Tự hào về đất nước có được cơ đồ như hôm nay là cực kỳ phản quốc - Dân Làm Báo

Tự hào về đất nước có được cơ đồ như hôm nay là cực kỳ phản quốc

Ng. Dân (Danlambao) - Đất nước việt Nam, qua trên 43 năm gọi là phát triển và xây dựng (từ 1975). Ngày hôm nay, ta thấy được gì? một đất nước hầu như tan hoang, suy tàn về mọi mặt - một sự phát triển đi lùi?

Không thể nhìn vào: ngày trước là lộ làng nhỏ hẹp, nhà cửa thưa vắng, chật chội, cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, kém cỏi… Rồi bây giờ là một số hình ảnh văn minh hiện đại, đường xá khang trang thẳng tắp. Từng khu, từng chỗ, nhà cao tầng san sát, mọi thứ hưởng thụ tối tân… Rồi tự hào khoác lác, huênh hoang cho là phát triển, là thành công… là “cơ đồ” có được để đáng tự hào?

Thật sự, nếu đem so sánh giữa hai thời điểm “trước” và “sau”. Và trong hoàn cảnh đất nước trong chiến tranh tàn phá hay trong giai đoạn yên bình, hãy nhìn khách quan và công tâm để biết đâu là suy tàn hay phát triển? Đâu là tiến triển hay tụt hậu đi lùi?

Kính quí vị, đáng ra không có bài viết này. Nhưng vừa qua, qua bài phát biểu của Nguyễn Phú Trọng, một lãnh đạo đảng, một ông chủ tịch của nước đã phát ngôn cao ngạo tự hào: “Đất nước chưa bao giờ có được “cơ đồ” như ngày nay”, người dân xin có đôi điều nhìn qua phân tích và dẫn giải: Tự hào cho một “thành tích” thắng lợi vẻ vang hay thảm bại ô nhục, đảng (CSVN) dẫn dắt đất nước, dân tộc đi vào sáng sủa hay tối tăm? Và xin được liệt kê những gì minh chứng:

Tự hào cho sự phát triển:

Một đất nước có được phát triển giàu mạnh, người dân có được cuộc sống ấm no, người ta nhìn vào GDP - thu nhập tổng thể và thu nhập bình quân đầu người (ở mỗi người dân) – trong các năm cũng như trong những giai đoạn thời kỳ để đánh giá và xác định. Tuy nhiên, nếu tính trong giai đoạn chiến tranh thì không xác đáng, vì là tàn phá, tiêu mất bất bình thường. Người ta nhìn vào giai đoạn “phát triển” của thời bình. Thì như vậy, thử so sánh GDP (thời bình) Việt Nam ta trước và sau (CS cai trị) thử ra sao?

Tại miền Nam, thời điểm 1960 - thời gian mà khởi đầu chính thức cuộc chiến (Mặt trận “giải phóng miền Nam do CS Bắc Việt nhào nặn cho ra đời để trên danh nghĩa cả nước chống Mỹ Nguỵ). Theo thống kê của ngân hàng thế giới (Word Bank), GDP (bình quân đầu người) VNCH và các nước Đông Nam Á được ghi nhận như sau:


Miền Bắc không thấy trong danh sách, nên không có số liệu.

Và, thời điểm 2017, theo thống kê của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF):


Thử nhìn thời gian trước (chiến tranh), dù rằng miền Bắc không được thống kể, nhưng Nam VN (VNCH) thời điểm 1960 (trước khi cuộc chiến tàn phá) GDP/đầu người 223 USD, so với các nước Đông Nam Á, đâu có phải là tệ - hơn hẳn Thái Lan, Hàn Quốc. So với Singapore: 223/395. So với Nhật: 223/479, thấy rằng không mấy chênh lệch, và với các nước Philippines, Malaysia… sấp xỉ, tương đương. Trong những năm về sau, nhất là giai đoạn chiến tranh tàn phá khốc liệt, mức thu nhập quốc gia giảm sút là điều không tránh khỏi, và phải nhờ vào viện trợ.

Và rồi, từ sau khi cướp chiếm miền Nam - (được gọi là thống nhất đất nước, do CS lãnh đạo cai trị) - sau 43 năm xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình (từ 1975 – 2018). Đất nước VN hôm nay, theo thống kê như IMF năm 2017 (như liệt kê), VN thua quá xa Hàn quốc: 2.306/29.730 - Nhật Bản: 2.306/38.550. Và với Singapore: 2.306/53.880 (một trời một vực), quốc gia mà trước đây, thủ tướng Lý Quang Diệu (năm 1965) đã từng mong ước như ‘hòn ngọc Viễn Đông” – SG. Việt Nam ngày nay, thua xa Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… kể cả Lào: 2.306/2.507. Thì như vậy, CHXHCNVN tự hào thành đạt, phát triển là tự hào làm sao?

Lãnh vực phát triển công nghiệp:

Miền Bắc, những năm phải “thắt lưng buộc bụng” đổ dồn cho chiến tranh, mức độ nghèo đói như thế nào thì không biết được (và không có được thế giới chú ý liệt kê). Tuy nhiên, miền Nam (VNCH) vẫn có được một số cơ sở công nghiệp phát triển như: Nhà máy dệt Vinatexco, Vimitex, hảng giày bata Bitis, VN công nghệ súc sản Vissan, đèn điện quang Thamyco, Voltamp, khu công nghiệp Biên Hòa, điện tử Sony… Và nhất là còn sản xuất xe hơi Ladalat, làm động cơ xe máy cày Vikyno, VN kỹ nghệ nông cơ v.v… Trong hoàn cảnh chiến tranh khủng bố, phá hoại liên miên mà VNCH vẫn có những cơ ngơi công kỹ nghệ.

Để rồi, sau này, so với xây dựng và phát triển trong thời bình (từ 43 năm) VN dưới sự cai trị của CS, ta có được những gì? Mười năm đầu (1975 – 1985) là tàn phá và cướp đoạt chẳng nương tay. Việc này ai cũng biết. Qua đường lối và chính sách làm ăn theo “Tập Đoàn”, “Hợp Tác Xã” công nông… Sau 10 năm, hầu như máy móc, cơ giới (chế độ ngụy để lại) không còn, chỉ còn là phế thải và… sắt vụn. Và nhập về máy móc công nông nghiệp từ các nước XHCN cũng chỉ để rồi… phế thải. Phát triển công nghiệp máy móc: xe hơi chạy bằng than (củi đốt), và dược thảo “xuyên tâm liên” trở nên “thần dược”. Từng đoàn lao động trai gái trẻ già với (chủ yếu) cuốc xẻng bên mình để ngày ngày tiến vào mắt trận “đào kinh thủy lợi”, người dân và trâu bò kéo cày thay cơ giới. Cả nước ăn độn cầm hơi. Và cùng tiến vào vùng/khu “kinh tế mới” để cùng dựng xây đất nước?

Rồi 10 năm sau (1986 – 1995-96) là: “đổi mới hay là chết”. Từ đó, tận lực thu vét tài nguyên: tàn phá cây rừng, tận thu quặng mõ, cướp đoạt đất đai (người dân), và đem dân (đi lao đông xứ người), một hình thức lao nô, ở mướn, làm thuê, cả đi làm Oshin, làm đĩ điếm để có tiền (ngoại tệ) chắt chiu gởi về để cứu nguy đất nước.

Tiếp đến, những năm kế tiếp là một nền kinh tế suy sụp, lụn tàn, nợ công chồng chất, phải xúm nhau (từng đoàn viên chức lãnh đạo cao cấp đảng ta) “bị, gậy” ra nước ngoài để cầu khẩn, van xin trợ giúp?

Nhìn những nhà cao tầng nguy nga lộng lẫy? Nhìn những khu công nghiệp san sát khắp mọi miền? Những nhà máy chọc trời tuông thổi khói độc? Những khu resort vui chơi cho khách nước ngoài. Những công trình đồ sộ tráng lệ?... Những thứ được cho là phát triển, là tiên tiến, là văn minh? Thực chất là của ai? Của những “ông trùm” từ xa? Của người nước lạ? Của những kẻ mà đảng ta, nhà nước ta, lãnh đạo ta một mực cung kính cúi lòn, vì lợi quyền, vì bổng lộc riêng tư, vì sự nghiệp của “đảng”, mà “ta” sẵn sàng dâng nạp giang sơn để mong được sống còn tồn tại?

Cơ đồ có được, thành quả hôm nay: Đảng không ngừng dâng nạp giang sơn và đưa dân vào nô lệ.

“Đất nước ta chưa bao giờ có được như hôm nay”?

Bài viết xin được lướt qua dòng lịch sử. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua bao ngàn năm là một lịch sử vẻ vang, hào hùng, bất khuất với một dân tộc kiên cường. Nhưng cũng không thiếu những kẻ đốn mạt, yếu hèn, phản dân hại nước:

Trần ích Tắc, Hồ quý Ly, Mạc đăng Dung, Lê chiêu Thống v.v… cũng chỉ là lúc, khi yếu thế, cầu cạnh ngoại bang, rước voi dầy mã tổ… nhưng cũng chưa tàn hại dân tộc, dâng nạp giang san. So với thời đại Hồ chí Minh và tiếp tục mấy mươi năm là một đảng bán nước - hết lúc này qua lần khác.

Nếu xét ra thành quả và cơ đồ mà đất nước có được ở ngày hôm nay, ta thấy ra sao?

-Từng bước lệ thuộc ngoại bang và dâng nạp giang sơn cho giặc: Sau thế chiến 2, hầu hết các nước (thuộc địa) đều lần lượt được trao trả độc lập. Và Việt Nam cũng thế. Pháp, Nhật trao trả độc lập cho VN (tháng 8/1945). Một chính phủ (toàn dân) được thành lập, thì CSVN lại nhận lãnh sứ mạng cộng sản quốc tế cướp “chính quyền” và rồi tạo nên 2 cuộc chiến – gây tương tàn, thảm khốc, đất nước đói nghèo, dân tộc lầm than, với món nợ ngập đầu mà sau này phải trả - trả hoài không dứt - Để rồi chui vào “thòng lọng” không lối thoát, cứ phải lệ thuộc CS Tàu. Bao sự việc tiếp diễn luôn được bưng bít, bao che, nhưng bây giờ là đã rõ, (có lẻ không cần phải viết kể dài dòng).

Để đến ngày hôm nay, nhìn “cơ đồ” và thành tích đạt được (do CSVN gây nên) ta thấy được gì?

-Lãnh thổ (từ trong lẫn ngoài, nội địa lẫn lãnh hải) cứ mất dần, và người Tàu (là bọn giặc) dẫy đầy, tràn ngập trên khắp nước, và đảng vẫn luôn một mực cúi lòn, chiều chuộng, dâng nạp, lại không ngừng đàn áp người dân. Rất đúng với câu: “hèn với giặc, ác với dân”.

Thì như vậy, “cơ đồ” của CSVN có được là gì? Và một đất nước, dân tộc của ngày hôm nay (cùng viễn ảnh) ra sao? Phải chăng là chờ bàn giao (giang sơn) cho giặc, và dân tộc này sẽ vào vòng nô lệ?

Qua lịch sử dân tộc, “đất nước VN chưa bao giờ lại như là ngày hôm nay”? Xét theo ý nghĩa “tiêu cực” là quá đúng. Thì như vậy, “thành tích” của CSVN là CÔNG hay TỘI? Và TỘI “bán nước hại dân”, làm tay sai cho giặc, qua bao năm, tự bao đời? Thì phải tính sao đây?

Đã đến lúc:

- Đã đến lúc không còn trông chờ và tin vào CS - một nhà cầm quyền hiện tại quá gian xảo, dối trá, và quá bạo tàn… Qúa ư là đớn hèn khiếp nhược (với giặc).

- Đã đến lúc một dân tộc phải vùng lên – vùng lên, đứng dậy – (bằng mọi cách thế, mọi phương tiện, mọi tầng lớp…). Phải lật đổ một chế độ bạo tàn để cứu lấy non sông.

- Thản nhiên, yên lặng ngồi chờ, chỉ là chờ chết. Bằng mọi hình thức, phải cố mà vượt thoát kiếp đời nô lệ - đang hiện hữu, chực chờ.

- Đất nước Venezuela, người dân đã vùng dậy. Dân tộc Việt Nam không thể “ngủ yên” trong mê muội, yếu hèn.

19/2/2019

Ng. Dân


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo