Ôi! Ôi! Ôi!!!!!!! (má ơi!) - Dân Làm Báo

Ôi! Ôi! Ôi!!!!!!! (má ơi!)

Xây bảo tàng 'nghìn tỷ' để khẳng định chủ quyền nước Việt 

KTS. Lê Thanh Tùng (VnExpress) - Lịch sử nước ta có những di sản, di vật mang những giá trị Việt rực rỡ, oanh liệt, hào hùng...Các bằng chứng lịch sử quý giá ấy đang được vận dụng để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia. Vì vậy việc xây dựng một Bảo tàng lịch sử Quốc gia trong lúc này là cực kỳ cần thiết.


Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới dự án "siêu bảo tàng" 11.000 tỷ. Đa phần là phản đối, tuy nhiên những người đó họ chỉ thấy được cái lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài mà bảo tàng này mang lại. 

Kính thưa Quý vị độc giả. 

Chuyện rằng: du khách Việt Nam khi đi ra nước ngoài thường chăm chăm ghé thăm các cửa hàng mua đồ hạ giá, các trung tâm mua sắm nói chung và rất ít người ghé thăm các bảo tàng. 

Tại sao vậy? Có lẽ đã có câu trả lời khi những ngày qua, trên các trang mạng nói về việc xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia thì số ý kiến phản đối hoàn toàn áp đảo ý kiến ủng hộ. 

Tại sao lại không nên xây Bảo tàng lịch sử Quốc gia? Là vì các bạn sẽ không bao giờ ghé thăm nó thì ủng hộ việc xây làm gì! Thưa các bạn, lịch sử nước ta có những di sản, di vật mang những giá trị Việt rực rỡ, oanh liệt, hào hùng...Các bằng chứng lịch sử quý giá ấy đang được vận dụng để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Quốc gia. 

Việc xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia là việc làm 
vô cùng cần thiết để lưu giữ những bằng chứng của lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tôi lấy một ý nhỏ để các bạn thấy sự cần thiết phải lưu giữ các di vật lịch sử Quốc gia ấy. Các bạn chỉ lo tốn tiền. Có bạn lại cho rằng để tiền đó đi làm từ thiện, có bạn nghĩ nên xây trường học, bệnh viện, mua này mua nọ cho dân... 

Vâng, các việc đó đều cần. Nhưng giống như trong một ngôi nhà của gia đình bạn, có phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho... nhưng lẽ nào không cần có bàn thờ? Không cần có gia phả? Không cần có kỷ vật của cha ông? 

Có người lại cho rằng làm thế nào để Bảo tàng lịch sử Quốc gia có lợi nhuận, việc này cần nhìn nhận lại một chút. Tôi đặt vấn đề: không phải mọi công trình, mọi khoản mục đầu tư đều phải sinh lãi thành tiền. Giá trị của đời sống xã hội bao hàm rất nhiều lĩnh vực, trên rất nhiều tiêu chí khác nhau.

Không thể dùng mặt nước Hồ Gươm để nuôi tôm công nghiệp hay cải tạo Công viên Tao Đàn thành vườn rau mặc dù tôm Hồ Gươm sẽ rất đắt, rau Tao Đàn sẽ cháy hàng! Bảo tàng lịch sử Quốc gia không việc gì phải sinh lãi, giá trị của nó mang lại cho đất nước, cho nhân dân là tri thức, là truyền thống nghìn năm, là ý thức về dòng máu Việt tộc chưa từng khuất phục mọi kẻ thù tàn độc. 

Đầu tư xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia là đầu tư cho nhân dân, dân tộc hôm nay và mai sau. Lưu giữ những giá trị của dân tộc mình là để cất lên tiếng nói với bốn biển năm châu rằng: Việt Nam là một dân tộc lớn mạnh, là một trong 34 nền văn minh của nhân loại, với mấy ngàn năm lịch sử và dân số đông thứ 13 trên Trái đất này. 

Ai đó sẽ tự ti cho rằng nước ta còn nghèo, còn chậm tiến…Vâng, vì còn nghèo, còn chậm tiến nên phải ráng mà làm cho được vài việc đáng để lân bang nể vì và cũng để ghi dấu ấn cho hậu thế bằng một công trình đầy đặn. 

Về mặt kỹ thuật, việc xây Bảo tàng lịch sử Quốc gia lúc này là đúng thời điểm, vì xây dựng xong, trưng bày xong cho thật đủ nội dung bài bản cũng phải mất bảy, tám năm, có nghĩa là khoảng năm 2020 mới bắt đầu phát huy tác dụng của nó. 

Nói như vậy để thấy độ phức tạp và yêu cầu cao về chất lượng của loại công trình này. Nhân dân ta, dân tộc ta cần một bảo tàng như vậy. Mong quý vị bình tĩnh chờ ngày khởi công công trình quan trọng này. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo