Nguyên Anh (Danlambao) - Ngày hôm nay tại tỉnh Phú Thọ sẽ làm lễ công nhận của UNESCO nền văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Người dân vô cùng ngạc nhiên khi là một nước nghèo mà nhà cầm quyền luôn cố gắng tranh thủ sự quan tâm công nhận của thế giới với các di tích của mình.
Trước đây dưới thời Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, ngài đã dẫn dắt toàn quân, toàn dân ăn... quả lừa đắng nghét của cái công ty Bảy kỳ quan thế giới. Ngoài chi phí PR, mướn đại sứ Lý Nhã Kỳ người dân còn tin sái cổ khi thấy cháu ngài bộ trưởng nhắn tin để ủng hộ Vịnh Hạ Long. Kết quả mỗi một tin nhắn bị mất 10 nghìn và số lượng người dân bị lừa thì không nhỏ. Sau vụ đó Cty Bảy kỳ quan thế giới ẵm một cú đậm im hơi lặng tiếng, điều đáng trách là dù đã được dư luận phanh phui đó chỉ là một công ty tư nhân. Nhưng chắc có lẽ các ngài đã lỡ phóng lao nên phải theo, ngậm bồ hòn làm ngọt mà chung chi cho êm chuyện. Tiếp theo đó là các di tích của Việt Nam được công nhận ầm ầm hiện nay đã là 13 di tích và nếu thêm văn hóa phi vật thể tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là 14 [1]. Và sự ganh đua vẫn chưa dứt các địa phương thi nhau tìm cái hay, cái lạ của quê mình lập hồ sơ ứng thí nào là làng cổ Đường lâm, hát Chầu Văn, hát Then, tranh Đông hồ cho tới Tràng An, Cát Bà danh sách còn dài, ai muốn tìm hiểu thì cứ tìm trên mạng mà nghiên cứu (!)
Có vẻ như khu vực Đông Nam Á chỉ riêng Việt Nam dành nhiều danh hiệu nhất, hơn hẳn các nước láng giềng là Campuchia, Lào và Thái Lan.
Nếu là một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh thì cũng nên lấy chứ còn nghèo gần cuối bảng sắp hạng thế giới thì chảnh làm gì? Theo bảng sắp hạng của thế giới năm 2012 Việt Nam đứng hạng thứ 143/185 với mức GDP đầu người là 1374usd/năm. [2]
“và dành danh hiệu để làm gì khi:
người dân đói đầy đường?
nạn thất nghiệp đe dọa
bệnh viện không đủ chỗ chứa
đời sống người dân lầm than”
Và quý vị đăng ký tham gia khi được UNESCO công nhận thì làm lễ rình rang, nhưng đằng sau đó là số tiền không nhỏ phải đóng làm thủ tục công nhận, tiền bảo tồn hàng năm là bao nhiêu sao không thấy ai nói tới? đó là tiền túi của các quan hay là moi từ đồng tiền thuế ít ỏi của người dân, doanh nghiệp?
Chỉ khi nào những người có trách nhiệm của đất nước này thấy được những điều mình làm là bệnh sính hình thức sĩ diện ảo thì họa may lúc đó nước Việt Nam mới có thể khá lên được trong bối cảnh giặc Tàu lăm le ngoài biển, ngư dân khốn đốn, ngư trường thu hẹp, môi trường chính trị thì đảng kêu gọi sửa đổi hiến pháp nhưng lòng dân không thuận có vẻ như họ muốn dẫn dắt người dân đến niềm tự hào dân tộc, nước Việt Nam giàu đẹp được bạn bè năm châu kính nể. Bé cái nhầm đấy
Hãy đọc lại câu của TGM Ngô quang Kiệt để hiểu rõ hơn người nước ngoài nhìn chúng ta như thế nào:
“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên” [3].
Và đó không phải chỉ riêng ước muốn của TGM Ngô quang Kiệt mà gần như hầu hết người dân Việt Nam nhưng không phải từ những tấm bằng công nhận di sản văn hóa của UNESCO.