Có một cái chết không mồ! - Dân Làm Báo

Có một cái chết không mồ!

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Dư luận Việt Nam trong mấy ngày nay nói nhiều tới 2 cái chết liền nhau. Ngày 21/9, Chủ tịch nước, Đại tướng Trần Đại Quang chết. Ngày 1/10, Đỗ Mười, cụu Tổng Bí thư, cụu Thủ tướng, cựu nhiều thứ nữa... chết. Có dư luận cho rằng chết như vậy là một sự mất mát quá lớn cho Việt Nam. Lại cũng có dư luận bày tỏ sự vui mừng: chết con nào đỡ con nấy! ("Chết một con nhòn con muỗi"? - Nhớ chừng câu nói ở nhà quê, mấy bà già trầu hay nói khi có người ở ác, bị xã hội ghét, chết đi nhưng không biết rõ "nhòn" hay chữ gì mới đúng?). 

Nhưng "Nói mất mát lớn cho Việt Nam" mà không nói rõ cho Việt Nam nào? Có phải thiệt là mất mát cho người dân bình thường của xứ Việt Nam không? Chắc chắn là không.

Theo nề nếp Việt Nam, một người đã chết, dù người đó là thứ cùng hung cực ác, thứ không ngại đâm cha, chém chú, lắc vú chị dâu, cạo đầu bà thiếm đi nữa, khi chết rồi, thì người ta cũng hoan hỉ bỏ qua, quên đi, thắp cho cây nhang nếu có dịp. Vì chết vẫn là sự mất mát lớn nhất cho bản thân người chết, cho những người từ đó họ xuất hiện. Vì sự sống của loài sinh vật vẫn là quí báu hơn hết. Nói "mất mát" thì phải hiểu 2 trường hợp chết của Quang và Mười, có mất mát, là mất mát cho cái đảng cộng sản ở Việt Nam mà thôi. 

Vậy nếu nhắc tới 2 người vừa chết: Trần Đại Quang và Đỗ Mười, không có nghĩa là nhắc tới 2 người Việt Nam, của dân Việt Nam, được ai cũng thương, chết. 

Nay nhân đám ma rình rang của 2 nhân vật chốp bu cộng sản, nhắc qua vài nét về "sự nghiệp", "tài năng", "giá trị" và chức vụ của họ. 

Vài nét về 2 người "cộng sản vĩ đại" vừa ra đi 

Tiểu sử của Trần Đại Quang và Đỗ Mười được trình làng bởi đảng CSVN đều chói sáng, mỗi người một cách. Quang làm Đại tướng Công an, Chủ tịch nước, Giáo sư Tiến sĩ ngành Công an. Bằng cấp của Quang loại tại chức. Gọi Tiến sĩ nhưng không thấy Quang làm Tiến sĩ ở đâu, hồi nào, môn gì? 

Cái học của chế độ cộng sản ở Việt Nam có 3 hệ: tại chức, chuyên tu và chánh qui. Thường chánh qui chê tại chức và chuyên tu: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Nhưng tại chức và chuyên tu không chịu thua, phê bình lại: “chính quy như cứt”! 

Xưa nay, người đứng đầu ngành công an ở xứ cộng sản, không có ai có bàn tay sạch, tức không dính máu nhân dân. Thành tích của Quang, thật ra không sáng chói bằng Đỗ Mười. Quang đàn áp, sát hại đồng bào ở Cao nguyên vì họ chống đảng cộng sản cướp đất đai của họ bán cho xí nghiệp tư xây cất cơ sở kỷ nghệ. Số nạn nhân, có cả đàn bà, con nít, lên tới có hơn 3 ngàn người. Công an đàn áp các vụ biểu tình ở giáo xứ, bắt những người tranh đấu đòi dân chủ, nhân quyền trên cả nước, cũng chỉ số ngàn. Những người bị bắt, bị tra tấn cực hình, số chết vì “tự tử” trong tù, cũng chỉ mới số trăm. Nhờ Việt Nam có ký Công ước chống tra tấn! 

Bản chất công an cộng sản đã ác ôn nhưng chưa đủ, nên vào ngày 21 tháng 1/2017 đảng CSVN đã thỉnh trùm công an Liên Sô đầu tiên, Félix Dzerzhinsky, đem về đặt trước Học viện Cảnh sát nhân dân ở Hà Nội để công an CSVN học tập và hành nghề theo gương sáng của ông “phải dám giết, phải gian ác, phải tàn bạo” thì mới cai trị, bảo vệ và giữ vững chế độ được” (lời dạy của Lénine). 

Đỗ Mười tuy không có một bằng cấp nào hết nhưng nắm giữ qua đủ các chức vụ từ nhỏ tới tột đỉnh trong nhà nước và đảng cộng sản. Đỗ Mười không hề bị chê cười bằng cấp tại chức hay chuyên tu. Đỗ Mười đúng là mẫu người cộng sản tinh ròng, đặc sệt, không cần học qua trường lớp nào hết, tiến thân nhờ đảng. Ông ta không suy nghĩ gì khác hơn điều đảng đã nói. Hơi thở của ông là hơi thở của đảng. Ông chỉ thở lại hơi thở của đảng. Chính nhờ những đặc tính có một không hai này mà Đỗ Mười bốc lên tận cùng mây xanh. 

Đỗ Mười, sở dĩ được đào tạo và thành công như vậy, phải nói là nhờ ở con người của ông, ngay từ nhỏ, đã hội đủ điều kiện để trở thành người cộng sản làm lãnh đạo. Cho tới năm 17 tuổi, Đỗ Mười mới bắt đầu học ê a ở một lớp học trong làng, do một người biết chút ít chữ dạy, nhờ sự giúp đỡ thiện nguyện của những người khá giả trong làng chung đậu. Trước đó, tối ngày, ông ta chỉ biết chạy theo chơi bời với đám trẻ du thủ du thực trong xóm. Không ở nhà giúp đỡ mẹ việc nhà hoặc phụ mẹ việc gồng gánh bán buôn. Đến lúc Hồ Chí Minh đem phong trào cộng sản về nước, ông liền chạy theo phong trào này. Hoạt động cộng sản với giáo mác, gậy gộc và thoát ly khỏi nhà, thích hợp với ông. Thế là ông tiến lên từ đây. 

Có làm Thủ tướng, Bộ trưởng, cái gốc du đảng không học vẫn không thể phai nhạt đi ở ông. Một hôm, hướng dẫn một đoàn cán bộ, nhân viên đi thăm nhà máy dệt Nam Định, nhìn thấy một bộ phận máy dệt lạ, ông bèn bảo “Nhìn như cái l. đàn bà ấy”! (Ng. Dân, DLB). 

Một dịp khác, cán bộ của Bộ Xây dựng của ông phải trình ông coi một đồ án vừa làm xong. Họ phải tới ban đêm mới gặp được ông. Ông giữ nguyên pyjama cháo lòng tiếp. Sau khi cán bộ trình bày đồ án xong, ông phán “Phải hiện đại, phải dân tộc, phải đáp ứng yêu cầu của tình hũu nghị Việt-Xô...” (như trên)! 

Nghĩa là Đỗ Mười chỉ lặp lại y nguyên những lời đã được học qua ở cộng sản. Cũng may, ông ta còn nhớ. 

Khi làm Cải tạo Công Thương nghiệp ở Miền Bắc, Đỗ Mười đánh sát ván những ai cao hơn mặt đất. Một lần đi công tác ở Hải Phòng, trông thấy ngôi nhà 2 từng của một thủy thủ viễn duyên, Đỗ Mười hét lên “Hãy tịch thu tất cả những nhà cao từng của bất cứ ai, để làm công sở, nhà trẻ” (Đoàn Duy Thành, Hồi ký. Bùi Tín cũng kể). 

Sau 30/04/75, vào Miền Nam, Đỗ Mười cũng nắm giữ Cải tạo tư sản. Ông đúng là một thứ hung thấn cùng hung cực ác. Nguyên Thạch trên Danlambao phát thảo vài nét: 

“Hãy đánh cho chúng te tua 
Thắng xong ta phải gom lùa tập trung 
Cải tạo cho chúng lùng bùng 
Hành hạ cho chúng dở khùng dở điên 
Hãy đánh cho chúng hết tiền 
Đánh cho tư sản chủ điền banh thây 
Đánh đêm tranh thủ đánh ngày 
Đánh cho bọn chúng sạch tay thành bần...” 

Bắt đầu là cướp ngân hàng. Không như ở ngoài Bắc, trong Nam có nhiều ngân hàng vừa công, vừa tư. Riêng ở Ngân Hàng Quốc gia, Việt cộng thâu được 16 tấn vàng, cả 5, 7 tấn vàng gởi ở ngân hàng Thụy Sĩ. Riêng một số lớn những đồng tiền vàng cỗ có giá trị cao hơn vàng ròng. Cướp thêm vàng trong dân, tất cả lên tới 40 tấn. Theo thời giá 600 US$/ounce, tính được 650 triệu US$. 

Sau khi tái lập bang giao với Hoa Kỳ, VC thu về thêm 396 triệu US$ nữa. 

Tiếp theo là 3 lần đổi tiền, mật mã là X3 (22/9/75, 25/4/78 và 14/9/85) để vét túi dân chúng cho thật sạch. 

Đánh tư sản cũng làm 2 lần, mật mã là X2 (10/9/75, 23/3/78). Chủ trương của VC là tịch thâu tài sản và bỏ tù những người có nhà cửa khang trang và có tiền, cơ sở làm ăn. Họ lên án "Bọn tư bản mại bản đã cấu kết với quân xâm lược Mỹ và chính quyền bù nhìn, máu của đồng bào ta càng đổ nhiều thì chúng càng giàu thêm. Chúng đã thành những ông vua như vua gạo, vua giây kẽm gai, vua vải, cà phê, sắt thép... Tội của chúng lớn tày đình và không thể nào tha thứ được. Chúng nhất định phải bị tiêu diệt...". Những người bị quy chụp tư sản liền bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. 

Trong đợt II, tư sản bị đánh dưới tên mới rất hiền lành “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”, nghĩa là chỉ nhằm xóa bỏ chế độ kinh doanh tư nhân để thiết lập chế đô kinh tế xã hội chủ nghĩa. 

Kết quả: nếu tính trung bình nhà có 4 người, thì sơ khởi, có ngay 120000 dân Miền Nam trở thành vô sản, vô nghề nghiệp nên bị lùa đi kinh tế mới (Lâm Văn Bé, Cướp Miền Nam,... 2018). 

Không thể nào biết được chính xác sự thiệt hại của chánh sách đánh tư sản này nhưng thấy rõ toàn bộ nền kinh tế Miền Nam đã bị triệt tiêu, một số tài sản khổng lồ bị đảng viên lớn nhỏ tẩu tán, cả khối nguyên liệu, trang bị và cơ xưởng bị phế thải, hãng xưởng không hoạt động được bởi đám cán bộ chỉ quen cầm mã tấu từ Miền Bắc vào nắm lấy. 

Sau đợt II này, làm tổng kết, Đỗ Mười nhiệt liệt khen thưởng cán bộ và các đội gồm thanh niên, sinh viên và học sinh đã lập thành tích xuất sắc chào mừng cách mạng sẽ từng bước đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Và Đỗ Mười, trong lúc hăng say nói, đã nhấn mạnh để mọi người thấu hiểu tầm mức quan trọng của chiến dịch “...Bọn tư sản là những con chuột cống. Hể thấy chúng ló đầu lên ở đâu, ta phải đập ngay cho chết”. Đỗ Mười vừa nói vừa đập bàn tay xuống bàn cái rầm. 

Người biết chuyện, như ông Bùi Tín và Võ Nhân Trí (kinh tế gia, cán bộ Ủy Ban Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1960-1984), kể lại có vài lần Đỗ Mười nằm bệnh viện 108, Hà Nội, đang đêm, y tá phát hiện Đỗ Mười không có nằm trên giường. Túa ra đi tìm, thấy ông đang ngồi tòn teng trên cây bàng nghêu ngao hát. Các y tá chấp tay vang ông xuống “Lạy Cụ. Cụ leo xuống cho chúng con... Chết chúng con mất!” 

Chủ trương của cộng sản Hà Nội là đánh cướp sạch dân chúng Miền Nam. Một lần tại buổi học tập về chính sách “Cải tạo tư sản Miền Nam”, Đỗ Mười nói rõ “Cải tạo tư sản, thực chất là ta cướp sạch tài sản của chúng”. Nguyễn Hồng Đăng, cán bộ tập kết về, con cụ Nguyễn Văn Trân, tập kết ra Bắc sau 54, lên tiếng phản đối “Thưa đồng chí, người cộng sản không cướp của ai hết”. Chỉ vài tháng sau, anh nhận được giấy báo nghỉ hưu, chỉ vừa ngoài 50 tuổi. Như trường hợp của cha của anh, Nguyễn Văn Trân, ở Hà Nội, phê bình Trường Chinh lên lớp sai về Thanh niên Tiền phong trong Nam là công cụ của Nhật Bản. 

Khi Miền Nam đã đủ xơ xác, Hà Nội sẽ “đổi mới” theo kinh tế thị trường để họ trở thành tư sản mới. Và cộng sản đã thành công như ngày nay ta thấy. Đó là sự nghiệp của Đỗ Mười. Nhờ sự nghiệp “vĩ đại” này, ngày nay đảng và nhà nước CS làm đám ma rình rang cho ông. Những người thương nước thiệt tình, nói lời phải cho đảng cộng sản nghe để kịp sáng mắt ra, như Trung tướng Trần Độ, khi chết, chẳng những không được đảng và nhà nước CS làm tang lễ, mà còn bị bốc lột cả những câu phúng điếu bình thường như “Vô cùng thương tiếc”. Làm đám ma hoành tráng cho Đỗ Mười là để nhằm dạy mọi người hảy biết khôn mà ngoan ngoãn đúng đường lối đảng. 

Đây mới là giải phóng thật sự. Người cộng sản giải phóng cộng sản. Đỗ Mười cũng được giải phóng. Cả nhờ được giải phóng mà có con mọn với một nữ cán bộ hộ lý. 

Một cái chết không mồ mả 

Trong “Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Thống Nhất” họp tại Sài Gòn hồi tháng 11 năm 1975, nhiều thành viên của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam phát biểu “đồng ý nguyên tắc là phải thống nhất, nhưng cần thời gian để hai phần đất nước chia cắt có thời gian hòa hợp với nhau” (Huy Đức, tr. 251). 

Huỳnh Văn Nghệ phản đối chủ trương thống nhất ngay, bị đau bụng, được đưa vào nhà thương Chợ Rẩy, theo lệnh của Ủy Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ đảng, phải mổ để chữa trị vì bệnh hiểm nghèo. Dĩ nhiện ông chết vì mổ. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa biết rõ Tám Nghệ bị tụi nó sát hại, bà bèn trả thẻ đảng. Phạm Văn Đồng thuyết phục bà không được, đành chấp nhận với điều kiện 10 năm sau, bà hãy công khai chuyện trả thẻ đảng. Đúng 10 năm sau, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa công bố trên nhật báo Le Monde ở Paris. 

Hôm 1/5/75, Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạnh Lâm thời Cộng hòa Mìền Nam, ông Trương Như Tảng, ngồi trên khán đài coi diễn binh chào mừng ngày “giải phóng Miền Nam”. Ông Tảng sốt ruột chờ coi Đoàn quân Giải phóng đi qua mà không thấy, bèn hỏi người ngồi bên cạnh là một bộ đội Miền Bắc “Sao tôi không thấy Quân đội Gỉai phóng đi diễn hành? Lễ sắp hết rồi”. Trả lời “Ủa quân đội ta đã thống nhất tối hôm qua rồi, anh không biết sao?”

Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Quân đội Giải phóng, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam đều được chết ngay đêm 30/04/75. Nhưng không được như Trần Đại Quang và Đỗ Mười có một nấm mồ, có mộ bia ghi ngày chết và ghi “Nơi đây là mồ chôn...”! 

12.10.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo