Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 1) - Dân Làm Báo

Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 1)

Đôi lời về tác giả: Ông Đỗ Đức Mậu năm nay 83 tuổi. Ông nguyên là một giáo viên dạy sử tại Hải Phòng. Trong khi còn công tác và nhiều năm sau khi đã nghỉ hưu, ông đã không dám lên tiếng nhưng đến lúc cuối đời ông phải một lần nói lên sự thật - dù sự thật đó chỉ là một bài viết nhưng ông muốn nhiều người, nhất là thế hệ trẻ biết được chân dung thật sự của Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một người dạy sử đã từng phục vụ chế độ. Bài viết này là một bản đánh máy 18 trang chữ rất nhỏ mà tác giả muốn được đăng trên Danlambao. Danlambao đánh máy lại và chia ra từng phần để gửi đến các bạn đọc.

*


Việt Nam sau ngày 15/08/1945

Ngày 15/8/1945 kết thúc thế chiến thứ 2, quân Nhật đầu hàng quân đồng minh. Ở Nam vĩ tuyến 16, quân Anh giải giới xong quân Nhật thì đùn đẩy nhiệm vụ cho nước Pháp, nên quân đội Pháp đã ở lại miền Nam Việt Nam. Điều này đã mở đầu cho cuộc chiến chống lại người Pháp của những người Việt yêu nước. Trong khi đó, quân đội Tưởng Giới Thạch được giao nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở bắc vĩ tuyến 16.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh phá được cuộc mitting do ông Phan Kế Toại tổ chức, nhằm vận động Tổng hội viên chức ủng hộ lá cờ vàng ba vạch đỏ (của vua Bảo Đại). Khi mitting khai mạc thì người của Mặt trận Việt Minh đã được cài vào, trưng cờ đỏ sao vàng ra, nhảy lên cướp lễ đài và ném lá cờ vàng ba sọc đỏ từ nóc nhà hát lớn Hà Nội xuống (2). Cuộc mitting thành cuộc biểu tình tuần hành và bắt đầu cuộc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (3). Ít ngày sau, 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch kéo sang. Ngày đó tôi mới hơn 10 tuổi, nghe người lớn nói nhiều điều không hay về quân “Tầu Ô” nhưng tôi không thấy họ nhũng nhiễu, hay làm điều xằng bậy ở đường phố.

Dưới áp lực của quân Tàu Tưởng, Hồ Chí Minh phải thực hiện tổng tuyển cử tự do, có các đảng đối lập tham gia và thành lập một chính phủ liên hiệp.

Bố tôi nhận xét: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là thực sự do dân bầu. Đại biểu quốc hội đó là những nhân sĩ có tài có đức được dân tin như các ông: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tường Tam (4). Số đại biểu là đảng viên Cộng Sản chẳng có là bao nên hoàn toàn bị lép về, các đảng phái đối lập thì được quân Tàu bênh che, ông Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mất ghế chủ tịch nước và như ông từng diễn tả tình thế bấy giờ là “thù trong giặc ngoài”, “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là tình thế của Hồ Chí Minh và ĐCSVN (chứ không phải tình thế đất nước).

Tình thế VN lúc bấy giờ cũng như các nước khác ở Đông Nam Á: hòa bình, yên ổn. Vì đồng minh đã thỏa thuận để các dân tộc nhược tiểu tự quyết. Vậy mà sao ông Hồ Chí Minh lại rên rỉ “Tình thế ngàn cân treo sợi tóc”? Xin để bạn đọc nhận định (5).

Lẽ đương nhiên là Hồ Chí Minh phải ra tay hóa giải cái tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" này đối với ĐCSVN. Ông ta đã làm cách nào? Không phải khổ công suy nghĩ cũng phải thấy rằng những việc Hồ Chí Minh và ĐCSVN phải làm là đẩy quân Tưởng Giới Thạch đi, tiêu diệt các đảng phái đối lập, lôi kéo cho được đông đảo dân chúng ủng hộ. Đối với tầng lớp trí thức lừng chừng thì dùng các biện pháp buộc những người này phải đi theo lá cờ đỏ sao vàng và khéo léo lợi dụng họ sao có lợi cho đảng cộng sản.

Và ông Hồ Chí Minh đã thực hiện được các điều trên một cách thành công phải gọi là “Quỷ khốc thần sầu”!

Đó là một đêm cuối năm 1945 hoặc đầu năm 1946 tôi không biết chính xác ngày nào - dân Hải Phòng nghe tiếng súng nổ ran (không lớn lắm) ở phía sông Cửa Cấm. Sau này mọi người biết là có hai chiến hạm Pháp bị quân Tàu bắn chìm đêm đó. Dân Hải Phòng được ăn đồ hộp móc lên từ các chiếm hạm (bày bán ở hai bên đường phố Phan Bội Châu - từ phố Bắc Ninh đến cổng chợ Sắt, suốt năm 1946).

Gần đây một bộ phim truyền hình hé lộ chi tiết Mặt trận Việt Minh đã thỏa thuận với St. Teney là đại diện của nước Pháp ở Hà Nội để quân Pháp vào thay quân Tàu làm nhiệm vụ sau giải giới. Báo chí khi đó thì đưa tin là Tàu và Pháp đánh nhau vì tranh nhau cướp nước Việt Nam! Không may cho Hồ Chí Minh là chẳng có chuyện đánh nhau gì cả. Còn quân Pháp thì ngậm cay mà lui vì biết mình sai do nhẹ dạ.

Sau đó, Lư Hán (tướng Tàu) hoạnh họe Hồ Chí Minh sao lại như vậy? Hồ Chí Minh phải vét kho dâng cho tướng Tàu là Lư Hán, Trương Phát Khuê, Bạch Sùng Hy (và cả Bộ trưởng ngoại giao của Tưởng là Hà Ứng Khâm) không biết bao nhiêu là vàng. Riêng Lư Hán còn được Hồ Chí Minh tặng thanh kiếm của Bảo Đại (Đàm Quang Trung kể lại) và sự việc đã được cho qua.

Vậy là kế hoạch lui quân Tàu của Hồ Chí Minh đã thất bại lần đầu.

Thế thì Hồ Chí Minh đã lui được 20 vạn quân Tàu bằng cách nào? Hồ Chí Minh đã cho ngài Bidault - thủ tướng Pháp ăn một quả lừa đắng.

Tục ngữ Việt Nam có câu “thua keo này, bày keo khác”. Hồ Chí Minh đã nghĩ ra một kế khác và đã thành công ngoài ý muốn.

Tháng 3 năm 1946 Hồ Chí Minh dẫn đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm nước Pháp. Ông đã ký với nước Pháp một tạm ước tại Fontaineblau (6/3/1946) theo đó 5 vạn quân Pháp thay thế 20 vạn quân Tàu, đóng ở 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn và Huế trong 5 năm để làm nhiệm vụ sau giải giới quân Nhật. Còn những điều khoản gì gì nữa dân thường đâu mà biết được.

Thế là 20 vạn quân Tàu phải nhanh chóng rút lui êm ru!

Các đảng đối lập cũng nhanh chóng bị quét sạch sau vụ án “Ôn Như Hầu”. Quân Pháp, quân Tàu cũng êm ru, dân không hề biết (như bộ phim “Ngọn nến hoàng cung” cho thấy cảnh” lính Pháp được đóng vào hòm gỗ to, mỗi hòm có 3-4 người”!).

Chuyến đi Pháp đó Hồ Chí Minh cũng thu lợi lớn: Chính phủ Pháp cho theo ông về nước không biết bao nhiêu là“ Lính khố đỏ” mà người Pháp đã điều sang Châu Âu để đánh nhau với Đức, ngày ấy gọi là lính kiều bào về đóng đầy ở các trường học, các đình làng Hàng Kênh, làng Vẻn, Miếu Hai Xã... Cùng về nước với ông còn có rất đông các trí thức du học ở Châu Âu như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Học Lễ, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm... để trở thành những thứ trang trí cho uy danh của Hồ Chí Minh.

Quân Pháp ở Hải Phòng như ếch bị bỏ giỏ cua: Nay chỗ này quân Pháp đụng độ với tự vệ, mai chỗ kia trại đóng quân Pháp bị đột nhập, đại bác bị kéo xuống sông… Người Pháp phải yêu cầu hàng ngày có xe liên kiểm đi tuần, trên xe lính Pháp ngồi một bên, vệ quốc đoàn ngồi một bên. Tình trạng này kéo dài chừng 8 tháng thì ngày 20/12/1946 ông Hồ Chí Minh la lên “Ta đã nhân nhượng mà giặc Pháp ngày càng lấn tới... Đồng bào hãy đứng lên! Toàn quốc kháng chiến!”

Tôi xin mạn phép có lời bàn: nếu người Pháp là giặc có dã tâm xâm lược nước ta thì hẳn là bọn giặc này quá ngu, chẳng biết gì về binh pháp cả! Khi đã ngồi trong nhà chủ mà lại dùng dằng từng bước, từng bước để cho chủ nhà có thời gian chuẩn chị đối phó (từ tháng 3 đến 12 năm 1946). Việc ông Hồ Chí Minh nói giặc Pháp “ngày càng lấn tới” chỉ là lời của ông ta thực hiện các điều đã cam kết trong Tạm ước 6-3. Nếu làm theo thì hóa ra cũng chẳng khác gì khi có người Tàu: hẳn là bất lợi cho Hồ Chí Minh và ĐCSVN nên Hồ chí Minh đã lần nữa trì hoãn kéo dài thời gian chuẩn bị để… đánh thì đánh! Đó mới là sự thật, vì việc, đánh nhau với người Pháp đã là lựa chọn của Hồ Chí Minh từ trước khi đi Pháp.

Ông ta từng nói với thuộc hạ “đánh nhau với Tàu thì khó vì nước Tàu ở sát nước ta mà quân Tàu lại đông, nhưng đánh nhau với Pháp thì không khó vì nước Pháp ở xa và quân không nhiều” (Đàm Q Trung nói).

(Còn tiếp)

danlambaovn.blogspot.com

_______________________________________

Chú thích:

(1) Tưởng Giới Thạch chỉ làm nhiệm vụ do Rosevelt, Chuschill, De Gaule, Staline phân công chứ không tự ý điều quân sang vĩ tuyến 16 Đông Dương.

(2) Ông Bảo Đại đã thay băng đỏ của lá cờ hoàng triều thành 3 vạch đỏ. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn được gọi là cờ quẻ ly theo kinh dịch. Ly là con lân sư-một trong tứ linh (long, ly, quy, phụng). Ông Bảo Đại muốn thay hoàng triều bằng một thể chế khác.

(3) Vua Gia Long sau khi sang triều Thanh cầu phong, xin đặt tên nước là Nam Việt. Càn Long đã đồng ý, nhưng sau lại đổi lại thành Việt Nam.

(4) Ông Nguyễn Thế Truyền là đại biểu Quốc hội của tỉnh Thái Bình. Ông đã tát tổng đốc Vi Văn Định ở bến phà Tân Đệ, Nam Định để bênh vực người lái phà. 

(5) Hồ Chí Minh nói: “Thù trong, giặc ngoài; ngàn cân treo sợi tóc!”. Vậy thù trong là ai?. Đó là các ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Trường Tam, Trương Tử Anh… Còn giặc ngoài là ai? Đó là 20 vạn quân Tưởng, quân Pháp mà ông chuẩn bị nhử sang và cả quân Mỹ mà chiến hạm của Mỹ lúc ấy đang neo đậu ở ngoài phao số 0 (Đồ Sơn, Hải Phòng). Cũng cần nói rằng cương lĩnh chính trị của Trần Phú có ghi “tr í,phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ” (trí thức là đối tượng hàng đầu mà cộng sản muốn diệt).


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo