Năm nay lại là... năm của các anh??? - Dân Làm Báo

Năm nay lại là... năm của các anh???

Mẹ Nấm Tháng 12 năm 2010, tôi có viết bài Năm nay là năm của các anh. Ba tháng sau, với nhiều áp lực, tôi đã thừa nhận: Khen các anh rất khó. Tháng 11 vừa rồi, đọc thấy tin Thủ tướng biểu dương ngành Công an, tôi cũng đã chân thành tự kiểm điểm với Thủ tưởng rằng: Mình thật là có lỗi. Với hy vọng và một niềm tin son sắt vào sự trong sạch của đội ngũ cán bộ chiến sỹ ngành Công an, hôm nay tôi làm bản tổng kết sơ bộ tình hình năm 2011 cho ngành như sau:

1. Tháng 01/2011: 

* Hà Nội:
Công an xã đánh dân như xã hội đen. (Diễn viên chính: Nguyễn Hữu Khoa, Trưởng công an, ông Tưởng và ông Tuấn (Công an viên) – xã La Phú - huyện Hòa Đức)

2. Tháng 2/2011:

* Bắc Giang:
Một công an đánh người tâm thần. (Diễn viên chính: Nguyễn Đình Hoàn - cán bộ quản giáo Trại giam Ngọc Lý, Tân Yên, Bắc Giang)

3. Tháng 3/2011:

* Hà Nội:
Bị đánh gãy cổ vì không đội mũ bảo hiểm? (Diễn viên chính: Trung tá Nguyễn Văn Ninh - Công an phường Thịnh Liệt)

* Tiền Giang:
Trung tá công an bị tố đánh người vì không được massage (Diễn viên chính: Trung tá Huỳnh Trí Dũng - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang)

* Sóc Trăng: 
Truy tố 3 công an đánh người tử vong. (Diễn viên chính: Thượng úy Võ Văn Út Đèo (Phó trưởng Công an thị trấn Ngã Năm) - Thượng sĩ Danh Nhãn (cảnh sát khu vực ấp 3) - Trung sĩ Trần Tuấn Khải (cảnh sát khu vực ấp 2) - Nguyễn Quốc Thắng (dân quân tự vệ) : Huyện Ngã Năm – tỉnh Sóc Trăng.

*Cần Thơ:
Tài xế taxi bị một thiếu tá công an đánh. (Diễn viên chính: Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó phòng cảnh sát giao thông Đường bộ-Đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang)

4. Tháng 4/2011:

* Sài Gòn: 
Công an đánh người mang thai tại trụ sở?. Diễn viên chính: Ông N.T.H - Công an phường Tân Phú – Q.9 – Tp.HCM.

* Bình Dương:
(26/04/2011 : Công an huyện Bến Cát – Tỉnh Bình Dương)
Lộ diện kẻ gạ tình. (Diễn viên chính: Điều tra viên Nguyễn Thành Phú – Công an thị xã Thuận An được tăng cường về huyện Bến Cát)

5. Tháng 5/201:

* Đà Nẵng:
Một thượng sĩ cảnh sát giao thông đánh người . (Diễn viên chính: Nguyễn Anh Minh - Thượng sĩ cảnh sát giao thông Công an TP Đà Nẵng)

6. Tháng 6/2011:

* Huế:
Từ công an phường về, cháu bé 11 tuổi nhập viện. (Diễn viên chính: Thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang: Công an phường Thủy Xuân – Huế)

* Khánh Hòa: 
Hoãn xử vụ Công an Nha Trang dùng nhục hình. (Diễn viên chính: Đại úy Trần Bá Tuấn và trung úy Nguyễn Đình Quyết (thuộc Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang
Đề nghị truy tố nguyên trung úy cảnh sát dùng nhục hình (Diễn viên chính: Trung úy Lang Thành Dũng – cảnh sát hình sự – Công an Tp. Nha Trang)

7. Tháng 07/2011: 

* Hà Nội: Công an đạp vào mặt người biểu tình yêu nước
Không có việc Công an Hà Nội trấn áp, đàn áp thô bạo (Diễn viên chính: Đại úy Minh, Đội phó Đội an ninh Công an quận Hoàn Kiếm)

8. Tháng 8/2011:

* Ninh Thuận:
Tạm giam công an nghi đánh người tử vong. (Diễn viên chính: Thượng sĩ Lê Khắc Sáu - Đội Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm)

9. Tháng 9/2011:

* Kiên Giang:
Sẽ làm rõ vụ công an phường đánh dân. (Diễn viên chính: Trung tá Nguyễn Hoàng Tương – Phó công an phường An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang)

10. Tháng 10/2011:

* Long An:
Kiểm điểm 3 cảnh sát đánh người (2/10/2011 – Công an Tp Tân An)
Đề nghị phê bình đại úy đánh báng súng vào đầu dân. (Diễn viên chính: Đại úy Đỗ Thành Trung – Trưởng Công an xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An)

* Bình Phước:
Bị can chết, hàng trăm người gây rối trụ sở CA huyện (9/10/2011: Công an huyện Bù Đốp – Tỉnh Bình Phước)

11. Tháng 11/2011:

* Huế:
Trưởng công an xã bị tố đánh dân. (Diễn viên chính : Trưởng công an xã Trương Văn Lộc - xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế). 

* Cà Mau:
Công an xã dàn cảnh đánh dân? (Diễn viên chính: Phó trưởng Công an xã Đông Hưng, huyện Cái Nước – Cà Mau)

12. Tháng 12/2011: 

* Bình Dương:

* Thanh Hóa:

-----------------

Theo thống kê của báo chí, từ năm ngoái và sáu tháng đầu năm nay, con số nạn nhân tử vong do “hành xử chuyên môn” ngày càng tăng theo thời gian.

Ngoài những cái chết oan tại các đồn công an và việc công an sử dụng bạo lực khi thi hành nhiệm vụ (đặc biệt là với trẻ nhỏ) có dấu hiệu tăng.

Phải chăng, trách nhiệm của ngành công an đối với an toàn an ninh xã hội về mọi mặt đã bị giảm sút, nhưng quyền hạn, hiểu theo nghĩa “lộng hành” ngày càng tăng cao?

Có thể, người lạc quan nhìn vào bản tổng kết sẽ cho rằng: 1 tháng có 30 ngày, 1 năm có 12 tháng, và chỉ có chừng đó vụ, thì không có gì nghiêm trọng đến mức phải nhìn ngành công an u ám như vậy.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc một cơ quan thừa hành và bảo vệ pháp luật cứ liên tục vi phạm pháp luật, bất cứ ai nhìn vào đủ để đánh giá tính ổn định, an toàn an ninh của quốc gia chưa?

Có lẽ chẳng cần phải đợi đến thế lực thù địch nào mạnh hơn đâu, chừng đó đủ để nghi ngờ sự bình yên của xã hội này đang ở mức báo động rồi.

Trước tình hình nội bộ phức tạp và càng ngày càng sa sút phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liệu dân chúng dám đặt niềm tin vào lực lượng công an nữa không?

Là một người đã từng bị bắt, giữ - hơn một lần, tôi thấy rõ: Lực lượng công an đã thực thi quyền hạn, trách nhiệm ngày một xa với tiêu chí, càng xa với mục đích tồn tại của ngành. "Công an nhân dân - vì nước quên thân - vì dân phục vụ".

Đặc biệt là hai vụ án mạng có liên quan đến công an là vụ việc của gia đình ông Trịnh Xuân Tùng (Hà Nội) và anh Nguyễn Công Nhựt (Bình Dương) đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng và chưa có dấu hiệu gì về việc sẽ có phiên tòa xét xử những người liên quan.

Điều này càng làm người ta nghi ngờ hơn về tính công khai - minh bạch trên tinh thần "thượng tôn pháp luật" giữa các ngành lập pháp - hành pháp với nhau.

Năm nào cũng phải làm một bản tổng kết như thế này, thât đáng buồn.

Và ít nhất, tôi nghĩ, người dân cần một câu trả lời, một động thái rõ ràng của người đứng đầu ngành Công an, trước tình trạng tồi tệ trên.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo