Hương Khê (Danlambao) - Mấy hôm nay dư luận lại sục sôi về việc ông chủ tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị sờ gáy(1).
Trịnh Văn Quyết, còn có biệt danh là Quyết còi, SN: 1975 tại Vĩnh Phúc, trong một gia đình công chức nghèo. Sau khi học xong ĐH Luật Hà Nội, Quyết khởi nghiệp với số vốn 18 tỷ. Sau đó Quyết được một quan chức lớn bảo lãnh vay được 105 tỷ nhân dân tệ từ ngân hàng công ICBC (Ngân hàng công thương TQ), từ đó thanh thế của Quyết lên như diều gặp gió. Quyết đi đến đâu là các quan chức địa phương trải thảm đỏ đón tiếp. Quyết chỉ tay tới đâu là đất ở đó sẽ về tay Quyết.
Từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Phú Quốc.v.v... đều có đất của Quyết. Quyết đi đến đâu là dân ở đó oán hận ngút trời. Máu và nước mắt của người dân thấm đượm trên tầng tấc đất Quyết còi cướp được. Lúc lấy của dân thì như cướp, lúc bán cho dân thì như cắt cổ.
Quyết kinh doanh tập trung ở ba lĩnh vực: Là bất động sản dưới hình thức các dự án; Là đầu tư thị trường chứng khoán; Và cuối cùng là làm sân golf.
Sai phạm liên tục và có hệ thống: Lần bán chui 57 triệu cổ phiếu năm 2017, Quyết thu về không dưới 400 tỷ đồng. Trong lần bán chui 74,8 triệu đầu năm 2022 này, Quyết đút túi hàng ngàn tỷ đồng.
Về lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Quyết làm tới đâu là sai phạm tới đó.
Năm 2014, FLC, với dự án tổ hợp chung cư FLC Complex ở 36 Phạm Hùng, Hà Nội, bị phanh phui phui vì đã mở bán chính thức dự án khi chưa hoàn thiện phần móng, vi phạm quy định theo Nghị định 71/2010/CP.
Cũng trong năm 2014, FLC triển khai khu đô thị FLC Garden City tại P.Đại Mỗ, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội. Nhiều lần công trình này bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm, nhưng vẫn ung dung tồn tại.
Tháng 3/2016, Tập đoàn FLC triển khai dự án bãi biển Sầm Sơn, đã chặn đường ra biển của dân, cấm không cho dân khai thác thủy sản gần bờ trước mặt của khu nghỉ dưỡng. Người dân kéo nhau ùn ùn tới trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa phản đối nhiều ngày liên tục.
Năm 2017, FLC làm chủ đầu tư 2 dự án tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Nhơn Lý (Bình Định), đã sai phạm về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ làm sân golf; cấp phép xây dựng sai quy định; xây dựng không phép; xây dựng sai quy hoạch. Nhưng lại được chính quyền địa phương hợp thức hóa sai phạm…
Nổi bật nhất là vụ FLC vớ được cảng Quy Nhơn rẻ như cho, đến nỗi cựu Bí thư tỉnh Bình Định Vũ Hoàng Hà kiến nghị xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức sai phạm này. Nhưng bí thư Bình Định lúc đó là Nguyễn Văn Thiện lại đổ lỗi cho bộ Giao thông vận tải?
Dư luận đặt câu hỏi: Trong số 162.000 hécta đất biên giới và ven biển vào tay nước Lạ, Quyết còi có bao nhiêu đất trong các dự án này? Và trong số hàng chục ngàn tỷ đồng mà FLC vung ra từ nam chí bắc, có phải có sự hà hơi tiếp sức của nước Lạ không?
Lĩnh vực sân Golf:
Có thể nói “trùm cuối" sân golf ở VN không ai khác là Quyết còi và tập đoàn FLC, với nhiều Sân golf đẹp ven biển, như FLC Quảng Ninh Golf; FLC Quy Nhơn Golf Links, FLC Quảng Bình Golf Links v.v...
Trả lời phỏng vấn gần đây, Quyết còi cho biết "Hiện tại, FLC đã có 29 sân golf đang và sắp đi vào hoạt động trên khắp cả nước. Mục tiêu tới đây, FLC đưa ra kế hoạch sở hữu khoảng 100 sân golf vào năm 2022 trên khắp 63 tỉnh, thành phố. Tùy theo từng địa phương, mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 sân golf, tỉnh nhiều sẽ có hàng chục sân golf”.
Ngày 1/4/2021, Quyết được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng “ký chui” khi đã “hoàng hôn nhiệm kỳ” với sân Golf thứ 30 tại thị trấn Đak Đoa (Gia Lai), đã phải phá 156ha rừng thông cổ thụ để dâng cho Quyết còi.
Mục đích chính việc làm sân golf là kinh doanh bất động sản ẩn đằng sau các dự án sân golf hiện đại. Khi đã có trong tay một quỹ đất lớn để làm sân golf, có thể chuyển đổi thành các dự án biệt thự đắt giá một cách dễ dàng. Trong số 144 dự án sân golf, đã có 113 dự án kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh bất động sản, khu du lịch. Và trong số 113 dự án này, có đến 70,4% diện tích được sử dụng cho mục đích xây biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đây là món lợi khổng lồ đem lại cho việc làm sân golf.
Việc ồ ạt mở hàng trăm sân golf tại VN không phải để phục vụ người dân lao động. Mà là nơi đốt tiền của các đại gia và các quan chức với những đồng tiền bẩn vơ vét được.
Việc báo chí chơi trò ú tim, chí mấy ngày trước khi Quyết bị bắt, tờ thì nói Quyết bị cấm xuất cảnh, tờ thì nói không, chứng tỏ cuộc đấu đá giữa các nhóm lợi ích và các phe phái diễn ra hết sức căng thẳng và khốc liệt. Nó cũng cho thấy phe chống lưng cho Quyết còi tự tung tự tác và lộng hành mấy chục năm qua, nay đã và đang suy yếu. Vì thế lần này Quyết mới bị “lấm lưng trắng bụng”.
Vì vậy lý do bắt Quyết vì thao túng chứng khoán chỉ là cái cớ. Vì lần bán chui 74,8 triệu cổ phiếu này, Quyết đã bị phạt 1,5 tỷ rồi. Trước đó vì thói làm ăn lưu manh và du côn của Quyết, nên y cũng đã bị phạt mấy trăm triệu rồi.
Có thể nói rằng: Quyết là tay đại lưu manh, là tay trùm lừa đảo. Nhưng vì sao dù sai phạm có hệ thống mà Quyết tồn tại và tiếp tục giở các ngón nghề của minh trong nhiều năm qua, đang là câu hỏi lớn cần được làm rõ.
Có lẽ bây giờ các con kền kền đang chực chờ xé xác FLC và chia nhau những miếng mồi béo bở một khi nó phá sản. Điều này cũng là nỗi lo cho những ai đã tin vào tay lưu manh giả danh trí thức này. Nhưng có thể cũng là niềm vui cho người dân khi những dự án của FLC còn dang dở. Chỉ vài ngày sau khi Quyết bị bắt, dự án sân golf nghìn tỷ trên đồi cỏ hồng của FLC tại Gia Lai đã tạm dừng thi công (Báo Lao Động ngày 30/3 đưa tin).
Xem ra màn kịch này còn nhiều pha hấp dẫn và gay cấn. Hãy chờ xem những kẻ chống lưng cho Quyết còi tác oai tác quái, coi trời bằng vung trong mấy chục năm qua, sẽ ra tay cứu Quyết còi như thế nào.
Và trong cuộc chiến này, có lôi cổ được những đồng chí còn “nấp trong đống rơm”, ra trước vành móng ngựa không. Hãy chờ xem.
Chú thích: