Tố cáo Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi - Dân Làm Báo

Tố cáo Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi

Thay mặt cha tôi, xin gửi tới Dân Làm Báo lá đơn của cha tôi, mong đăng công khai để mọi người cùng biết.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Kính gửi: - Đ/c Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
               - Đ/c Trưởng ban tổ chức TW Đảng;
               - Các đồng chí trong Bộ Chính trị.

Hội nghị Trung ương 2 chuẩn bị khai mạc, những đồn đoán về nhân sự cao cấp của Đảng, Nhà nước liên tục được đưa ra ở mọi lúc, mọi nơi. Người mà chúng tôi hết sức băn khoăn đó là ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, một con người đầy tai tiếng lại được dư luận khẳng định sẽ làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Làm công tác tổ chức, cán bộ thì phải đánh giá con người cả một quá trình, vì vậy, chúng ta không phép quên vai trò, trách nhiệm của ông Nguyễn Hòa Bình trong vụ án Rusanka, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát và nhiều vụ việc khác. Chỉ vì thù tức cá nhân do Nguyễn Đức Chi không chịu cung phụng mà ông Nguyễn Hòa Bình đã khởi tố, phong tỏa toàn bộ tài sản của Nguyễn Đức Chi cho dù những tài sản đó không liên quan gì đến hành vi phạm tội của Chi. Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư vào dự án Rusanka bị mất, hậu quả của những việc làm sai trái của ông Nguyễn Hòa Bình đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Việc thứ 2 là Nguyễn Hòa Bình tìm mọi cách khởi tố ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ vì ông Sở không chịu bán (thực chất là cho không) cho ông Nguyễn Hòa Bình ngôi nhà trị giá hàng chục tỷ đồng. Vụ việc này kéo dài mãi gây rất nhiều tốn kém, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Về bản chất, ông Nguyễn Hòa Bình là người cực kỳ tham vọng, sẵn sàng làm mọi chuyện để có quyền lực, kể cả những việc hết sức mất phẩm chất đạo đức. Ngay từ khi còn làm cục phó, ông Nguyễn Hòa Bình đã cho vợ tiếp cận ông Lê Thế Tiệm, khi đó là thứ trưởng phụ trách cảnh sát với lý do là phục vụ bà Cùng (vợ ông Tiệm), nhưng thực chất là dâng vợ cho thủ trưởng, phục vụ ông Tiệm, qua đó được ông Tiệm ưu ái, nâng đỡ trên con đường công danh, sự nghiệp. Điều này, được chính ông Lê Thế Tiệm xác nhận với một số chiến hữu thân cận khi gặp lại vợ ông Bình (ông Tiệm nói: “em này, trước đây mình dùng suốt”)

Chúng tôi không rõ những người có phẩm chất, tư cách như ông Nguyễn Hòa Bình có xứng đáng làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay không? Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn bày tỏ sự việc mong các đồng chí lãnh đạo cân nhắc, lựa chọn người cho đúng, tránh để những người thoái hóa, biến chất nắm giữ những chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước./.

Hà Nội, ngày 2/7/2011

TM. Câu lạc bộ công an hưu trí Hà Nội

Đại tá Nguyễn Xuân Vinh
(đã ký)

----


*

Bài liên quan về Nguyễn Hòa Bình

Đi tìm trách nhiệm cá nhân trong vụ án Rusalka

Vụ án Rusalka đã đi qua được 05 năm, đối tượng chính là Nguyễn Đức Chi đã chấp hành xong án phạt tù, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn rất nặng nề. Các công trình, tài sản mà Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Rus-Invest-Tur (RIT)  đã đầu tư vào dự án, theo kết quả định giá của Bộ Tài chính vào năm 2006, trị giá hơn 131 tỉ đồng (tương đương khoảng 8 triệu đô la Mỹ theo thời giá) hiện trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao này hiện đang là bãi đất tiêu điều, cỏ dại mọc tràn lan. Khoảng 60 tỉ đồng tiền của nhà thầu bỏ ra thi công công trình cũng đang “mắc kẹt” trong dự án. Hơn 500 nhân sự gồm nhân viên, công nhân của RIT và của nhà thầu bị mất việc làm. Điều đáng nói quyết định kê biên tài sản RIT của cơ quan điều tra sau 05 năm mới được hủy bỏ cho dù nó không liên quan gì đến tội danh và vụ án. Những thông tin về việc Nguyễn Đức Chi hối lộ 700.000 USD cho các quan chức để có được dự án do chính lãnh đạo Cục C15 đưa ra trong cuộc họp báo ngày 11/5/2005 đến nay không có cơ sở nào khẳng định là có thật. Vậy căn nguyên của vụ án và trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo điều tra, đưa ra thông tin không chính xác là thế nào?

Thời điểm năm 2005, có rất nhiều người Việt Nam ở Nga và Đông Âu về nước đầu tư, làm ăn. Nguyễn Đức Chi là một trong số những người. Bằng sự thông minh, kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường, Nguyễn Đức Chi nhanh chóng thiết lập được khá nhiều quan hệ từ Trung ương đến địa phương và đã có được dự án ở Khánh Hòa. Nhưng Nguyễn Đức Chi đã “chết” khi không “tôn trọng”, không thiết lập quan hệ, không “chăm sóc” đến 02 nhân vật được coi rất có thế lực thời điểm đó là ông Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách cảnh sát và ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phụ trách chỉ đạo điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ

Theo một số bạn bè thân thiết với Nguyễn Đức Chi kể lại, thì Chi đã gặp 02 vị này trong một số cuộc ăn uống, nhưng không mặn mà giao tiếp, không thể hiện thái độ “phục vụ” và nhất là không có phong bì. Nhiều lần Nguyễn Đức Chi đã nhận được những tín hiệu mang tính rung dọa của Nguyễn Hòa Bình, nhưng vẫn phớt lờ, bỏ qua, cho dù nhiều anh em, bạn bè khuyên rằng nên biết điều một chút, gửi mỗi anh vài chục nghìn đô hoặc cho góp vốn khống ở công ty để lấy chỗ đi lại, tạo quan hệ, có thế chống lưng ở cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là môi trường làm ăn ở Việt Nam còn đang nhộm nhoạm. Có lẽ Nguyễn Đức Chi tự tin vào mối quan hệ của mình nên bỏ qua lời khuyên của bạn bè, không để ý đến lời rung dọa của ông Nguyễn Hòa Bình và Chi đã phải trả giá về điều đó.

Cặp bài trùng Lê Thế Tiệm và Nguyễn Hòa Bình đã tập trung “đánh” Nguyễn Đức Chi, khởi tố về tội lừa đảo nhằm có cớ phong tỏa toàn bộ tài sản để Chi không chỉ bị vướng vào lao lý mà còn mất trắng toàn bộ tài sản; đồng thời liên tục đưa thông tin ra báo chí một cách trái nguyên tắc bảo mật của ngành công an nhằm sử dụng sức mạnh dư luận “giết chết” Nguyễn Đức Chi. Việc đưa tin không có thật một cách rùm beng là Chi đã hối lộ 700000 USD cho các quan chức để có được dự án nhằm “đánh” các quan hệ của Chi để răn đe các doanh nghiệp khác là dù có quan hệ với ai mà bỏ qua Lê Thế Tiệm, Nguyễn Hòa Bình thì sẽ bị trả giá đắt như Chi và cả những quan hệ đó cũng không thoát, không là gì đối với Tiệm, Bình.

Vụ án Rusalka đã qua đi. Sự thật đã trở về với đúng nghĩa của nó. Đã đến lúc cần phải làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông Lê Thế Tiệm, Nguyễn Hòa Bình trong việc khởi tố vụ án vì động cơ cá nhân, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng, một dự án lớn bị bỏ hoang, kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội khác cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết được. Các ông Lê Thế Tiệm, Nguyễn Hòa Bình phải chịu trách nhiệm về việc uy tín, danh dự, nhân phẩm của những người (một số quan chức tỉnh Khánh Hòa, Bộ Kế hoạch Đầu tư) bị các ông này bôi nhọ qua việc đưa tin không có thật cho báo chí

Thế lực ông Lê Thế Tiệm, Nguyễn Hòa Bình có thế còn rất mạnh, nhưng qua vụ án Rusalka cho thấy, bàn tay không che được mặt trời, dù muộn, nhưng một phần sự thật đã được trả tên, một phần công lý đã được thực thi. Do vậy, chúng ta không thể sợ hãi lâu hơn được nữa. Đã đến lúc đòi phải làm rõ trách nhiệm cá nhân và xử lý những sai phạm mà ông Lê Thế Tiệm, Nguyễn Hòa Bình đã gây ra trong vụ án Rusalka. Không thể làm một việc sai trái tày đình mà lại phủi tay một cách dễ dàng như vậy./.

Khánh Hòa, tháng 6/2010

Nhà báo Nguyên Tấn






Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo