Bộ Công an nhận sai khi cho phép CSGT trưng dụng tài sản - Dân Làm Báo

Bộ Công an nhận sai khi cho phép CSGT trưng dụng tài sản

Lê Minh (Vntinnhanh.vn) - Sau ý kiến phân tích, góp ý của dư luận về quy định cho phép CSGT được trưng dụng tài sản của dân, Bộ Công an đã có Công văn số 525/C67-P9 nhận sai và làm rõ một số điều.

Bộ Công an vừa có công văn giải thích rõ Thông tư 01. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Cụ thể, công văn đồng tình với hầu hết ý kiến và dẫn chứng luật của các chuyên gia, công luận về quyền hạn của CSGT trong việc trưng dụng tài sản của dân.

Đồng thời, Bộ Công an khẳng định CSGT chỉ được thực hiện quyền hạn trưng dụng phương tiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trước đó, dư luận tỏ ra băn khoăn với Khoản 6, Điều 5, Thông tư 01/2016/TT/BCA về nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT có nêu, lực lượng này được trưng dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và thiết bị kỹ thuật khác theo quy định pháp luật.

Theo Bộ Công an, quy định này chỉ nhắc lại (nhưng bị thiếu) quyền hạn của lực lượng Công an gây hiểu nhầm. Vì thế, Công văn số 525/C67-P9 vừa ban hành nhằm làm rõ hơn nội dung của Thông tư 01.

Bộ Công an khẳng định, “việc trưng dụng phương tiện phải được thực hiện theo đúng quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008 (điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục...). Riêng lực lượng CSGT chỉ được thực hiện quyền hạn trưng dụng phương tiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an”.

Riêng trường hợp CSGT đang thực hiện tuần tra, kiểm soát giao thông mà xảy ra tình huống cấp bách, cấp thiết... có thể thực hiện quyền huy động (không phải trưng dụng) phương tiện giao thông, liên lạc.

Bộ Công an đã trích dẫn Khoản 15 Điều 15 Luật Công an nhân dân, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của; Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 106/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Điều 13 Luật Công an nhân dân và Điều 30 Luật Giao thông đường bộ để giải thích lại Thông tư 01.

Công văn 525 của Bộ Công an cũng nói rõ về việc kiểm soát giấy tờ của người trên phương tiện đang kiểm soát (khác với người điều khiển) chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của Thủ tướng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan cho phép dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng ngừa, đấu tranh, chống tội phạm...

Bên cạnh đó, trong các trường hợp như vậy, văn bản phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng…theo đúng Điểm D, khoản 12 Thông tư O1 của Bộ Công an.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo