Cần làm rõ hai chữ Giao Hưởng trên đất Thủ Thiêm - Dân Làm Báo

Cần làm rõ hai chữ Giao Hưởng trên đất Thủ Thiêm

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mấy hôm rày dư luận quần chúng nhân dân không riêng gì thành Hồ nhưng cả nước tỏ ra “bức xúc”- tức là dồn nén, bực tức, muốn “hốt tất liệt” - bọn “đầy tớ nhân dân” lộng hành đến mức đòi xây nhà hát giao hưởng trên đất chúng tiếm đoạt của các “ông chủ bà chủ đất nước” Thủ Thiêm.

Sỡ dĩ xảy ra tình trạng (“bức xúc”) trên đây là vì người Việt Nam, mặc dù đang bị sống dưới thời đại “Hồ Chí Minh quang vinh muôn năm chỉ biết còn đảng còn mình” từ 43 năm nay đối với dân Miền Nam, 73 năm với Miền Bắc, vẫn không phân biệt được văn hóa mới Xờ Hờ Cờ Nờ (xhcn) khác với văn hóa Việt Nam truyền thống.

Từ chỗ không hiểu được văn hóa mới Xờ Hờ Cờ Nờ, người Việt Nam thuần túy đã gặp phải nhiều “ách tắc” ngay cả trong tiếng mẹ đẻ khi bị nghe các nhà Cắt Mạng nói năng... con bò trắng răng, con tườu khẹc khẹc, con vẹt két két. Chẳng hạn như kiểu ghép chữ của “quan chức” Cắt Mạng dưới đây:

“Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:

Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:

Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai chữ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

– Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:

– Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!” (1) 

Bá tước Đờ Ba-le là dân Tây sang đây lấy vợ Việt. Biết phận thân cư thê, Bá tước họ Đờ “lo làm ăn”, không “lo nghĩ bậy”; nhờ vậy mới thấm nhuần văn hóa Xờ Hờ Cờ Nờ, trong đó có “khâu” ghép chữ “cụ tỉ, cô súc, điều kinh, giao hợp”, nên Bá tước hiểu đúng hai chữ “Giao hưởng” trong cái gọi là “ “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” mà nhà nác (nước) Thành Hồ quyết định xây lên tại Thủ Thiêm.

Nhà “Giao hưởng” mà nhà nác Thành Hồ đang lo “xoay” không dính dáng gì đến hai chữ “giao hưởng” trong tiếng Việt trong sáng cả. Giao hưởng ở đây là do viết ghép của giao hoanhưởng lạc. Mượn lời của đương kim Tổng Bí Thư Đảng sắp kiêm Chủ tịch Nước tức bác cả Lú thì, “rõ ràng là như thế, chứ còn gì nữa”.

Rõ ràng là chúng xây nhà Giao hưởng để giao hoan và hưởng lạc, chứ cái đám chuyên môn đi trấn lột của kẻ khác; chùa Phật không tha, nhà Dân chẳng ngại; lại ”chỉ biết còn đảng còn mình” chứ không cần biết những thứ khác thì làm sao có được tâm hồn... nhạc giao hưởng, Symphonic music, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là hòa hợp âm hưởng... để thấy được sự phong phú muôn màu muôn vẻ do cách kết hợp, pha trộn nhiều âm sắc của các loại nhạc cụ (2).


*

Cách đây 50 năm về trước, chỉ có một Trịnh Công Sơn hát trên những xác người dân Huế vô tội do những kẻ “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” dắt đi đập đầu chôn sống trong dịp Tết Mậu Thân. Nay thì cả một bầy “quan chức” cắt mạng đòi “giao hưởng” trên sự đau khổ oan ức, sống dở chết dở của hàng ngàn người dân Thủ Thiêm.

Cưỡng ép người dân Thủ Thiêm nhận tiền đền bù 18 triệu đồng/m2, để sau đó bán lại với giá 350 triệu đồng/m2 (3), nay các “đồng chí” Thành Hồ giao hoan và hưởng lạc. 

Có thể ví (bọn chúng) nên chăng: một bầy thú dữ vừa vồ được con mồi béo bở?




_______________________________

Ghi chú:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo