“Cấm không được xúc phạm Lãnh tụ” - Dân Làm Báo

“Cấm không được xúc phạm Lãnh tụ”

Nhàn SF (Danlambao) - Chuyện hạ bệ làm mất uy tín Hồ Chí Minh chẳng phải do âm mưu của thế lực thù địch nào mà chính là do những bài vở tuyên truyền dối trá của Đảng từ xưa đển nay và ngay cả chính ông Hồ cũng tự lột mặt nạ mình. Ngày nay nói lên sự thật chẳng lẽ cũng bị ghép vào tội “bôi nhọ thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh”?

*

Chương trình sách 30 năm thực hiện di chúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh được phổ biến rộng rãi tại các trường học miền Bắc, đã mô tả chi tiết về chuyện viết tiểu sử và đúc tượng cho Hồ Chí Minh, nguyên văn như sau:


Với mẫu người như thế "bác Hồ" đã trở thành thần tượng không những của giới trẻ mà ngay các vị bô lão trong làng cũng say mê không kém. Theo báo Nhân Dân, tại Trà Bồng, một huyện miền núi nằm ở Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi, ngày 9-9-1969 một Nghị Quyết “cho phép đồng bào cả huyện đều được mang họ Hồ”. Thế hệ thứ hai, từ chủ tịch UBND Hồ Văn Thế đến Bí Thư Huyện Đoàn – Hồ Văn Dũng, Bí thư xã Trà Thủy- Hồ Văn Nghĩa, trưởng thôn 3- Hồ Văn Trung... đều tự hào mang họ của “Người”. (Cả huyện mang họ Bác Hồ- Đàn Chim Việt).

Gần đây Đảng cho rằng thế lực thù địch đã xử dụng nhiều thủ đoạn được gọi là “hạ bệ thần tượng” bằng cách bôi nhọ thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Và rồi Nghị định 72/2016/NĐ-CP của nhà nước vừa ban hành “cấm xúc phạm lãnh tụ”, có hiệu lực từ ngày 15-8-2016. 

Sự thật thế nào?

Báo chí sách vở Đảng ca tụng Hồ Chí Minh là người khiêm tốn, không cho ai vẽ tranh, nặn tượng viết tiểu sử của mình. Nhưng bài dịch của tác giả Nguyễn Đình Đăng, giới thiệu hoạ sĩ người Nga Alexei Kuznetsov trong đó lại cho thấy một tấm ảnh chụp năm 1960, tại vườn dinh Chủ Tịch, "bác Hồ" đang ngồi làm người mẫu cho các hoạ sĩ và điêu khắc gia nặn tượng và vẽ hình cho mình?


Như thế, câu chuyện "Hồ Chí Minh không cho đúc tượng" là không có thật?

Chưa hết, cuốn sách “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch”, tác giả Trần Dân Tiên (TDT) đã mở đầu như sau:


Ngày 2-9-1945 thấy "bác Hồ" lần đầu tiên tại quảng trường Ba Đình, ngày hôm sau viết thư xin phép được gặp mặt Chủ Tịch để phỏng vấn thì ngay chiều hôm đó, tức 3-9-1945, TDT nhận thư trả lời của "bác Hồ" cho cái hẹn ngày mai 4-9 lúa 7g30. Thời điểm 1945 bưu điện nào mà nhanh như thế, thư đi và thư về chỉ mất có một ngày?

Lần gặp hôm đó bị "Bác" từ chối không cho viết tiểu sử, TDT đành phải đi đến kết luận:

Chuyện đầu tiên TDT viết về "bác Hồ" là đức tính khiêm tốn:

Sau này sự thật mới được bật mí: Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh. Đó là lý do tại sao cố giáo sư, nhà báo Nguyễn Minh Cần, nguyên là đảng viên đảng CS ly khai, lại cứ dặn dò mãi chúng ta, ai có cuốn sách Trần Dân Tiên viết về Bác Hồ thì phải giữ kỹ đừng bỏ đi, bởi nó là nhân chứng hùng hồn nhất đánh giá về con người của Hồ Chí Minh!

Vâng, Trần Dân Tiên, người viết cuốn sách “Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” chính là Hồ Chí Minh. Thử hỏi tự viết sách tâng bốc mình, tự phong cho mình là “cha già dân tộc”... thì đây có phải là đức tính của một người khiêm tốn?

Chuyện hạ bệ làm mất uy tín Hồ Chí Minh chẳng phải do âm mưu của thế lực thù địch nào mà chính là do những bài vở tuyên truyền dối trá của Đảng từ xưa đển nay và ngay cả chính ông Hồ cũng tự lột mặt nạ mình. Ngày nay nói lên sự thật chẳng lẽ cũng bị ghép vào tội “bôi nhọ thân thế sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh”??? 

Tổng Thống Mỹ Abraham Lincoln đã từng nói “Bạn có thể lừa dối một vài người mãi mãi, bạn có thể lừa dối mọi người trong một thời gian nào đó, nhưng bạn không thể nào lừa dối mọi người mãi mãi” (“You can fool some of the people all of the time, and all of the people some of the time, but you can not fool all of the people all of the time.”)

Central Valley tháng 8 năm 2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo