Cách Mạng Hoa Quỳnh - Dân Làm Báo

Cách Mạng Hoa Quỳnh

Bạn ơi có biết chăng
Nói ra thật đau lòng
Đóa hoa Quỳnh vẫn nở
Trong ngục tù tối tăm.

Thế giới đã lên tiếng
Lên án đám bạo quyền
Đã bỏ tù Mẹ Nấm
Là vi phạm nhân quyền.

Ta nhớ những hôm nào
Đóa Quỳnh vươn rất cao
Tỏa hương ra thế giới
Mùi hương thơm ngạt ngào. (1)

Trong um tùm lau sậy
Đóa Quỳnh hoa vùng dậy
"Nếu bạn giữ im lặng
Ai nói giùm bạn đây?" (2)

Trong đau khổ tận cùng
Trong nhọc nhằn tấm thân
Theo gương nhà liệt sĩ
Không thành công, thành nhân.

Rồi bạo lực ra tay
Rồi mười năm tù đày
Đóa Quỳnh hoa rồi sẽ
Phá tan xiềng xích này.

Lịch sử vẫn còn đây
Cuộc cách mạng Hoa Nhài (3)
Lan tràn trên thế giới
Lời kêu gọi chưa phai.

Bên Hồng Kông đã có
Cuộc cách mạng ô dù (4)
Biểu tình và ủng hộ
Đòi thực thi dân chủ

Dân Việt hãy vùng lên
Cuộc "Cách mạng hoa Quỳnh"
Giải thể đảng cộng sản
Dẹp tan lũ bạo quyền.

10.07.2017



_______________________________

Chú thích:

(1) Giải thưởng:

- 2010: Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

- 2015: Giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders. Bà là người thứ ba, đồng thời là người châu Á đầu tiên được nhận giải này.

- 2017: Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vào ngày 29 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện là Melania Trump đã tôn vinh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải thưởng dành cho Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự dũng cảm của cô trong việc đưa ra các vấn đề xã hội dân sự, truyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa, kêu gọi sự minh bạch hơn trong chính phủ và việc tiếp cận các quyền cơ bản của con người, đồng thời là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.

(1) Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm): Who will speak if you don't? (Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói?)

(2) Cách Mạng Hoa Nhài (Jasmine Revolution) khởi đầu từ Tunisia, dân chúng xuống đường biểu tình phản đối và sau cùng đã lật đổ chính quyền của tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm cầm quyền. Cuộc cách mạng này đã lan rộng qua Ai Cập và Trung Hoa Lục Địa.

(3) Biểu tình tại Hồng Kông năm 2014, còn được gọi là “Cách mạng ô dù” hay “Phong trào ô dù”, bao gồm những cuộc biểu tình, phản biểu tình và những hành động như trưng cầu dân ý trên mạng đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, cụ thể là được quyền đề cử Đặc khu trưởng mà không phải thông qua quyết định của ủy ban bầu cử.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo