Tháng Giêng - Tiếc thương Ngụy Văn Thà - Dân Làm Báo

Tháng Giêng - Tiếc thương Ngụy Văn Thà

Biển xanh sóng vỗ lòng sôi sục 
Một nỗi căm hờn đảo quấn tang 
Hoàng Sa giờ đắm trong tay giặc 
Ta, kẻ thất phu há lụy hàng.

Hộ tống hạm HQ 10 một mình giữa vòng vây 
Bầu trời nghiêng mình soi bóng người anh hùng cô độc 
Gương tiền nhân hiện về phút chốc 
Giọt nước mắt chìm trong màu máu ngoài xa 

Kẻng Hà Nội rền vang chiến thắng 
Thằng đồng chí Tàu giúp Việt cộng giải phóng Hoàng Sa 
Đọc lịch sử lần đầu dân Nam bỡ ngỡ 
Người Việt vui mừng nhìn quân xâm lược bành trướng 
quê hương mình 

Một cái đảng đại ngu, đại gian, đại dốt 
Một tên trùm đồ tể đại ác, đại dâm 
Ba mươi chín năm ròng ta nhìn thẳng đứa nằm 
giữa lòng Ba Đình mà hận 
Ôi một lũ Nam man. 

Thế gian xảo ngữ mềm môi 
Đảng coi thiên hạ như loài ếch ngu 
Bỗng dưng gặp trận mưa bù 
Đảng quỳ xuống khóc thiên thu bất ngờ 
Nhớ ngày Cộng sản làm thơ 
Những viên đạn quỷ chực chờ thấu tim 
Qua giờ vứt bỏ búa liềm 
Mà trong hang đó còn êm xác Hồ 
Con tim có lúc dại khờ 
Nương theo của lót vào mồ bất lương 
Đảng dùng chữ nghĩa phi thường 
Tôn Hồ thất đức lên giường cáo chung 
Đường biên giới thụt lui cùng 
Hai quần đảo quý biên cương mất rồi 
Hoàng Sa rớt giữa biển khơi 
Con tàu hộ tống trầm nơi đáy buồn 
Khóc người cùng khóc quê hương 
Tháng Giêng là tháng đoạn trường nhớ nhau. 



*

Ngày 19-01-1974, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình VNCH đồng loạt tường thuật về trận hải chiến lịch sử tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận thử lửa đầy gian nguy này nhằm chống lại đế quốc Trung Cộng xâm lăng phần lãnh thổ thân yêu của Việt Nam, nhưng chỉ có các chiến sĩ Hải Quân VNCH hào hùng bất khuất lâm trận. Ngày 17-01-1974, 15 chiến sĩ Hải Quân VNCH thuộc Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16) cùng các toán Người Nhái và Biệt Hải đã đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa vì được tin một số quân Trung Cộng lén đóng trên đó. Các chiến sĩ Hải Quân VNCH cắm hết cờ trên đảo và chờ lệnh. Lúc đó, phản lực cơ của TC gầm thét trên trời cao, và tàu của TC xuất hiện ở ngoài biển khơi. 

Ngày 19-01-1974, trận thư hùng hải chiến bắt đầu. Khoảng 10 giờ sáng, các chiến hạm của TC bắt đầu vây các chiếm hạm của Hải Quân VNCH. Cùng lúc đó, tàu TC đổ hàng chục Ðại Ðội lên đảo và giao tranh với quân trú đóng phòng thủ của ta. Ðến khoảng 10 giờ 25 phút, tàu Hải Quân ta được lệnh nã hải pháo vào tàu của TC. Chỉ trong vòng 5 phút đầu, Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10) đã bắn trúng hầm máy của chiến hạm Trung Cộng mang số 396 nên tàu bừng bừng bốc cháy. Tiếp theo đó, hàng loạt đạn hải pháo khác của HQ.16, HQ.4 và HQ.5 đã bắn trúng tàu địch mang số 271, đài radar bị gãy, mất tay lái, quay vòng vòng rồi lủi vào bãi san hô để tự hủy. Các thủy thủ của tàu này phải nhảy xuống biển để đào thoát. Thêm một chiến hạm thứ hai mang số 274 bị trúng đạn phát hỏa dữ dội. Rồi chiến hạm thứ tư (số 389) của địch cũng bị chung số phận. 

Bị thất bại nặng nề trong màn đầu hải chiến nên quân Trung Cộng lồng lộn lên, lập tức tăng cường thêm nhiều chiến hạm khác để gỡ gạc. Hai chiến hạm địch mang số 281 và 282 dồn hết hỏa lực vào HQ.10 để trả thù. Chẳng may, HQ.10 bị trúng đạn nơi phòng máy chánh nên tàu bị nghiêng sang hữu hạm. Hạm phó (HQ Ðại Úy Nguyễn Thành Trí) bị thương nặng, một số chiến sĩ đã hy sinh. Nhưng Hạm Trưởng (HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà) và thủy thủ đoàn còn lại không hề nao núng. Các chiến sĩ Hải quân vừa tự cứu thương, cứu hỏa, vừa dồn hỏa lực chống trả 2 chiến hạm địch (281, 282). Đang lúc không may, một trái phá của địch bắn trúng đài chỉ huy HQ.10. Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và HSI CK Ðinh Hoàng Mai bị thương nặng, chiến hạm bị liệt máy và nghiêng tới mức nguy hiểm nên Hạm Trưởng Thà ra lệnh cho nhân viên đào thoát trên 4 chiếc bè cứu cấp. Hạm Phó Trí xin ở lại nhưng không được Hạm Trưởng Thà chấp thuận vì Hạm Phó phải đi với nhân viên. Chỉ có HSI Mai được ở lại vì HSI Mai tha thiết muốn được noi gương Hạm Trưởng chết theo chiến hạm Nhựt Tảo. Vì Hạm Phó Trí bị thương khá nặng nên ông đã kiệt sức trên bè, đành phải thủy táng. Hai mươi hai thủy thủ còn lại đã được thương thuyền Hòa Lan Skopionella cứu vớt 4 ngày sau đó. Trận hải chiến kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Ngoài một chiến hạm địch đã chìm sâu trong lòng biển lạnh, còn ba chiếc khác đang ngùn ngụt bốc cháy phải ủi bãi và bị phá hủy sau đó. (Trích trong Hải chiến Hoàng Sa 1974) 

Hành động can trường của Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy văn Thà còn sống mãi trong lòng chúng ta. Tấm gương Hy sinh dũng liệt của Hải quân Thiếu tá Ngụy văn Thà quả xứng đáng là anh hùng của dân tộc Việt, hậu duệ của những vĩ nhân anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. “Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà bị thương, quyết ở lại trên tàu. Ba đoàn viên tên Lê Văn Tây, Ðinh Hoàng Mai và Phạm Anh Dũng đã hy sinh ở lại bắn chặn tàu Trung Cộng để đồng đội an toàn rời khỏi chiến hạm. HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và ba đoàn viên đã can đảm trong truyền thống "chết theo tàu" và để lại bao nhớ tiếc đau thương cho những người ở lại. Cố Trung-Tá. Thà được tưởng thưởng 13 huy chương các loại, trong dó có Hải quân huân chương và Bảo quốc Huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương-liễu (truy-tặng)”. Hành động can trường chiến đấu, dũng cảm chết theo tàu của anh hùng Ngụy văn Thà không những đi vào lịch sử Việt Nam mà còn ghi vào quân sử thế giới nữa.

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Cộng tấn công chiếm cứ 6 đảo ở Trường Sa đánh chìm 2 tàu, 1 chiếc bị hư hại nặng, 64 chiến sĩ HQCSVN hy sinh... trong đó có 3 thuyền trưởng và 1 lữ đoàn phó lữ đoàn 64 nhưng CSVN đã không dám công bố: 

*Trần Đức Thông, lữ đoàn phó Lữ đoàn 146
*Lê Lệnh Sơn, thuyền trưởng HQ-605
*Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng HQ-604
*Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng HQ-505 
*Nha Trang HQ-505 (ex-USN USS Jerome County (LST-848) landing ship)
*Keo Ngua HQ-604 (ex-USN USS PGM-68) motor gun boat
*Kim Qui HQ-605 (ex-USN USS PGM-59) motor gun boat 
*HQ-505 hư hỏng nặng
*HQ-604 chìm 
*HQ-605 chìm
*64 chết (kể cả mất tích)
*40 bị bắt (sau đó 9 được tha về)
*11 bị thương



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo