Kinh tế nhiều thành phần trong “tư tưởng Hồ Chí Minh” thực chất là bịp bợm - Dân Làm Báo

Kinh tế nhiều thành phần trong “tư tưởng Hồ Chí Minh” thực chất là bịp bợm

Le Nguyen (Danlambao) - Chính sách thuế khóa bao gồm cách thu thuế, sử dụng tiền thuế, quản lý tiền thuế của các nước theo chính thể dân chủ trên căn bản giống nhau. Nó giống ở chỗ công khai, minh bạch chi thu ngân sách, có cơ quan chuyên trách kiểm soát và nhân dân có nhiều cơ chế tiếp cận giám sát. Tuy nền tảng luật pháp của các xứ dân chủ văn minh tương đối giống nhau nhưng mức thuế cao thấp, phân chia ngân sách thu từ thuế cho giao thông, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng... của các quốc gia dân chủ, tùy thuộc nhu cầu và thứ tự ưu tiên mà có ít nhiều khác biệt, không nước nào giống nước nào hoàn toàn.

Đặc biệt là cán bộ thuế vụ trong các nưóc dân chủ văn minh, điều kiện bắt buộc là phải có chuyên môn được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng chứ không phải hồng hơn chuyên, không phải học tập làm theo tư tưởng, đạo đức của ai cả. Cán bộ thuế thi hành công vụ chỉ căn cứ, tuân thủ luật pháp quốc gia quy định chứ không làm theo chỉ đạo rừng rú của thủ trưởng, của lãnh đạo như trong cái gọi là “nhà nước dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”! 

Cụ thể như chuyện cán bộ thuế của nhà nước csVN đang trong quá trình điều tra một cá nhân hay công ty kinh doanh có dấu hiệu trốn thuế mà thủ trưởng cơ quan thuế hay quan chức lãnh đạo, là ông trời con của địa phương có nghi phạm nằm trong tầm ngắm của sở thuế, ra lệnh miệng hay gọi điện đến bảo dừng điều tra là cán bộ thuế vụ phải làm theo. Nếu bất luận lệnh thì sẽ có khả năng cán bộ thuế vụ trở thành “nghi phạm” bị điều tra, với một tội vớ vẩn vô bằng, vô chứng như tham nhũng, hối lộ chẳng hạn. Đó là một trong nhiều sự thật đã đang xảy ra trong một nước có cán bộ, quan chức đảng viên ai ai cũng bị cưỡng bức học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Vài tuần qua, người viết đã trích dẫn các câu nói điển hình của Hồ Chí Minh được các văn nô, bồi bút bưng bô bằng mồm bẻ cong ngòi bút, làm văn bình giảng, nâng cấp những câu nói tầm thường, xếp thành hàng nằm cạnh nhau, tung hê gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh." Bên cạnh đó, tôi cũng đã trích dẫn, chuyển tải thông tin, cung cấp kiến thức căn bản về cách thu thuế, sử dụng và quản trị tiền thuế ở các xứ dân chủ văn minh của các còm sĩ, các Facebookers, làm thành cơ sở để mọi người tham khảo, so sánh với các câu nói về tài chánh, thuế vụ trong hệ thống lý luận của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. 

Thiết nghĩ trích dẫn các câu nói, các bài luận bình giảng của Hồ Chí Minh, rồi nói tư tưởng Hồ Chí Minh không có gì... và không đi vào phân tích cụ thể những gì thuộc về Hồ Chí Minh nói ra. Thực chất không nằm trong phạm trù tư tưởng, nó chỉ có giá trị ngồi lê đôi mách của các bà hàng cá, rất có khả năng bị các cháu ngoan cuồng Hồ, mù đảng không có khả năng đọc, hiểu và bảo là chúng ta nói xấu bác Hồ của các cháu. 

Do đó, để nói có sách mách có chứng và chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh không có gì... Chúng ta cần đi sâu vào phân tích trên cơ sở khoa học để các ông bà lý luận gia, lý thuyết gia của làng Ba Đình không thể phản biện và phải tâm phục khẩu phục là mục tiêu cần thực hiện. 

Nội dung bài viết này chúng ta sẽ phân tích, phản bác cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nhiều thành phần và kinh tế nhiều thành phần trong tư tưởng Hồ Chí Minh do các “lý thuyết gia”, “lý luận gia” tốt nghiệp lý luận chính trị cấp cao “làm luận bình giảng” biên soạn đọc được như sau: 

“- Thứ nhất, với kinh tế quốc doanh - hình thức sở hữu của toàn dân, lãnh đạo nền kinh tế quốc dân, cần phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho CNXH và thúc đẩy việc cải tạo XHCN; Nhà nước phải tạo điều kiện cho nó phát triển. 

- Hai là, với kinh tế hợp tác xã - là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động; Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển. Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc. Cần phát triển từng bước vững chắc tổ đổi công và hợp tác xã. 

- Ba là, với kinh tế cá thể của những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tác tự nguyện. 

- Bốn là, với kinh tế của những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của nhà nước. 

- Năm là, với kinh tế tư bản nhà nước, Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ các nhà tư bản đi theo CNXH bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức khác. Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.” 

Sự thật thì năm thành phần kinh tế nêu trên được các “lý thuyết gia” Ba Đình bỏ vào mồm Hồ Chí Minh, có xáo trộn thứ tự và tên gọi. Đích thực đó là 5 thành phần kinh tế trong tư tưởng NEP (New Economy Policy) của Lenin làm ra để cứu nguy nền kinh tế Liên Xô trong thời kỳ hấp hối nằm bên bờ vực phá sản do thực hiện nền kinh tế chỉ huy. Cái mà csVN gọi là lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, là nét đặc thù của nền kinh tế XHCN. 

Chính sách kinh tế mới (NEP) cũng chẳng làm nên trò trống gì, vài năm sau thì NEP chết theo cái chết “lậu mủ, tiêm la” do chung chạ với gái làng chơi của lãnh tụ Lenin. 

Lối kinh tế đặc thù xã hội chủ nghĩa này cũng đã được đảng csVN đem vào thực hiện, sau khi chiếm trọn miền nam đã phá sản, xuống hố không phanh. Thế cho nên đảng csVN phải quay trở lại kinh tế tự do của VNCH, cùng với việc giao thương làm ăn buôn bán với thế giới tự do có nền kinh thế thị trường để cứu đói cho dân và cứu sống chế độ. 

Sau khi hết chết, có đồng ra đồng vào thì các bồi bút, các phù thủy chữ nghĩa của hội đồng lý luận trung ương giở trò ảo thuật gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Song song đó chúng nhét “kinh tế nhiều thành phần” trong tư tưởng NEP của Lenin vào mồm Hồ Chí Minh và gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. 

Các văn nô, bồi bút còn đem các câu nói dưới tầm trí tuệ lu loa, vẽ vời nâng bi Hồ khá lộ liễu: 

“Có thể khái quát chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Công tư đều lợi - Chủ thợ đều lợi - Công nông giúp nhau - Lưu thông trong ngoài. Và bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế của nước ta... 

...Hồ Chí Minh nêu quan điểm "công tư đều lợi", "chủ thợ đều lợi" trong thời kỳ quá độ và khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, Người vẫn đồng thời khẳng định, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể là lực lượng cần thiết cho xây dựng kinh tế nước nhà... 

...Chỉ bằng những câu ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy những nguyên tắc, mục tiêu cần hướng tới của nền kinh tế nhiều thành phần.” 

Thật không hiểu não của các “lý thuyết gia”, “lý luận gia” trong cái hội đồng lý luận trung ương nằm ở đâu mà trơ trẻn vô liêm sỉ đến độ dám mở mồm nói “Công tư đều lợi - Chủ thợ đều lợi - Công nông giúp nhau - Lưu thông trong ngoài...” 

Bên cạnh đó, các “bồi gia” lề đảng còn cả gan “ê a bình giảng” các câu nói của Hồ thành ra kinh tế thị trường trong “tư tưởng Hồ Chí Minh” như câu nói dưới đây: 

“Trong thực trạng cùng một lúc có nhiều thành phần kinh tế khác nhau để đi tới CNXH, trước hết phải được giải quyết bằng chính các quy luật kinh tế kết hợp với các quy luật khác của cách mạng XHCN... Làm cách mạng XHCN thì phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới... 

...Trong cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới XHCN phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp… Tức là chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Nhưng ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế nhiều thành phần thấp kém, thì đó là một cuộc biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất.” 

Qua trích dẫn vài ba câu nói, vài đoạn văn của các“lý luận gia” làng Ba Đình nhét vào mồm Hồ Chí Minh trưng ra trong bài viết này... Các bạn lề đảng có hiểu bác Hồ của mấy người nói gì không? Các câu trích dẫn này chỉ ra cho mọi người thấy ý tưởng tiền hậu bất nhất, câu trước chửi câu sau. Thậm chí là sao chép ý tưởng NEP của Lenin còn không nên thân thì Hồ có tư tưởng gì để gọi là kinh tế nhiều thành phần trong “tư tưởng Hồ Chí Minh”? Bịp bợm!...

14.09.2018


* Nhận xét của một người ngoại quốc về "Tư tưởng Hồ Chí Minh":


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo