Nước Tàu của Tập Cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Liên xô và sẽ sụp đổ - Dân Làm Báo

Nước Tàu của Tập Cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Liên xô và sẽ sụp đổ

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao)
Nước Tàu hay Trung cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình làm cho nhiều người phải đặt câu hỏi. Có người cho rằng nước này đang lớn mạnh và sẽ vượt mặt Hoa Kỳ, tạo nên một trật tự thế giới mới. Có người nghĩ ngược lại, tin rằng nước này đang đi vào vết xe của Liên xô cũ và sẽ sụp đổ.

Chúng ta nghĩ sao?

Cùng nhau xem xét vấn đề một cách kỹ càng hơn.

I ) Nước Tàu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản dưới quyền của Tập Cận Bình đang lớn mạnh, sẽ vượt mặt Hoa kỳ, chỉ huy thế giới.

Không ai chối cãi rằng nước Tàu trong vòng 30 năm qua đã tăng trưởng vượt bậc, tổng sản lượng tính theo thống kê năm 2019 là 13 000 tỷ Đô la, sản lượng tính theo đầu người là 9 633; trong khi đó của Hoa kỳ là 20 000 tỷ, sản lượng tính theo đầu người là 62 518 Đô la.

Với đà tăng trưởng này, Trung cộng sẽ vượt mặt Hoa kỳ.

Số tỷ phú hiện nay ở Hoa kỳ là 696 người, đứng thứ nhì, sau Trung cộng là 992 người.

Ngay cả với nạn dịch Covid-19, kinh tế Trung cộng vẫn tăng trưởng, vào năm 2 020 là +2,3% ; trong khi đó của Hoa kỳ lại giảm với – 3,4%, cùng với tất cả những cường quốc thế giới, Pháp là -9; Đức là – 5,4; Anh là -10 v.v…

Đó là mặt phải của chiếc huy chương Trung cộng. Nhưng mặt trái còn rất nhiều vấn đề khiến Trung cộng khó bề vượt mặt Hoa kỳ trong nhiều lãnh vực, để lãnh đạo thế giới.

Đó là:

- Dân số bị xút giảm: Nhìn trong lịch sử thế giới, chưa một quốc gia nào dân số xút giảm mà trở thành siêu cường. Dân số Tàu, từ ngày Đặng tiểu Bình ra luật cấm không có 2 con đến nay, lâm vào tình trạng dân số xút giảm. Tình trạng này trở nên báo động, chính quyền đã bãi bỏ luật này và khuyến khích dân sinh sản. Tuy nhiên vì cuộc sống khó khăn, theo như đương kim Thủ tướng Lý khắc Cường, thì hiện giờ Trung cộng vẫn còn 650 triệu người, gần một nửa dân số, sống dưới mức nghèo đói chỉ có hơn 150 $ một tháng, tức khoảng hơn 5$ một ngày, nên không dám có con. Dân số vẫn giảm là vì vậy.

- Nước Tàu vẫn bị lâm vào nạn thiếu lương thực triền miên. Một năm dân Tàu tiêu dùng khoảng 750 triệu tấn lương thực, nhưng chỉ sản xuất được khoảng 500 triệu tấn. Đấy lại chưa nói hàng năm số diện tích canh tác bị thu nhỏ lại khoảng 200 000 hectares vì làm nhà và xây hãng xưởng.

- Thiếu dầu hỏa, một ngày Trung cộng phải nhập cảng hơn 10 triệu thùng dầu hỏa, vì sản xuất chỉ được 4 triệu thùng.

- Kinh tế Trung cộng mặc dầu phát triển, nhưng chỉ là kinh tế gia dụng, với trình độ khoa học và kỹ thuật thấp. Ở mức độ cao, sản xuất chất bán dẫn và những con "Chip", Trung cộng chưa làm nổi. Và đây là cuộc tranh hùng khoa học và kỹ thuật vào thế kỷ 21 và trong tương lai. Vào năm 2017, Trung cộng đã cho lập nhà máy Hong Xin, bỏ ra gần 20 tỷ $, mua những máy móc cao cấp của Hòa Lan, thuê một người kỹ sư nổi tiếng của Đài Loan để sản xuất những con chip; nhưng gần đây, hãng này và 10 hãng phụ thuộc đã tuyên bố phá sản, vì không sản xuất nổi, làm cho chính phủ hao tốn 18,5 tỷ $.

- Đấy là nói sơ về kinh tế, còn quân sự, chính trị nội bộ, tranh chấp trong Đảng, vụ Tân cương, Tây tạng, Hồng kông, chính trị ngoại giao, ngoài vụ tranh chấp biển Đông, Đài Loan, gần như hiện nay Trung cộng không có một nước bạn ở chung quanh, hai nước Bắc Hàn và Việt Nam, tuy cùng chung ý thức hệ, nhưng "Đồng sàn, dị mộng". Với dịch Covid phát xuất từ Trung cộng, ngày hôm nay cả thế giới nhìn nước Tàu với con mắt ác cảm.

- Riêng về quân đội, mặc dầu có số quân đông, nhưng về kinh nghiệm tác chiến, trang bị còn thua xa Hoa kỳ, ngay cả thua xa Nhật. Đức Trần Hưng Đạo, người đã 3 lần đánh tan quân Mông cổ, hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, có nói:

"Quân không cần đông, nhưng cần tinh nhuệ; Vũ khí không cần nhiều, nhưng cần sắc bén".

- Quân đội Trung cộng tuy đông, nhưng không tinh nhuệ, không có kinh nghiệm tác chiến, không có sự phối hợp giữa các binh chủng, không quân, lục quân và hải quân. Nhất là vì sợ đảo chính, ăn hối lộ nếu ở lâu một vùng, một binh chủng, nên một người tướng phải bị di chuyển thường xuyên từ binh chủng này qua binh chủng khác, từ vùng chiến thuật này sang vùng chiến thuật khác. Về trang bị, thì trang bị bằng vũ khí nhái lại, phần lớn là của Liên sô và của Hoa kỳ, khi ra trận, thường bị trục trạc kỹ thuật, từ không quân đến xe tăng, đại pháo. Đấy là chưa nói đến việc quân đội Trung cộng, theo một bản tường trình của cơ quan nghiên cứu Carnegie, thì quân đội này rất bất tuân kỷ luật, vì phần lớn là con một, ở nhà được chiều chuộng, nay đi lính, phải tuân theo kỹ luật, thì là một cực hình. Còn những người tự nguyện đi lính, thì phần đông là những người mắc bệnh tâm thần.

Đấy là chưa nói hiện nay để trở thành siêu cường, thì phải là một cường quốc hải quân. Mặc dầu Trung cộng, số tàu chiến đông, hơn 500 chiếc, Hoa kỳ chỉ có 500 chiếc, nhưng tàu của Trung cộng chỉ là tàu duyên hải, không có thể ra xa. Hai chiếc hàng không mẫu hạm, một chiếc mua theo kiểu bán sắt vụn, từ Ukhraine, và một chiếc mới hạ thủy. Chiếc này mới hạ thủy thì đã phải trở về bến liền vì trục trạc kỹ thuật. Chiếc kia thì chỉ để bày cảnh, vì người ta chẳng thấy phi cơ hạ cánh và cất cánh.

II) Nước Tàu của Tập cận Bình đang đi vào vết xe đổ của Liên xô cũ và sẽ sụp đổ

Nước Tàu của Tập cận Bình hiện nay làm cho người ta liên tưởng đến nước Liên xô thời Brejnev.

Lịch sử nhiều khi lập lại, không như 2 giọt nước, nhưng có những chiều hướng giống nhau.

Brejnev là Tổng bí thư Đảng cộng sản đời thứ tư, sau Lénine, Staline và Khrouschev, lên ngôi vào năm 1964, chết năm 1983, cầm quyền 20 năm.

Thật vậy, nếu chúng ta xét về con người, hoàn cảnh lên nắm quyền và những giấc mơ, thì chúng ta thấy có những điểm hao giống nhau giữa 2 con người Brejnev và Tập cận Bình:

Cả 2 người đều là những con người cuồng tín, hết mình tin vào lý thuyết Mác-Lê, cho rằng chiến tranh "Cộng sản-Tư bản" nhất định sẽ xẩy ra, và tư bản đang "Tự đào mồ chôn mình", lời của Mác.

Vào thời Brejnev, vào những năm 60, người ta còn hiểu, nhưng tới ngày hôm nay, họ Tập vẫn tin như như vậy, vì nhiều lần ông tuyên bố "Kiên trì lý thuyết Mác-Lê."

2 ) Hoàn cảnh 2 người lên nắm quyền có những điểm tương đồng: Đó là được hưởng những thành quả của những chính quyền trước. Trong khi đó phía tư bản cầm đầu bởi Hoa kỳ đều gặp những khó khăn.

Như chúng ta đã nói Brejnev lên nắm quyền vào năm 1964, sau khi hạ bệ Khrouschev. Lúc này, đường lối chính trị, quân sự ngoại giao chính của Hoa kỳ là chiến tranh Việt Nam. Một lỗi lầm to lớn của Hoa kỳ là đảo chính chế độ Đệ Nhất Cộng hòa, làm cho chính trường miền Nam rối loạn, với nhiều cuộc đảo chính tiếp theo. Trong khi đó thì tình hình quân sự trở nên tồi tệ.

Tập cận Bình lên ngôi vào năm 2012, phía tư bản, cầm đầu bởi Hoa kỳ, vừa mới thoát khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2009. Hoa kỳ mới gượng dậy, trong khi đó những nước khác thì vẫn còn khó khăn.

3) Cả hai người đều được hưởng những thành quả của những chính quyền trước:

Đối với Brejnev, thì sau Đệ Nhị thế Chiến (1939-1945), sau cuộc nắm quyền sắt thép của Staline, nước Nga có gặt được những thành quả ngoạn mục: đưa phi thuyền và đưa người ra ngoài không gian đầu tiên, vượt mặt Hoa kỳ, phong trào phản chiến vào những năm 60 lan ra khắp thế giới.

Đối với Tập cận Bình, sau 30 năm mở cửa, trở về một phần kinh tế thị trường, nước Tàu tăng trưởng ngoạn mục, mặc dầu đây không phải là kết quả của kinh tế quốc doanh, tập trung, nhà nước. Nhưng kết quả vẫn là đó. Nước Tàu ngân quỷ dồi dào, dự trữ ngoại tệ lên tới 3 hay 4 000 tỷ $.

4) Chính vì lẽ đó mà cả hai người, Brejnev và họ Tập, đều tiêu xài một cách quá độ, đưa ra những mộng lớn, mộng nhỏ, chủ trương chạy đua vũ trang không tiền khoáng hậu.

Đối với Brejnev, ông đã đưa ra một chiến lược, gồm thượng sách và trung sách. Thượng sách nhằm tấn công tư bản ở mọi nới trên thế giới, sớm thắng tư bản để ngọn cờ cộng sản tung bay khắp nơi. Trung sách là chia đôi thế giới. Chiến lược này ông đã dùng để thuyết phục những người trong Trung Ương Đảng, rồi hạ bệ Khrouschev.

Brejnev cầm quyền đúng 20 năm từ năm 1964 tới khi ông chết vào năm 1983. Ông đã thực hiện cả 2 kế sách, nhưng đều thất bại, để đến nỗi trước khi nhắm mắt, ông phải than lên:

"Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là giả, công chức đến sở làm việc là để có mặt, sau đó là đi coi hát hay làm việc riêng."

Ngày hôm nay với Tập cận Bình, chính sách chinh phục thế giới của ông được gói ghém trong 2 giấc mơ: Giấc mơ 2025, nước Tàu sẽ theo kịp trình độ khoa học và kỹ thuật các nước Tây phương, nhất là nước Mỹ. Giấc mơ thứ hai vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản nắm quyền. Nước Tàu trở nên giầu có.

Những giấc mơ này được thực hiện qua nhiều dự án, như thực hiện con Đường Tơ lụa, "Cả Ngàn cánh tay, cả ngàn tài năng" nhằm mua chuộc thu hút tài năng thế giới.

Brejnev cầm quyền 20 năm, 10 năm thực hiện những mộng lớn, mộng nhỏ, 10 năm chờ kết quả.

Kết quả là đưa Liên xô tới bờ vực thẳm.

Hiện Tập cận Bình cũng đã cầm quyền được 9 năm. Nhưng người ta cũng đã thấy những sơ hở và những sai xót của những mộng lớn mộng nhỏ của ông.

Riêng về việc đuổi kịp các nước tây phương về khoa học và kỹ thuật, thì người ta có thể nói cuộc tranh hùng về khoa học kỹ thuật vào thế kỷ 21 và tương lai là khoa học chất bán dẫn và sản xuất những con chip. Ở lãnh vực này Trung cộng còn thua xa. Hàng năm Trung Cộng phải mua vào khoảng 300 tỷ $ những con chip, hơn cả tiền nhập cảng dầu hỏa.

Vào năm 2017, năm bắt đầu chiến tranh thương mại với Hoa kỳ, Trung cộng đã ý thức và vội vã xây dựng một nhà máy sản xuất chip, hãng Hong Xin, như đã nói ở trên, nhưng thất bại.

Về Con đường Tơ lụa, thì họ Tập nói sẽ bỏ ra 1 000 tỷ $ để xây dựng con đường này. Nhưng cho tới ngày hôm nay người ta cũng không biết là đã bỏ ra bao nhiêu, tuy nhiên những nước thân cận với Trung cộng là Pakistan, Sri lanka, Djibouti v.v… đều choãi ra vì tiền lời cho vay quá cao, những hãng xưởng xây dựng phần lớn là của Trung cộng, thi hành hợp đồng một cách cẩu thả. Đấy là chưa nói đến những nước chống dự án này, vì cách đầu tư không minh bạch, vì không tôn trọng môi trường.

Năm 2022, Đảng Cộng sản Trung cộng họp đại hội, không biết giới lãnh đạo Trung cộng có ý thức được những sai lầm, những thiếu xót của những giấc mộng to, giấc mộng nhỏ của họ Tập hay không.

Nếu không, thì Đảng này sẽ đi vào vết xe đổ của Liên sô thời Brejnev, có nhiều khả thế đi đến chỗ phá sản.

Lịch sử nhiều khi lập lại, không giống nhau như 2 giọt nước, nhưng có chiều hướng giống nhau là như vậy. (1)

Paris ngày 08/05/2021

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo