Ba Đình “lạc hướng”, do quan thấy chơi bẩn - Dân Làm Báo

Ba Đình “lạc hướng”, do quan thấy chơi bẩn

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Quan sát viên quốc tế nhốn nháo tìm “kẻ giật giây”, khi thượng đỉnh Trump – Kim tại Hà Nội cuối tháng 02 tan vỡ. Vài ngày sau, mùng 02 tháng 03 Tổng Thống Trump, làm Bắc Kinh chưng hửng khi yêu cầu Trung Cộng gỡ bỏ ngay lập tức tất cả các biểu thuế trên mọi sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm thịt bò, thịt heo, v.v... dựa trên thực tế là chúng ta đang triển khai tốt đẹp những cuộc thảo luận thương mại..." [1] Cùng ngày, Trung cộng bị Mỹ vạch trần gian kế, lâu nay giả vờ nghèo túng “đóng cửa đi ăn mày”. Từ lý do này, đại diện thương mại Mỹ tại WTO yêu cầu loại Trung Cộng ra khỏi nhóm các quốc gia nhận ưu đãi của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO).

Khi WTO đồng ý với khiếu nại từ năm 2016 của Hoa Kỳ, về việc Bắc Kinh đã trợ giá 100 tỷ Mỹ Kim cho nông sản của Trung cộng, vi phạm cam kết khi gia nhập WTO từ năm 2002, thì sẽ nẩy sinh các hậu quả khó lường có khả năng làm giấc mơ “Vành đai con đường”, cùng với ảo tưởng dùng thang bậc đô hộ văn hóa, kiệu “vua Tập trên đầu toàn thiên hạ”, sẽ lần lượt bị “chấn động” bởi hình ảnh Liên Xô tan rã năm 1991 ám ảnh hàng đêm trong tâm thức những kẻ dùng tín dụng giăng ra bẫy nợ, tạo ra quyền lực mềm xâm lăng 6 nước, và 26 nước khác gặp nguy cơ. 

Từ vị thế nước chủ nhà thượng đỉnh Trump - Kim, Ba Đình nghe ngóng nguồn tin từ cả đôi bên, liền đưa ra xác quyết, đảng ta chưa bao giờ có được vinh dự to lớn như lần này. Với quyền lực tuyệt đối, Ba Đình tung tăng ra lệnh trưng bảng “Việt Nam - Trung Tâm Hòa Giải Xung Đột Quốc Tế” [2]. Không ngờ đàn anh “thọc gậy bánh xe” làm toàn bộ tài liệu các cuộc đàm phán kỹ thuật trước đó phải xếp xó, hai vị thượng khách bỏ về. Ba Đình tiu nghỉu, âm thầm hạ bảng. Do hoàn cảnh đặc thù này, báo chí mạng đề nghị tặng vị đứng đầu Ba Đình huy chương đệ nhất “hấp tấp & xum xoe” toàn thiên hạ. 


Hậu thượng đỉnh Trump – Kim là thời điểm bẽ bàng của chế độ huênh hoang quá lố. Qua chiếc phao của TT Trump, Ba Đình liền ra lệnh cho truyền thông “hát vang” lên bài ca mang âm hưởng chan hòa hy vọng: “dự án dầu khí Cá Voi Xanh sẽ khởi động trong năm 2019”, ngay sau khi Tổng Thống Trump kết thúc cuộc chào hỏi xã giao đầu đảng Nguyễn phú Trọng. 

Mỏ Cá Voi Xanh nằm trong thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách Tỉnh Quảng Ngãi khoảng 100 cây số, do công ty ExxonMobil của Mỹ thăm dò từ tháng Giêng năm 2017, đã tạm ngưng lại từ cuối năm, ngay sau hội nghi APEC 2017 ở Đà Nẵng. Mỏ dầu Cá Voi Xanh có trữ lượng dầu khí đến 150 tỷ mét khối. 

Lần này CSVN “đánh hơi” thấy quyết tâm của Mỹ, nhất là qua Cố vấn An Ninh Hoa Kỳ, ông John Bolton tuyên bố hôm 10 tháng 03, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và xem xét những phương cách khác nhau để ngăn chặn có hiệu quả không cho Trung cộng biến Biển Đông thành một tỉnh mới [3].

Quyết tâm của Mỹ và nhiều nước Châu Âu về biển Đông đang rõ nét khiến CSVN hy vọng Cá Voi Xanh sẽ không bị “mất tích” như trường hợp Cá Rồng Đỏ. 

Do áp lực từ Bắc Kinh, chỉ trong 8 tháng, CSVN cay đắng nhìn “đồng chí 4 tốt” chèn ép lần lượt đến mất ăn hoàn toàn lợi tức từ hai lô dầu khí 136-03 vào tháng 7 năm 2017; rồi đến lô 07-03 tháng 03 năm 2018. Cả hai lô đều thuộc mỏ dầu mang tên Cá Rồng Đỏ (Red Emperor), có trữ lượng dầu khí rất lớn, và được giao cho công ty Repsol, Tây Ban Nha khai thác liên doanh với Việt Nam [4]

Ba Đình bị ám ảnh tứ bề cùng với nhiều tử huyệt về nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng ngân sách, cạn kiệt luôn các nguồn ngoại viện từ viện trợ ODA ưu đãi, kể cả kiều hối cũng giảm sút thê thảm... Cùng với niềm tin rất mong manh ngay trong hàng ngũ đảng viên và làn sóng phẫn nộ tột cùng trong dân chúng. Hướng về Bắc phương thấy bầu trời vần vũ mây che, tên bay đạn lạc; liếc sang trời Âu thấy mùa Đông sắp tàn, nhưng mây đen vẫn bao phủ do hành vi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mùa Hè 2017 đưa đến triệu chứng “lạnh cẳng” kinh niên, mà những nhượng bộ về ngoại giao giấu mặt từ gần hai năm nay chưa đem lại hơi ấm nào cho Hà Nội [5].

Liên Âu gồm 28 nước khối kinh tế Schengen [6] đã có cuộc đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam hôm đầu tháng 03. Theo truyền thông quốc tế, phái đoan Vc hoàn toàn “cấm khẩu” trước mọi cáo buộc và yêu sách của EU cho nhân quyền tại Việt Nam”. 

Trong hai ngày 11 và 12/03, Phái đoàn Vc đã trả lời quanh co về các chất vấn của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc về việc thực thi các quyền dân sự và chính trị, trong đó có Luật An ninh mạng, “Hội cờ đỏ”, tù nhân chính trị, đàn áp biểu tình, bắt giữ tùy tiện, tra tấn dã man đưa đến nhiều người chết trong đồn công an... [7]

Hôm 13 tháng 03, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản phúc trình về nhân quyền năm 2019, theo đó Việt Nam vẫn theo đuổi đường lối công an trị “tra tấn, bắt giữ tùy tiện, giam giữ tù nhân chính trị, can thiệp quyền riêng tư… và kiểm soát cả học thuật, văn hóa”. 

Hà Nội nhìn đâu cũng thấy mình bị “bad name” do căn tính bạo lực và trấn lột dân chúng. Tình thế này khiến Hội Đồng Châu Âu do dự chưa phê chuẩn hai Hiệp Định Thương Mại (FTA) và Bảo Hộ Đầu Tư (IPA) trị giá đến 50 tỷ Mỹ Kim hằng năm. 

Đài BBC trong bản tường trình thời sự hôm 18 tháng 03 nói là, có thể trong tháng 5/2019 hai Hiệp Định FTA và IPA được đưa vào nghị trình của Hội Đồng Âu Châu. Tuy nhiên, để có hiệu lực, cả hai văn bản phải có sự phê chuẩn của tân Nghị Viện Âu Châu, sẽ được bầu vào cuối tháng 05. Theo đài RFI thì Nghị Viện Âu Châu mới được bầu sẽ có nhiều việc phải làm, cho nên, nếu không trở ngại thì hai bản Hiệp Định phải chờ đến sang năm mới có hy vọng được vào nghị trình của Nghị Viện Âu Châu. 

Trước tình thế thương mại bị tắc nghẽn, Ba Đình lấy hết can đảm “xoay mình” để tránh “vạ lây” khi Bắc Kinh, nơi được mô tả như thành lũy kinh tế, chỗ dựa của Hà Nội đang bị chao đảo do thị trường chứng khoán lao dốc thê thảm, ngoại tệ dự trữ không còn đủ an toàn... Chưa biết quan thầy Bắc Kinh còn chịu đựng được bao lâu. 

Hôm 13 tháng 03, Hiệp Hội các Nhà Đầu Tư Tài Chánh VN (VAFI) đòi CSVN phải có những giải pháp mạnh mẽ để cải cách triệt để và toàn diện khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN)” luôn bị tố cáo là ổ tham nhũng, và làm ăn thua lỗ. Đây là biến cố mới, được coi như song hành với các tiếng nói đấu tranh cho nhu cầu nhân quyền trong đời sống người dân. 

Doanh nghiệp tư nhân tại VN bị khối quốc doanh chèn ép tín dụng, phá sản hàng loạt. Mới đây truyền thông trong nước đồng loạt phơi bày về tình trạng khởi nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam bị bản tường trình Môi Trường Kinh Doanh của Ngân hàng Thế Giới xếp vào loại hạng bét trong các quốc gia trên thế giới.

CSVN từ lâu không màng gì đến cảnh báo rằng, doanh nghiệp nội địa không được nâng đỡ, gây ra cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 25% GDP và 70% giá trị xuất khẩu. 

Cục diện thế giới đang đổi thay mau chóng, ảnh hưởng đến chiều hướng đầu tư nước ngoài, Hà Nội sợ “lỡ nhịp cầu” vội xoay sang hình thành đề án "Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài đến năm 2030" [8].

Nhìn sang Hoa Thịnh Đốn, Ba Đình thấy rõ, dù đảng Dân Chủ bất đồng với đảng cầm quyền Cộng Hòa về những việc trong nước, nhưng họ lại đồng tâm nhận ra hiểm họa của Tầu cộng đối với nước Mỹ và Thế Giới. Quốc Hội và các cơ quan Hành Pháp liên quan đến vụ việc đều chung lập trường với Tổng Thống Donald Trump trong chính sách đối phó với Trung cộng. 

Hôm 15/03, Bắc Kinh vội vã thông qua luật đầu tư như sính lễ gửi đến Hoa Kỳ trong bối cảnh đang diễn ra các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại. Bộ luật được cho biết sẽ giải quyết được những mối quan tâm lớn nhất của các công ty nước ngoài, bao gồm trộm cắp tài sản trí tuệ, các công ty nước ngoài sẽ được đối xử công bằng như công ty Trung cộng [9]. Về phía các công ty châu Âu và Mỹ đón “tin vui” này trong một trạng thái dè dặt: có thể đó chỉ là những thay đổi bề ngoài, một chiến thuật nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại với Mỹ mà thôi. 

Chiều hướng của nhóm đàm phán phía Hoa Kỳ do Đại Diện Thương Mại, Robert Lighthizer dẫn đầu chẳng những theo đuổi một Hiệp Định Thương Mại công bằng cho hai nước Mỹ - Trung, mà còn dùng các điều khoản để đưa Bắc Kinh đi dần đến chấp nhận từ bỏ “chủ nghĩa tư bản nhà nước” nếu muốn làm ăn chung với thế giới. Và vì vậy, Bắc Kinh cũng phải cải cách hệ thống (systematic reform) và cấu trúc (structural reform) ở Trung cộng. 

Trong hoàn cảnh Bắc Kinh không còn là chỗ dựa an toàn, cục diện thế giới đang đổi thay mau chóng. Ông Nguyễn phú Trọng sẽ cư xử ra sao, nếu thăm Hoa thịnh Đốn theo lời mời của chủ nhân Nhà Trắng. 

March 20-2019 


_________________________________

Chú thích:












Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo