Ngũ Nhãn Liên Minh Hội - Dân Làm Báo

Ngũ Nhãn Liên Minh Hội

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Xin tạm gác loạt bài "Chống an ninh mạng CS", dịch hộ bạn đọc bài sau đây của thông tấn xã Reuters được nhiều báo, đài truyền hình thế giới đăng lại. 

Tựa trên do chúng tôi đặt cho có vẻ "kiếm hiệp" chút xíu cho vui. Nguyên bản là: Five Eyes intelligence alliance builds coalition to counter China ("Tình Báo Đồng Minh Ngủ Nhãn Liên Hiệp Chống Trung Cộng" của Noah Barkin ngày 12 tháng 10, 2018.

Ngũ nhãn: năm con mắt (five eyes) 

Theo bảy viên chức chính phủ ở bốn thủ đô khác nhau cho biết:  Từ đầu năm nay, năm quốc gia đứng đầu thế giới trao đổi thông tin mật với nhau qua mạng lưới chia sẽ tin tình báo, đồng thời chia sẻ thông tin với các quốc gia có đồng quan tâm về hoạt động của Trung Cộng (TC) tại hải ngoại. 

Sự gia tăng hợp tác giữa các quốc gia trong nhóm Ngũ nhãn (five eyes): Úc, Canada, Anh, Tân Tây Lan, Mỹ cộng thêm Đức, Nhật là dấu hiệu mở rộng mặt trận quốc tế chống hoạt động, đầu tư của TC. 

Một số viên chức dấu tên vì tính cách nhạy bén của vấn đề, cho hay: Bàn luận về hợp tác giữa các quốc gia là sự bành trướng không chính thức của nhóm Ngũ nhãn, chú trọng đến sự can thiệp của ngoại quốc. 

Chính là TC, một số viên chức nói thêm: trường hợp Nga cũng được đề cập. 

TC phủ nhận tác động ảnh hưởng: 

Viên chức Hoa Kỳ nói với Reuters: "Tham khảo với các đồng minh, hay các cộng sự có cùng lo nghĩ, hoặc đúng lúc cần làm sao đối phó với sách lược quốc tế kiên quyết của TC. Mới đầu, chỉ thảo luận về một vấn đề, lần hồi biến thành tham khảo chi tiết cách hành xử tốt nhất và cơ hội hợp tác xa hơn". 

Tất cả các chính phủ, kể cả Đức và Nhật đều từ khước trả lời chuyện này. 

Trước phản ứng chống đối mạnh mẽ từ Washington, Canberra và từ các thủ đô khác, TC bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đang tìm cách gây ảnh hưởng với các chính phủ ngoại quốc, và đầu tư vì lý do chính trị. 

Dù Tổng thống Donald Trump nói Mỹ sẽ một mình đối đầu với TC, nhưng gia tăng hợp tác của nhóm Ngũ nhãn, cho thấy ở hậu trường, nhân viên chính phủ (Mỹ) làm việc cật lực thành lập một liên hiệp không chính thức cùng nhau chống Bắc kinh. 

Thảo luận 'dưới tầm radar' (thảo luận ngầm/mật) 

Nhiều viên chức cho Reuters biết các thảo luận đều "dưới tầm radar" phần lớn có tính song phương. Có hai nguồn tin khác nhau nói Pháp cũng tham dự không thường xuyên và không toàn diện như các quốc gia khác. 

Đây là 1 cú đấm cho TC, TC hy vọng Âu châu tách xa Mỹ và tiến gần chúng hơn vì chính sách "America first" của Trump, hy vọng ấy đang phai tàn. 

Nhóm Ngũ nhãn được thành lập sau Thế chiến thứ hai chống lại Liên Sô. Mặt chính thức, không có quốc gia nào được mời tham gia nhóm nói trên, kể cả Nhật và Đức. 

Tuy nhiên, văn kiện của nhóm đưa ra hôm cuối tháng 8 (2018) trong cuộc họp tại Gold Coast, Úc có nói rằng - Nhóm sẽ dùng "tình cộng tác toàn cầu" để gia tăng chia sẻ thông tin liên quan đến can thiệp của ngoại quốc, 

Úc, Hoa Kỳ có luật mới về ảnh hưởng ngoại quốc. 

Hợp tác quốc tế song hành với đợt sóng các quốc gia đưa ra nhiều biện pháp giới hạn đầu tư của TC vào công ty kỹ thuật quan trọng, và chống chiến dịch của Tập Cận Bình mưu lợi cho TC bằng cách vừa dùng áp lực, vừa mua chuộc các chính phủ và cộng đồng hải ngoại. 

Tháng 12 năm trước, lo ngại ảnh hưởng TC, Úc công bố nhiều luật lệ chặt chẽ kiểm soát vận động hành lang (lobbying) và quà tặng mang tính cách chính trị. Đồng thời nới rộng định nghĩa thế nào là phản quốc và hoạt động gián điệp. 

Phía Hoa Kỳ, luật FIRRMA được thông qua, trao cho Washington nhiều quyền hạn ngăn chận đầu tư ngoại quốc vào nước Mỹ. Luật ủy thác cho Trump: "cố gắng mạnh mẽ hơn trong việc tiếp xúc quốc tế", nhằm thuyết phục các đồng minh chấp nhận những biện pháp (ngăn chận) tương tự. 

Đức có thể ban hành các biện pháp mới. 

Đầu tháng 10, 2018- PTT Mike Pence chỉ trích nặng nề TC xen vào lãnh vực nội bộ của Mỹ, qua "việc tưởng thưởng, hăm dọa giới kinh doanh, các hãng điện ảnh, các trường đại học, giới học giả, cơ sở nghiên cứu, các ký giả và công chức cấp liên bang, tiểu bang hoặc địa phương. 

TC phủ nhận mọi tố cáo. 

Năm 2017, vài tháng sau khi TC cố gắng thâu nạp nhiều hãng xưởng, chính phủ Đức siết chặt luật đầu tư ngoại quốc, nhưng vẫn chưa đủ. Chính phủ lặng lẽ lập ủy ban liên bộ đánh giá hoạt động của TC. 

Nguồn tin chính phủ cho hay việc phân tích tình hình đã hoàn tất, tiếp theo sẽ là các biện pháp mới, nhưng không đi xa như luật của Úc.


Theo giới chức Hoa Kỳ: năm 2016 TC thất bại việc chiếm đoạt công ty Aixtron của Đức, Aixtron chuyên sản xuất (mạch điện tử) bán dẫn (semiconductor), cho thấy cần lập một liên hiệp rộng lớn hơn giữa các quốc gia (đồng minh) hầu chia sẽ thông tin và phối hợp đối phó với TC. 

Chúng ta sống trong thế giới mới 

Hai năm trước, Đức chấp thuận quỹ đầu tư của TC mua công ty Aixtron, tháng sau Đức đổi ý không bán nữa, sau khi Hoa Kỳ nêu lên vấn đề an ninh chính phủ Đức đã bỏ sót không lưu ý. 

Tin tiết lộ với Reuters nói rằng trong nhiều tháng gần đây, hàng loạt các cuộc tham khảo ý kiến do Washington phối hợp, lèo lái mặt đầu tư và Úc dẫn đầu vai trò đề cao cảnh giác mọi can thiệp chính trị. 

Có nhiều cuộc thảo luận giữa các nhà ngoại giao, viên chức tình báo và các nguyên thủ quốc gia. 

Một nhân viên trong nhóm quốc gia Ngũ nhãn, cho biết năm qua đương sự đi lại nhiều lần giữa thủ đô các nước để bàn bạc về hoạt động của TC. Nhân vật này nói thêm: 

"Chúng ta sống trong thế giới mới, các chế độ toàn trị làm kinh ngạc (thế giới), thúc đẩy sự phối hợp thêm mật thiết và quả thật mở rộng việc chia sẽ tin tình báo". 


Dịch theo tin Reuters. 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo