Một góc nhìn phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn - Dân Làm Báo

Một góc nhìn phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn

Trần Thúy Hà (Danlambao) - Ông Đoàn Văn Vươn có tội gì? Có bốn kịch bản dành cho vụ xử gia đình Đoàn Văn Vươn:

- Kịch bản thứ nhất: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn và thi hành án tử hình.
- Kịch bản thứ hai: Tuyên án tử hình Đoàn Văn Vươn, chủ tịch nước ký lệnh ân xá, giảm hình phạt xuống mức chung thân.
- Kịch bản thứ ba: Đoàn Văn Vươn sẽ nhận một mức án giam có thể từ 12 tới 20 năm tù.
- Kịch bản thứ tư: Đoàn Văn Vươn nhận mức án từ 5 tới 10 năm tù.

Phiên tòa dù kết thúc theo kịch bản nào đi chăng nữa, thì khả năng anh Vươn được tái hòa nhập với xã hội cũng là con số không. Bởi vì, đây không phải là một phiên tòa thực thi công lý. Thực chất, phiên tòa này để gia cố quyền lực của đảng và trấn áp phong trào dân oan đòi đất, đồng thời hợp thức hóa từ từ "tờ giấy phép được bắn cho ngành côn an"

Đoàn Văn Vươn nổ súng vào đoàn cuỡng chế huyện Tiên Lãng và quyền lực của đảng tưởng như những chuyện chẳng liên quan gì nhau. Nhưng về bản chất, vụ việc này chỉ là hệ quả của việc bảo vệ an ninh quyền lực cho chế độ mà những người lãnh đạo cộng sản trong quá khứ đã khởi xướng.

Cần biết rằng, với một nước nông nghiệp như việt nam, an ninh quyền lực của chế độ nằm trong tay nông dân. Một cuộc chính biến trong nông nghiệp có thể đẩy quyền lực của những người cộng sản khi mới thiết lập được bộ máy nhà nước xuống sông xuống bể. Nhận thức được điều đó, qua đợt cải cách ruộng đất và tập thể hóa nông nghiệp, chính quyền đã tước đi tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nông nghiệp là đất đai. Dưới cái tên gọi mỹ miều “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người nông dân trờ thành tá điền ngay trên mảnh ruộng của mình, còn nhà nước (đảng) thay vua trở thành đại địa chủ mới.

Ngày nay, nông nghiệp không còn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, và nông dân cũng không còn là kẻ nắm đằng chuôi quyền lực của đảng. vai trò đó thuộc về những tay tư sản đỏ, hoặc những nhóm lợi ích gắn chặt với quyền lực của đảng. tất nhiên, một lần nữa tư liệu sản xuất của nông dân, lại là một trong ít nguyên nhân để các thành phần đó giàu lên nhanh nhất. Quyền lực của đảng sẽ như thế nào, quyền quyết định trong tay những thành phần ấy. Bởi, cái ghế của các lãnh đạo đảng đang ngồi, xem ra, nhóm lợi ích nắm cả bốn chân.

Nhìn lại, trên khắp đất nước việt nam, có bao nhiêu vụ tranh chấp đất đai giữa “phe chế độ” và nhân dân, có bao nhiêu vụ cuỡng chế về quy mô, tính chất nghiêm trọng hơn hẳn vụ ở Tiên Lãng như cuỡng chễ đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên, cuỡng chế ở Vụ Bản, Nam Định và một số nơi khác. Thế nhưng, tại sao vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng lại làm rung chuyển dư luận trong nước, choáng váng cả hệ thống công quyền.

Bởi vì, Đoàn Văn Vươn đã sử dụng chính những thứ vũ khí mà đảng sử dụng để thiết lập, duy trì và bảo vệ quyền lực thách thức ngược lại quyền lực của đảng, đó chính là bạo lực và sự sợ hãi. Quyền lực của đảng sẽ ra sao khi không có tính chính danh, nhân dân không còn sự sợ hãi và bạo lực sẽ bị đáp trả bằng bạo lực.

Thế nên, vụ án ở Tiên Lãng về hình thức là vụ xử giết người và chống người thi hành công vụ. về bản chất, tòa án của đảng đang xử anh Vươn “tội không sợ bạo quyền nhà nước và sử dụng bạo lực thách thức quyền lực chế độ”. Từ đó, có thể khẳng định được cái kết của người anh hùng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn: chết hoặc sống không bằng chết.

Xử anh Vươn hay xử đảng.

Nếu tòa xử anh Vươn tội giết người, dù với bất kỳ mức án nào thì cũng có thể thổi bùng những bất mãn trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân. đồng thời, cũng chứng tỏ với nhân dân rằng: công lý là thứ chẳng mấy khi hiện diện thời pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa nhà nước đang giơ đầu ra chịu báng, tay tự vả ngay vào cái miệng suốt ngày ra rả của dân, do dân và vì dân .

Thế nhưng, tha bổng cho anh Vươn, sẽ đặt gần như tất cả các chính quyền địa phương trên toàn quốc vào thế trên đe dưới búa. Khi, các vụ tranh chấp đất đai xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành trong nước. trong các vụ tranh chấp ấy, tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy được chỗ đúng nào của chính quyền. có chăng chỉ khác nhau ở mức độ trắng trợn của quan chức.

Tha cho Vươn, chính quyền chọc thẳng vào tổ kiến lửa là các nhóm lợi ích liên quan tới đất đai. Các nhóm lợi ích này cấu kết chặt chẽ với chính quyền trong các vụ tranh chấp. chắc chắn, chúng không muốn tạo ra một tiền lệ để nông dân các nơi khác “thi đua học tập tấm gương Đoàn Văn Vươn”, vì chúng thừa hiểu, nếu điều đó xảy ra, chúng chưa chắc có được cái kết may mắn nhưng mấy anh côn an bị thương kia. Chưa kể tới các thiệt hại về kinh tế cho các nhóm lợi ích cũng vô cùng lớn bởi những hệ quả đi kèm.

Tha cho anh Vươn, tòa án khác gì đặt “ cha con đồng chí X” và “mấy đồng chí rất to” trong bộ chính trị lên máy chém. Bởi, ai chả biết ở Văn giang, Hưng Yên và Vụ Bản, Nam Định có dính líu đến người nào. Như thế, khi đã có tiền lệ ở tiên lãng, chẳng ai giám chắc ở Văn Giang không tái sử dụng “biện pháp Đoàn Văn Vươn” cả. lúc đó, liệu rằng ai đó còn có thể nhận trách nhiệm chính trị nữa hay không?

Đặc biệt, nếu tha cho anh Vươn, chính quyền đã công khai thừa nhận nhân dân được phép sử dụng bạo lực để đối đầu lại với bạo lực nhân danh nhà nước một cách bất hợp pháp. Điều này, e rằng có cho kẹo đảng và nhà nước cũng chẳng dám.

Thế nên, ở vụ án này, điều đáng quan tâm không phải là số phận Đoàn Văn Vươn mà nên quan tâm tới số phận của đảng và chế độ sẽ như thế nào?

Rõ ràng, tuổi thọ của đảng đã rút ngắn lại rất nhiều, dù tòa có tuyên Đoàn Văn Vươn mức án nào đi nữa. án thì chắc chắn sẽ được tuyên, nhưng cơn bão phẫn nộ mà chế độ phải nhận thì chẳng ai lường được mức độ tàn phá. Xem ra, đoạn đường quyền lực mà đảng sẽ đi thời gian tới đây chắc cũng chẳng còn dài nữa.

Phiên tòa tưởng như để gia cố quyền lực, ai ngờ lại phá tan hoang hơn.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo