Những nghi vấn trong vụ nổ công an Đắk Lắk - Dân Làm Báo

Những nghi vấn trong vụ nổ công an Đắk Lắk

Một người chết là con UVTƯĐ, một người bị giấu không thông báo và được chữa bệnh... thần kinh

CTV Danlambao - Từ việc một công an con cựu bí thư tỉnh / UVTƯĐ chết, hành động gấp gáp khẳng định ngay đây chỉ là một tai nạn mà không cho biết tai nạn vì đâu, xác định ngay không phải khủng bố trước khi tiến hành điều tra, đến việc không công bố một cán bộ PA 72 bị thương và người này lại được chữa trị thần kinh... cho thấy vụ việc này có nhiều nghi vấn và ẩn số đen tối...

*

Một trong những công an bị chết trong vụ nổ ở công an Đắk Lăk vào ngày 12/12/2016 là con một ủy viên TƯ Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Đây là Y Quyết BKrông, cán bộ phòng Cảnh sát môi trường, là con trai của ông Niê Thuật.

Cho đến nay theo thông báo báo chí của UBND tỉnh thì có 3 công an chết và 3 bị thương. Trong số này có 4 người thuộc Phòng cảnh sát môi trường, 2 người thuộc phòng kỹ thuật hình sự.

Vào trưa ngày 13/12 thượng tá công an Bùi Trọng Tuấn - Trưởng phòng Tham mưu-tổng hợp cho biết, Đoàn công tác của Bộ Công an đang trên đường vào để chỉ đạo điều tra vụ nổ xảy ra tại trụ sở Công an tỉnh (1).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ra lệnh cho Tỉnh ủy, UBND và Công an Đắk Lắk tập trung điều tra nguyên nhân vụ việc. 

Điều này chứng tỏ nguyên nhân vụ nổ chưa thể xác định được dựa vào một cuộc điều tra nghiêm túc.

Tuy nhiên, trước đó vào sáng 13/12, UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo và cũng chính ông thượng tá công an này khẳng định: "Đây là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại." (2).

Làm thế nào để có thể "khẳng định" khi tiến trình điều tra bởi Bộ Công an chưa tiến hành? Lý do gì mà UBND và công an tỉnh đã vội vàng tuyên bố lời khẳng định không phải khủng bố hay phá hoại?

Đồng thời, các quan chức cũng không xác nhận nếu là tai nạn thì tại nạn bị gây ra bởi nguyên nhân gì.

Khi được hỏi vào lúc xảy ra vụ nổ, các công an đang trực theo phân công hay làm gì, vụ nổ có ảnh hưởng đến hồ sơ các vụ án thì các quan chức đã không trả lời và tuyên bố chấm dứt họp báo. 

Một điểm đáng ghi nhận khác là thông tin chính thức từ các quan chức thì có 6 người bị nạn gồm 3 người tử thương: Phan Thế Trung, Ngô Quang Cường, Y Quyết BKrông; 3 người bị thương: Y An, Lê Quang Vũ, Đặng Kỳ Hưng. Tuy nhiên, tại bệnh viện thì phóng viên báo Tiền Phong phát hiện số thương vong là 7. (3)

Người không có tên trong danh sách thông báo là thượng sĩ Vũ Xuân Khuê.

Khác với 6 người kia thuộc phòng Cảnh sát môi trường hay phòng kỹ thuật hình sự, Vũ Xuân Khuê là cán bộ phòng PA 72, tức là phòng Quản lý xuất nhập cảnh.

Tại sao một cán bộ PA72 bị thương đã bị giấu giếm, không thông báo?

Đồng thời Vũ Xuân Khuê lại được điều trị tại khoa Ngoại thần kinh. Khuê nhập viện vào lúc 22h51’đêm 12/12, tức là chỉ 2 giờ sau khi vụ nổ xảy ra. Lý do gì để các bác sĩ chữa trị thần kinh ngay cho một người vừa bị thương bởi một vụ nổ?

-->
Bố mẹ thượng sĩ Vũ Xuân Khuê phòng PA 72 

cùng lãnh đạo BV tỉnh tại khoa Nội BV ĐK tỉnh.
Ảnh và ghi chú của Tiền Phong


Từ việc một công an con cựu bí thư tỉnh / UVTƯĐ chết, hành động gấp gáp khẳng định ngay đây chỉ là một tai nạn mà không cho biết tai nạn vì đâu, xác định ngay không phải khủng bố trước khi tiến hành điều tra, đến việc không công bố một cán bộ PA 72 bị thương nhưng lại được chữa trị thần kinh... cho thấy vụ việc này có nhiều nghi vấn và ẩn số đen tối.

14.12.2016



_________________________________

Ghi chú:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo