5 điều cần biết về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama - Dân Làm Báo

5 điều cần biết về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama

James Hookway (Wall Street Journal) - CTV Danlambao lược dịch - Tổng thống Obama là vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 3 viếng thăm Việt Nam. Chuyến công du này nhằm gặp các quan chức Việt Nam để bàn thảo về một số khởi động cho quan hệ ngoại giao và an ninh. Hai chính phủ dự kiến ​​sẽ công bố một loạt các thỏa thuận mới. Sau đây là năm điều cần biết về chuyến đi của ông Obama tới quốc gia vùng châu Á này.

1. Liệu Hoa Kỳ có gỡ bỏ cấm vận vũ khí?

Các câu hỏi về lệnh cấm vận bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Việt Nam đã chi phối toàn bộ kế hoạch của chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang háo hức để xem các lệnh cấm vận kéo dài nhiều thập niên được bãi bỏ. Họ xem đây là một động thái cuối cùng nhằm đưa quan hệ giữa hai nước cựu thù được bình đẳng hơn và được xây dựng dựa trên những tiến triển ngoại giao khác như thỏa thuận Thương mại Song phương năm 2001 và sự tham gia của Việt Nam trong quan hệ Đối tác Thái Bình Dương - TPP do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ đã liên tục nối việc bãi bỏ cấm vận với tình trạng nhân quyền của Việt Nam. Những nhà bất đồng chính kiến ​​tại Việt Nam vẫn thường bị tù vì quan điểm chính trị của họ. Nhiều giới chức Hoa Kỳ đã đến Việt Nam trong những tuần gần đây để đánh giá tình hình.

2. Chúng ta sẽ được nghe rất nhiều về TPP

Chính quyền Obama đã đặt Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) làm tâm điểm của chính sách châu Á-Thái Bình Dương, nhằm kết nối mười mấy quốc gia với nhau trong một khối thương mại, để từ đó đặt Á Châu làm trọng tâm cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việt Nam và Nhật Bản đều đã ký vào thỏa thuận, nhưng phải đối mặt với sự phản đối đáng kể tại Hoa Kỳ, nơi mà 2 ứng viên tổng thống hàng đầu là Donald Trump và Hillary Clinton đã ra mặt chống lại TPP.

3. Obama sẽ gặp những ai tại Việt Nam và ai là người có tầm quan trọng nhất?

Obama dự kiến ​​sẽ gặp các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam bao gồm Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Khác với Trung Quốc, khi mà Chủ tịch Tập Cận Bình thâu tóm toàn bộ quyền lực trong vị trí lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo đảng, tại Việt Nam những chức vụ chính thức không không nhất thiết mang nhiều ý nghĩa. Tầm quan trọng là sự cân bằng quyền lực trong Bộ Chính trị. Và với sự định đoán này, kẻ nắm quyền lực là Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người mà cho đến nay là lãnh đạo quan trọng nhất Việt Nam mà ông Obama sẽ gặp. Đáng chú ý, ông Trọng cũng đã trở thành lãnh đạo đảng CSVN đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ khi ông gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc vào năm ngoái.

4. Một phần của chuyến đi Việt Nam của Tổng thống Obama là vấn đề Trung Quốc

Nhiều nhà phân tích chính trị sẽ để một mắt nhìn về phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến đi Việt Nam của TT Obama. Việt Nam và Trung Quốc là một trong những quốc gia kiểm soát những vùng của Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của họ, và Bắc Kinh đã tạo sự căng thẳng trong khu vực bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo, xây dựng các cơ sở quân sự trên một số đảo và rạn san hô do Trung quốc kiểm soát. Trong khi đó, Việt Nam đã mở Vịnh Cam Ranh để hải quân nhiều nước ghé thăm như là một nỗ lực để giữ sự hiện diện mạnh mẽ của quốc tế. Qua vùng vịnh nước sâu này đã có khoảng 5 ngàn tỷ đô la hàng hóa được vận chuyển mỗi năm. Cho đến nay, bên cạnh tàu bè của nhiều quốc gia khác, các tàu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Pháp đã ghé cảng Cam Ranh. Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ cũng đã đi vào những vùng gần đảo do Trung Quốc kiểm soát để chứng minh quyền tự do giao thông hàng hải trong vùng biển Đông. Chính quyền Obama đã kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các quan chức ở Bắc Kinh có thể sẽ lắng nghe kỹ những gì ông Obama nói.

5. Mong đợi một phản ứng náo nhiệt hơn dành cho Obama tại thành phố Sài Gòn

Biểu lộ chính thức sự chào đón ông Obama tương đối im lìm ở Hà Nội. Đất nước này đã tập trung vào các cuộc bầu cử quốc hội bù nhìn của mình, được tổ chức vào ngày Chủ Nhật. Nhiều áp phích và biểu ngữ của nhà cầm quyền treo ở các đường phố của Hà Nội nhắm đến những điều mà các nhà lãnh đạo của Việt Nam mô tả như một cuộc thao dượt mạnh mẽ về dân chủ, mặc dù nhiều ứng cử viên độc lập không nằm trong đảng cộng sản đã bị cấm không cho tham gia bầu cử. Với các cuộc bầu cử được hoàn tất, khung cảnh (tiếp đón Obama) tại Hồ Chí Minh, Sài Gòn ngày xưa có thể sẽ rất khác.


Nguồn:


Lược dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo