hiện nay, DLB hay báo mạng nói chung khó gây ra đột phá hay hiệu ứng đáng kể về số lượng truy cập và hành động. 

Kết thúc bài là lời chào thân ái của tôi đến tất cả bạn đọc thích hay không thích tôi và ý nghĩ mới vừa chợt lóe trong trí. Sách hay game? Mời các bạn cho ý kiến.

Viết ngày 12/07/2012 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo