Những vụ tham nhũng trong các dự án nợ ODA của Nhật - Dân Làm Báo

Những vụ tham nhũng trong các dự án nợ ODA của Nhật

Trúc Giang MN (Danlambao) - Hầu như các dự án nợ ODA của Nhật đều có bàn tay tham nhũng của cán bộ lãnh đạo Cộng Sản nhúng vào để ăn cắp tiền trong những số tiền hàng tỷ đô la Mỹ. Tham nhũng là thuộc tính, là "đặc sản" của đảng CSVN. Hơn nửa thế kỷ nay luôn luôn đã có rất nhiều trường hợp tham nhũng đã bị phanh phui. 

Mở đầu vụ tham nhũng nợ ODA là dự án PMU-18 do Bùi Tiến Dũng thực hiện. Tay tham nhũng gộc nầy bị 13 năm tù. Kế đến là vụ nhận hối lộ và tham nhũng của Huỳnh Ngọc Sỹ trong dự án Xa lộ Đông Tây, bị án tù chung thân. 

Vụ rút ruột công trình dự án ODA cầu Cần Thơ, khi đang xây mà bị sập làm 200 người vừa chết vừa bị thương. Cầu sập là do xi măng cốt tre, thay vì cốt sắt, hồ xây dựng trộn nhiều cát hơn xi măng. Toàn bộ một phần của cây cầu dài 90m rộng 40m nặng từ 1,500 đến 2,000 tấn, từ độ cao 40m đổ ập trên đầu công nhân thi công dưới chân cầu. 

Vụ đường hầm Thủ Thiêm vừa xây xong đã bị nứt và thấm nước, vụ tuyến đường sắt Bến Thành-Suối Tiên cũng có mờ ám về tài chánh và kéo dài suốt 12 năm mà xây chưa xong. 

CSVN mắc nợ như Chúa Chổm 

"Chúa Chổm" phát xuất từ những câu ca dao được loan truyền trong dân gian 

Vua Ngô 36 tấn vàng 
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì 
Chúa Chổm "đánh bạc" tỳ tỳ 
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô. 

Chúa Chổm chỉ người mắc nợ nhiều do đánh bạc. Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng, thuộc bộ Giao thông Vận tải, quản lý số tiền 2 tỷ USD để thực hiện dự án PMU-18, ông nầy ăn cắp tiền trong đó có số tiền 1.8 triệu USD để cá độ bóng đá và cho gái tơ, bồ nhí, chỉ trong một tháng. 

Năm 2019, CSVN đã khiến nợ công của Việt Nam là 3.2 triệu tỷ đồng, như vậy mỗi người phải gánh 32 triệu đồng, nghĩa là mỗi người phải đóng góp 32 triệu đồng mới đủ tiền trả nợ. 

Nợ công của Việt Nam chiếm 58.4% GDP. Ngân sách quốc gia (GDP) Việt Nam tăng đều hàng năm nhưng không đủ tiền trả nợ đã đáo hạn, phải vay nợ mới để trả nợ cũ. 

Vay 425,000 tỷ để trả nợ 200,000 tỷ đồng. Cái tâm lý nghĩ rằng đã trả hết nợ nhưng thật ra nợ vẫn chồng chất, gia tăng. 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoa, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cho biết "Việt Nam loay hoay vay nợ để phát triển, và vì sử dụng vốn không có hiệu quả nên trở thành một trong những nước có nợ công tăng nhanh nhất, nhưng nếu không tiếp tục vay thì không đủ tiền để phát triển và trả nợ".

Việt Nam hiện nay là con nợ của 50 quốc gia trên thế giới với số nợ là 3.2 triệu tỷ đồng. CS Việt Nam vay các tổ chức tài chánh như ODA, ADB, FDI, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). 

- Nợ ODA (Official Development Assistance) - Hỗ trợ Phát triển Chính thức, lãi suất thấp, thời gian trả nợ lâu dài, từ10 đến 40 năm. Nhưng mới đây, Việt Nam được thông báo là sẽ không đủ điều kiện để hưởng lãi suất thấp, vì Việt Nam đã không còn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc tế. 

- Nợ ADB (Asian Development Bank) - Mục đích hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, giúp quản lý kinh tế tốt, hỗ trợ kỹ thuật và xóa đói giảm nghèo (Poverty reduction strategies). 

- Nợ FDI (Foreingn Direct Investment) - là đầu tư trực tiếp nước ngoài, bằng cách góp vốn mua cổ phần hoặc xây nhà máy sản xuất... vì nền kinh tế các nước nghèo cần tiền vốn để phát triển. 

- Nợ Ngân hàng Thế giới (WB=World Bank) - WB là tổ chức tài chánh quốc tế cung cấp các khoản cho vay, ưu tiên cho việc xóa đói giảm nghèo. WB là một trong những tổ chức tài chánh tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. 

- Nợ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF=International Monetary Fund) - Là tổ chức quốc tế, giám sát hệ thống tài chánh toàn cầu, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ khi có yêu cầu. 

CS Việt Nam vay nợ khắp nơi, trước những số tiền hàng tỷ đô la không phải của ai, nên bọn tham quan tha hồ chấm mút, ăn gian, ăn cắp... Một số bị phát hiện nhưng còn vô số được bao che, chia chác làm giàu để ăn chơi sa đọa.

Những vụ tham nhũng trong nợ ODA 

Nhật Bản là nước cho Việt Nam vay nợ ODA nhiều nhất, đó là Hỗ trợ Phát triển Chính thức. ODA. 

Vụ tham nhũng trong Dự án PMU-18 

PMU-18 (Project Management Unit 18), Đơn vị Quản lý Dự án số 18 của bộ Giao thông-Vận tải. 

Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng quản lý một ngân khoản 2 tỷ USD thông qua Ngân hàng Thế giới (WB = World Bank). 

Bùi Tiến Dũng tại tòa
Vụ tham nhũng nầy không phải do cơ quan chống tham nhũng nhà nước phát hiện, mà do một sự tình cờ, xem như bị xui xẻo của tham quan. Đó là công an Hà Nội bắt một sòng bạc lớn đang sát phạt nhau, tịch thu máy tính mới lòi ra vụ cá độ bóng đá dẫn đến vụ tham nhũng. 

Ngày 29-3-2005, Bùi Tiến Dũng cùng 9 đồng phạm ra tòa về tội rút ruột công trình xây cầu Bãi Cháy. 

Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt giam với cáo buộc là cá độ bóng đá với số tiền 1.8 triệu USD và đem cho gái chỉ trong một tháng. 

Sau 18 tháng điều tra, Bùi Tiến Dũng và 7 thuộc cấp bị truy tố về những tội: cố ý làm trái quy định nhà nước, tham ô tài sản. Bùi Tiến Dũng lãnh 23 năm tù. 

Những kiểu ăn chơi sa đọa của cán bộ Việt Cộng 

1. Căn phòng sa đọa của Bùi Tiến Dũng 

Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng thuê bao một căn phòng kín đáo của nhà hàng Phố Núi, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội, để tổ chức ăn nhậu và đánh bạc. Luôn luôn có 4 cô tiếp viên xinh đẹp nhất được tuyển chọn để phục vụ căn phòng nầy. 

Trong khi các quan chức đánh bạc thì mấy cô phục vụ chỉ mặc quần lót mỏng tanh, ngực trần. 

Con bạc nào gặp vận đen thì giải đen bằng cách ngậm nhũ hoa của các cô. Nếu vận quá đen, thua liền mấy ván thì ra thực hiện quan hệ tình dục tại ngay chiếu bạc để cho mọi người xem. 

Nhiều quan chức vừa có máu đỏ đen, vừa có bịnh đa dâm, nên uống thuốc kích dục, "xả xui" 4 lần trong một đêm. 

Con bạc nào gặp vận hên thì nhét vào quần lót mấy cô tờ 100USD hoặc vài ba tờ 500 ngàn. 

Có một nữ sinh viên đi làm thêm, không chịu cho thực hiện quan hệ tình dục miễn phí, nên bị bà chủ chửi mắng, đánh đập, cô nầy đâm đơn kiện nên mọi vụ được đưa ra ánh sáng. 

2. Bùi Tiến Dũng đốt tiền như đốt giấy lộn 

Có một lần, quan Tổng Bùi Tiến Dũng mở tiệc đãi các quan chức lãnh đạo nhà nước, bắt toàn bộ các tiếp viên nhà hàng phải ăn mặc thật đẹp, luôn luôn tươi cười và tận tâm phục vụ. Sau bữa tiệc, các nhân viên được thưởng mỗi người 100USD. Riêng bà chủ tên Trang được thưởng chiếc Camry 3.0 mang bản số 29X179. 

Bùi Tiến Dũng quản lý một tài khoản hàng tỷ đô la, dùng tiền mua chuộc và lo lót cấp trên nên lộng hành, ăn chơi xả láng. 

Cờ bạc, cá độ bóng đá, lấy tiền bao gái, chỉ trong một tháng mà đốt đến 1.8 triệu USD. 

Trong một trận xem bóng đá, Bùi Tiến Dũng cá với đàn em, « Nếu tao hút thuốc thì tao mất cho mầy 10 ngàn đô ». Một chập sau hắn ta bình thản lấy thuốc ra hút, rồi vẫy tay, cho đàn em 10 ngàn đô la mà vẫn thản nhiên xem như không có chuyện gì cả. Tiền chùa mà. 

3. Bùi Tiến Dũng bao gái đẹp 

Họ Bùi nầy có gần 20 chân dài gồm diễn viên, ca múa, ca sĩ, người mẫu, sinh viên... trong đó 4 chân dài được đại gia ưu ái, thưởng cho biệt thự, căn hộ chung cư, xe hơi...

Bùi Tiến Dũng là sư tổ đã phát minh ra dụng cụ bê tông cốt tre thay cho cốt sắt, làm một cuộc cách mạng trong ngành xây lắp, xây xong thì lấp lại, như vụ cầu Cần Thơ chẳng hạn. 

4. Sáng kiến độc đáo của sư phụ Bùi Tiến Dũng 

Nguyễn Việt Tiến bị bắt
Sư phụ của Bùi Tiến Dũng là Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải, Nguyễn Việt Tiến. 

Hôm đó, thứ trưởng cùng 5, 7 thuộc hạ khi nhậu "mát trời ông địa" bằng rượu tây đắt tiền, rồi bắt đầu uống bia để chữa lửa. 

Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến nẩy ra một sáng kiến độc đáo, bắt 4 cô phục vụ trần truồng 100%, ngồi trong những cái thau nhựa, rồi thầy trò tưới bia để tắm những người đẹp. Khi các em được tắm rượu thỏa thích thì ông trùm và các đệ tử dùng ly cối múc bia trong thau nhựa, giơ lên cao, cùng nhau hô dzô dzô 100%, nốc cạn. 

Mấy cha nội đó chếnh choáng say, cho dù các em có tè trong đó cũng không nhận ra được. Thông thường khi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ từ nóng sang lạnh thì thường hay mắc tiểu, vì thế ở các hồ bơi mọi người đều phải qua những vòi nước lạnh để tiểu trước khi xuống hồ. 

Vụ tham nhũng trong dự án PCI vốn ODA của Nhật
 
PCI (Pacific Consultants International) là Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật. Chủ tịch công ty là ông Masayoshi Taga, 62 tuổi, cùng 4 nhân viên bị chính phủ Nhật bắt ra tòa về tội đưa hối lộ với số tiền là 82,000 USD cho một viên chức CSVN là Huỳnh Ngọc Sỹ để được trúng thầu trong Dự án Xa lộ Đông Tây, thuộc nợ ODA của Nhật. 

Nhật Bản yêu cầu Việt Nam Nam hợp tác điều tra, nhưng nhà nước CSVN ém nhẹm, bao che. Biết thế nên Đại sứ Nhật ở Việt Nam là ông Mitsuo Sakaba thông báo sẽ đóng băng 700 triệu USD viện trợ năm 2008 và đóng băng toàn bộ vốn ODA của năm 2009. 

Nhà nước CSVN vẫn bao che, đưa Huỳnh Ngọc Sỹ ra tòa, kêu án 3 năm tù về tội lấy nhà công của nhà nước đem cho thuê, lấy số tiền 85,000 USD, chia cho phó quản lý Lê Quả. 

Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt
Nhật Bản quyết làm sáng tỏ vụ nhận hối lộ và không chấp nhận bao che như thế, thế là Huỳnh Ngọc Sỹ bị kêu án tù chung thân. 

Báo chí lề đảng  bị cấm nói tới vụ hối lộ làm mất thể diện Việt Nam như thế. 

Huỳnh Ngọc Sỹ là sui gia với Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương đảng CSVN. Ông ta là con chuột nhắc bị làm con vật hy sinh trong khi những con chuột cống đang ung dung tự tại hưởng phước. Ăn đồng chia đủ. 

Cầu Cần Thơ đang xây bị sập 

Khoảng 8 giờ sáng ngày 26-9-2007, cả thành phố Cần Thơ gần như hoảng loạn vì cầu Cần Thơ đang xây bị sập. 

Anh Huỳnh Hùng Khỏe, công nhân đang thi công cầu cho biết, khu vực tai nạn nằm trong phần chính của cầu, do hai nhà thầu phụ là công ty Vĩnh Thịnh và công ty VSL đảm nhận. 

"Khoảng 8 giờ sáng tôi nghe một tiếng động lớn vang lên, một khối bê tông chiều dài 90m, ngang 40m, nặng từ 1,500 đến 2,000 tấn, từ trên cao 40m để ập lên đầu khoảng 200 công nhân đang làm việc ở chân cầu. Hầu như toàn bộ công nhân bị chôn trong đống bê tông. 

Đến 11h30, 20 thi thể được kéo ra. Số nạn nhân khoảng 200 người vừa chết vừa bị thương trầm trọng, tàn tật suốt đời. Gãy tay, gãy chân, đa chấn thương..."

Cầu đang xây mà sập thì chung quy cũng chỉ là bài bản ruột của thói quen rút ruột công trình. Hồ xây dựng trộn cát nhiều hơn xi măng, bê tông cốt tre thay thế cho cốt sắt. 

Nói chung là tham nhũng đã giết chết và làm bị thương tàn tật suốt đời khoảng 200 công nhân. 

Đường hầm Thủ Thiêm 

Tổng quát về đường hầm 

Đường hầm Thủ Thiêm là một trong dự án Xa lộ Đông Tây. Là đường hầm vượt qua sông Sài Gòn, nối quận 1 TP/HCM với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm nằm dưới đáy sông, cách mặt đất của đáy sông 24m. Dài 1,490m, rộng 33.3m, cao 8.9m. Bề dày của đáy và nóc hầm 1.5m. Bề dày của vách tường hai bên hầm là 1m. 

Đường hầm có 6 làn xe, mỗi phía có 3 làn ngược xuôi. Lối vào hầm hai bên bờ hình chữ U tổng cộng 400m. Tốc độ xe lưu thông là 60Km/giờ. 

Hầm có thể chịu đựng động đất 6 độ Richter. Tuổi thọ 100 năm. 

Chưa hoàn thành mà đã bị hư 

Các vết nứt thấm nước trong đường hầm
Đường hầm khởi công năm 2004, khánh thành ngày 21-11-2011 (7 năm). Kinh phí vay nợ ODA, Hỗ trợ Phát triển Chính thức của Nhật Bản, với số tiền là 67.05 tỷ yen, tương đương với 8,104,410 tỷ VNĐ. Nhà thầu chính là Obayashi Corporation, Nhật Bản. Các nhà thầu phụ là Việt Nam. 

Hồi tháng 8 năm 2008, hàng loạt vết nứt trên mặt đường và trên nóc hầm dài từ 2m đến 3m, bề rộng vết nứt là 1mm. Các vết nứt được vá lại bằng bôm keo epoxy. 

Đường hầm bị thấm nước. Trên nóc hầm xuất hiện những vết ố đen. Các chuyên gia khẳng định hiện tượng nứt và thấm nước làm ảnh hưởng đến tuổi thọ 100 năm của hầm. 

Đường hầm Thủ Thiêm đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa được kiểm thu. 

GS TSKH Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, nói với báo VNExpress: "Nguyên tắc của Hội đồng Nghiệm thu là khi nào những vết thấm nước trong hầm phải được khắc phục triệt để thì công trình mới được thu nhận." 

Về mặt pháp lý thì công trình nầy chưa được thu nhận. Hồi tháng 11 năm 2011, 85 lỗi thiết bị bị phát hiện, bao gồm hệ thống điện, thông gió, thoát nước, chữa cháy... Ngay cả hệ thống thông tin liên lạc và quan sát trong đường hầm cũng xảy ra hàng loạt lỗi, camera không quan sát được toàn bộ khu vực. Cấm xe máy lưu thông từ 9 giờ tối tới 6 giờ sáng ngày hôm sau. Đường hầm vang tiếng ồn, mịt mùng khói thải của xe vận tải hạng nặng, khói bụi tràn ngập và luôn luôn bị kẹt xe. 

Xây đường hầm tốn phí nhiều hơn xây cầu

Đường hầm Thủ Thiêm vay nợ ODA 8,104,410 tỷ đồng trong khi xây cầu Bình Thạnh Thủ Thiêm chỉ tốn có 1,000 tỷ đồng (500 triệu USD). Xây cầu không cần kỹ thuật cao, sau khi hoàn thành cũng không tốn thêm chi phí vận hành và bảo trì. 

Trái lại, đường hầm Thủ Thiêm cần hệ thống chiếu sáng 24/24/7 suốt chiều dài 1,490m. Tốn hao lượng điện khổng lồ, mỗi năm phải thay hàng ngàn bóng đèn cao áp. Hệ thống thông gió trong lòng đất dưới đáy sông rất phức tạp trong việc vận hành. Một máy phát điện phòng hờ công suất cao và nhân viên điều khiển phải thường trực ngày đêm ở đường hầm. Nhân viên cấp cứu tai nạn, nhân viên và xe cứu hỏa cũng phải có mặt suốt ngày đêm. 

Đảng CSVN tự hào rằng đường hầm Thủ Thiêm lớn nhất Đông Nam Á. 

Tuổi thọ 100 năm, chưa hoàn thành mà đã bị hư là do bàn tay tham nhũng sở trường là rút ruột công trình, hồ xây dựng trộn cát nhiều hơn xi măng. Bê tông cốt sắt được thay bằng cốt tre...

Vay nợ càng nhiều, số tiền càng cao thì cơ hội ăn cắp càng lớn. 

Tuổi thọ 100 năm nhưng tham nhũng có bùa phép làm cho công trình chết yểu nhãn tiền. 

Tuyến đường sắt Bến Thành-Suối Tiên 

1. Tổng quát về tuyến đường sắt Bến Thành-Suối Tiên

Tuyến đường sắt Bến Thành-Suối Tiên dài 19.7Km, đường ngầm dưới mặt đất dài 2.6Km qua 3 nhà ga, và phần nổi đi trên cao 17.1Km với 11 nhà ga. Theo dự án thì tại mỗi nhà ga sẽ có máy bán vé tự động, nhà vệ sinh, điện thoại công cộng, và phương tiện phục vụ cho người khuyết tật. 

Theo dự án thì tuyến đường nầy dự trù sẽ cung cấp cho 160,000 hành khách mỗi ngày. 

Dự án khởi công năm 2012 do nhà thầu đầu tiên là Sumimoto thi công. Thủ tướng Việt Nam phê duyệt số vốn là 1.09 tỷ USD (19,000 tỷ đồng) nhưng sau đó đã đội vốn lên thành 2.49 tỷ USD (Tương đương 47,000 tỷ đồng). Lý do đội vốn là chính quyền TP/HCM tăng thêm những hạn mục so với thiết kế ban đầu. 

2. Những sai phạm và đội vốn trong dự án đường sắt Bến Thành-Suối Tiên 

Metro Bến Thành - Suối Tiên chậm tiến độ, đội vốn, bỏ hoang. 
Việc sửa đổi bản thiết kế tạo ra đội vốn là kẻ hở để những tay tham nhũng ăn cắp những số tiền mà không có ai làm chủ cả. 

Năm 2011, theo bản thiết kế thì nhà ga ở chợ Bến Thành có 2 tầng nhưng được tăng lên thành 4 tầng. Việc sửa đổi nầy làm tăng thêm 3,224 tỷ đồng. 

Tiếp theo, việc thi công thay đổi thiết kế tạo ra thêm 54 cột trụ, từ 476 cột tăng lên thành 530 trụ chống đở đường sắt trên cao, do đó ngân khoản của dự án tăng thêm 1,420 tỷ đồng. 

Phó Trưởng Ban Quản lý Hoàng Như Cương ký quyết định điều chỉnh tổng số vốn đầu tư là 54,006 tỷ đồng. Tuy nhiên trong báo cáo tài chánh vẫn còn giữ số tiền ban đầu của dự án ban đầu là 47,000 tỷ đồng. Việc nầy là có mờ ám về tiền bạc. 

Trong phần đường ngầm dưới mặt đất, bản thiết kế vòng tường bao bọc đường sắt dày 2m được sửa lại thành 1.5m. 

Ban quản lý bị kết tội lạm quyền, vì theo quy định thì những dự án đầu tư từ 30,000 tỷ đồng trở lên thì phải được Quốc hội phê chuẩn. 

Gia tăng 54 trụ cột thì phải gia tăng số tiền, nhưng không có ai biết được số tiền gia tăng chính xác là bao nhiêu. Những con số được ban quản lý đẻ ra, từ trên trời rớt xuống, thì làm gì có chứng từ chi tiêu cho được? 

Tóm lại, sai phạm nghiêm trọng nhất là tự ý điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà không xin phép, và sau đó ông Hoàng Như Cương tự phê duyệt ngân khoản gia tăng với số tiền là 3,224 tỷ đồng, nâng tổng số tiền của dự án mà không trình Quốc hội. 

3. Toàn bộ ban quản lý đường sắt Bến Thành-Suối Tiên nghỉ việc 

Không có lý do chính thức được nêu ra nhưng toàn bộ ban quản lý đường sắt Bến Thành-Suối Tiên đã xin nghỉ việc. Bắt đầu từ Bí thư Đảng ủy Hoàng Như Cương bỏ trốn sang Mỹ, sau đó gởi đơn viết tay xin thôi việc không ăn lương. 

Kế đó, Lê Nguyễn Minh Quang, trưởng ban quản lý xin thôi việc vì lý do cá nhân. Tính đến tháng 12 năm 2018 đã có 45 người nghỉ việc, trong đó có 5 lãnh đạo phòng, ban và 37 chuyên viên. 

Có gì bí ẩn bên trong. Công nhân tự ý nghỉ việc, tiền đâu mà sống? 

4. Âm mưu thâu tóm dự án Bến Thành-Suối Tiên của nhà thầu Tàu Cộng 

Ngày 29-12-2018, trên trang VOA có bài viết của ký giả Mặc Lâm tựa đề "Metro Bến Thành-Suối Tiên: Một kịch bản hoàn hảo". "Hoàn hảo" là những bước âm thầm trong mưu đồ thâu tóm dự án Bến Thành-Suối Tiên được thực hiện một cách có hiệu quả. Bắt đầu là việc không cho giải ngân 100 triệu USD khiến cho nhà thầu Nhật Bản Sumimoto bỏ thi công dự án. 

Kế đến là âm mưu làm cho Ban quản lý dự án tan rả do sự đánh phá của một nhóm nhà báo, kết quả là 45 người đã nghỉ việc mà không có lý do được nêu ra. 

Ông Hoàng Như Cương bỏ trốn sang Mỹ &
Hiện trường cầu sập
Phó ban quản lý là Hoàng Như Cường bỏ trốn sang Mỹ, Trưởng ban quản lý là Lê Nguyễn Minh Quang bị "đấu tố" và cho nghỉ việc, cấm ra nước ngoài. 

Tóm lại, không cho giải ngân 100 triệu USD đưa đến nhà thầu Nhật Bản bỏ dự án, ban quản lý dự án tan rả, tạo cơ hội cho nhà thầu Tàu Cộng thâu tóm dự án Bến Thành-Suối Tiên. 

Tờ báo Trung Cộng Sichuan Daily đã lộ liễu công khai cho biết, khi biết được Việt Nam không trả 100 triệu USD theo thời hạn ấn định, nên nhà thầu Nhật Bản Sumimoto đã ngừng thi công dự án, thì Cục 6 Đường sắt Trung Cộng nhảy vào thay thế. Tờ báo còn tiết lộ thêm, nếu như chính quyền TP/HCM không chấp nhận nhà thầu Trung Cộng thì họ sẽ tìm cách hợp tác với nhà thầu Nhật Bản để thi công dự án. 

Đầu dây mối nhợ là việc không cho giải ngân 100 triệu USD. Đối với nhà nước Việt Nam thì 100 triệu USD không phải là một số tiền lớn, hơn nữa Thủ tướng VN đã phê chuẩn thuận dự án nầy, trong đó có một tài khoản 100 triệu USD. 

Tóm lại, âm mưu thâu tóm dự án đường sắt BT-ST được thực hiện mà ký giả Mặc Lâm gọi là « hoàn hảo". 

Bộ trưởng Nhật Bản qua Việt Nam đòi nợ 

1. Đại sứ Nhật Bản gởi tối hậu thư đòi nợ 

Đại sứ Nhật Bản ở Việt Nam, ông Umeda Kunio gởi tối hậu thơ cho Thủ tướng và Chủ tịch UBND/TP/HCM yêu cầu trả nợ 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật Bản, cho biết hợp đồng đã hết hạn vào tháng 4 năm 2017 nhưng suốt 19 tháng sau đó ban quản lý không trả số tiền 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật. 

Đại sứ Nhật cảnh báo, đến tháng 12 năm 2018 mà không trả nợ thì nhà thầu sẽ ngừng thi công. 

2. Ông Bộ trưởng Nhật sang Việt Nam đòi nợ 

Ông Keiichi Ishii, Bộ trưởng Bộ Đất đai và Du lịch có cuộc gặp mặt báo chí vào buổi tối ngày 25-12-2018, cho biết, ông đã làm việc với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ GT/VT Nguyễn Văn Thể để bàn về việc Nhật muốn Việt Nam phải nhanh chóng thanh toán số tiền 100 triệu USD cho nhà thầu Nhật. 

Vốn ODA thuộc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật JICA (The Japan International Cooperation Agency) cho Việt Nam vay 1.09 tỷ USD (19,000 tỷ đồng), nhưng sau đó đội vốn lên tới 2.49 tỷ USD (47,000 tỷ đồng). 

Vụ việc nầy làm cho Việt Nam chai mặt đối với một đối tác có thiện chí giúp đỡ, do đó thể diện Việt Nam bị bán rẻ, chỉ vì 100 triệu USD. 

Kết luận 

Nhật Bản là quốc gia cho Việt Nam vay nợ ODA nhiều nhất. Nợ hỗ trợ để phát triển với lãi suất thấp, thời gian trả nợ lâu dài, từ 10 năm đến 40 năm. Tuy nhiên những khoản tiền giúp đỡ đó đã bị tham nhũng cắt xén như vụ tham nhũng PMU-18, vụ PCI của Dự án Xa lộ Đông Tây, vụ sập cầu Cần Thơ khi đang xây… 

Việc sử dụng vốn không có hiệu quả như đường hầm Thủ Thiêm. Tệ nhất là cán bộ tham nhũng, ăn cắp tiền để sống xa hoa, phung phí, ăn chơi sa đọa. 

Vụ quỵt nợ 100 triệu USD làm mất thể diện Việt Nam không những chỉ đối với Nhật mà còn mất mặt đối với thế giới. 

Chế độ độc tài sanh ra tham nhũng. Tham nhũng có hệ thống. Tham nhũng đoàn kết lại, bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ đảng để tài sản và tánh mạng được bảo vệ, để tiếp tục tham nhũng. 

Do đó, có nhiều phe nhóm thành hình. Cả gia đình tham nhũng, chia ra kẻ nắm quyền lực bao che cho người nắm kinh tế, tài chánh. Gia đình kết hợp với gia đình qua ngõ thông gia, làm sui gia với nhau, do đó bên chồng bên vợ, bên nội bên ngoại đều tham nhũng. Tham nhũng ngự trị. Thừa thắng xông lên, phất cờ tham nhũng. Tiến lên! Tham nhũng toàn thắng ắt về ta. Tham nhũng Việt Nam vô địch. Đảng Cộng Sản Việt Nam vô địch tham nhũng, muôn năm! 

27.07.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo