“Lịch sử vốn dĩ rất công bằng - tất cả đã có lịch sử”
Hoàng Thanh Trúc (danlambao) - Ngược dòng lịch sử -- Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, Triều đại vua Trần Nhân Tông, quân nhà Trần kháng quân Nguyên. Đánh tan đại binh giặc ở Tây Kết chém đầu Nguyên Soái Toa Đô. Vua Trần trông thấy thủ cấp của Toa Đô, ngoài mặt thì mừng nhưng trong tâm thương xót nói: “Người làm Tôi phải nên như thế này” Rồi cởi áo ngự bào phủ lên, trước khi sai quân tẩm dầu hỏa thiêu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Than ôi! Câu nói ấy của vua thực là câu nói của bậc đế vương! Trọng nghĩa khí, để người bề Tôi muôn đời biết rằng trung với vua, chết vì phận sự là vinh, tuy chết mà bất hủ, Toa Đô là giặc nhưng Vua Trần không nghĩ tới chuyện “hạ nhục thủ cấp”, lại cởi áo Ngự Bào. Cử chỉ của một minh quân cao thượng như vậy có thể khích lệ sĩ khí quân Nam để tận trung hết lòng phá giặc mạnh là phải lắm thay.
Phải ngược dòng như vậy lấy cái gương nhân cách lớn của tiền nhân để so sánh với hành vi của nhà cầm quyền nước CHXHCN/VN với một đồng bào cùng chủng tộc, tù nhân lương tâm 2 thế kỷ: TRƯƠNG VĂN SƯƠNG.
Ông Sương 68 tuổi trước đây là sỹ quan, trung úy Ðịa Phương Quân QLVNCH, khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù "tập trung cải tạo" đến năm 1982, vượt biên sang Thái Lan, năm 1983 từ Thái Lan quay về Việt Nam lập chiến khu phục quốc cùng trong nhóm với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh và ông Trần Văn Bá một Việt kiều Pháp. Bị nhà cầm quyền CS bắt giữ kết án tù chung thân vì tội phản động, chống phá chính quyền cách mạng, âm mưu lật đổ nhà nước CSVN.
Trong nhà tù, ông nổi tiếng là một tù nhân bất khuất, từng cầm đầu các cuộc đấu tranh hay tuyệt thực chống sự hà khắc của nhà tù. Các thành quả mà tù nhân ở nhà tù Ba Sao được đối xử bớt hà khắc hơn trước cũng là nhờ sự đấu tranh can đảm của những người như ông Sương. Trong những lần bị đánh đập, cùm chân như vậy, ông Sương đã nhiều lần hô to các khẩu hiệu mà ông Nguyễn Khắc Toàn (bạn tù từng ở chung với ông) còn nhớ như in: “Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi,…. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…”. Vì vậy, ông đã bị biệt giam và cùm chân rất nhiều lần. Những năm sau này, ông bị bệnh hở van tim, sức khỏe cạn kiệt (tính đến lúc này ông đã bị giam giữ khổ sai khắc nghiệt 33 năm) cán bộ CA quản giáo tránh để ông chết trong tù, không có lợi về mặt chính trị và bớt tốn kém thuốc men điều trị nên tạm cho về nhà một năm để chữa bệnh từ giữa tháng 7, 2010. Hết hạn, con ông đã làm giấy bảo lãnh xin cho ông được tiếp tục chữa bệnh tại nhà nhưng bị từ chối. buộc quay lại nhà tù Ba Sao và chỉ ba tuần lễ sau thì lên cơn đau tim và qua đời. Tổng cộng, ông đã ở trong nhà tù cộng sản hai lần với gần 34 năm.
Ông mất người vợ và con gái khi ông ở trong tù, cho đến ngày về đến nhà ông mới được biết tin. Anh Trương Tấn Tài, con trai ông Sương bùi ngùi thuật lại những ngày cuối cùng của cha mình: “Con bước vô đồn CA phường Thấy ba đang ngồi làm việc với mấy chú công an, mấy chú nói là trại giam Nam Hà gởi bản thi hành án của tòa án Nam Hà lệnh cho ba phải vô tù lại. Con mới nói ba cháu cũng còn đột quị, vừa rồi mới chở lên bệnh viện… hy vọng biết đâu họ thấy ba con già yếu quá rồi thì tha luôn. Nhưng bất ngờ tới phường rồi họ giữ ba con lại làm thủ tục rồi đưa đi luôn chứ không cho về nhà lấy quần áo hay gì hết, chỉ có con mới được quyền về lấy thôi. Một tháng tụi con tằn tiện gửi cho ba hai ba trăm ngàn ba sống chứ ở trong trỏng khổ lắm, đói lắm, không có thuốc men…..”
Nhưng rồi Ông Trương Văn Sương không chịu đựng nổi, qua đời hôm Thứ Hai, 12/9/2011 sau gần một tháng bị buộc quay trở lại trại tù Nam Hà, miền Bắc Việt Nam. Trưởng nam, anh Trần Văn Dũng con ông Sương gian nan ngược ra Bắc vuốt mắt cha lần cuối thuật lại: “Người ta chỉ cho mở cái nắp phía trên có lỗ nhỏ chừng một tấc vuông, nhìn thấy mặt ba con chớ không được ngó thấy toàn thân. Con rờ mặt ba con lần cuối rồi nhét 2 bộ đồ mang theo cho ba con vào cái lỗ đó chớ không được mở hẳn nắp quan tài.” Theo lời anh Dũng, anh có xin đem thi hài của cha về, cuộc đấu tranh gần hai tiếng đồng hồ, nhưng họ nói đã sắp đặt hết rồi. “Chúng con có xin đem xác hỏa táng thì họ nói khéo là đã đào huyệt xong hết trơn rồi. nói riết một hồi cũng dứt khoát là không cho. Luật của trại từ xưa tới nay ai chết cũng phải chôn ở đây.Người ta đậy lại rồi bắt chở đi chôn liền. Mọi chuyện họ đã làm sẵn hết trơn rồi, không có cầu an cầu siêu gì cho ba con được, chôn ba con xong, con tính vào trong trại xin nhìn chỗ ở của ba con và lấy các đồ kỷ niệm của ba. Nhưng họ nói không được đâu. Họ đưa cho anh em con một triệu đồng dụ chúng con làm tờ cam kết là cán bộ trại giam đối xử với ba con tốt, này kia, kia nọ, coi như cảm tình của trại vậy đó. Biểu con ký thì con nói không biết chữ nên không ký”. Vẫn theo lời kể của anh Dũng, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài (người từng ở tù chung phòng với ông Sương hơn một năm) gửi một vòng hoa phúng điếu, nhưng bị cấm đi theo ra huyệt mộ. Luật Sư Ðài muốn đưa tới một mục sư để cầu nguyện theo tập quán tôn giáo cho ông Sương nhưng cũng không được. Theo lời kể của của anh Dũng, trước khi bị bắt vào tù tiếp tục thi hành án giam, ông Trương Văn Sương như linh cảm mình yếu lắm rồi chắc không còn cơ hội trở lại với các con và nên nói rằng: “Ba đi chuyến này, ba năm sau con tới lấy hài cốt mang về.”
Trong tư cách một sĩ quan QLVNCH Trung Úy Trương Văn Sương đã hoàn thành “Trách Nhiệm và Danh Dự” của một quân nhân với Tổ Quốc Việt Nam, vì một lý tưởng kiên trung là Tự Do cho Đất Mẹ, bất khuất cho đến hơi thở cuối cùng – 34 Năm chưa một lần vị sĩ quan tù binh này đặt bút ký vào đơn xin khoan hồng dù vợ và con gái nơi quê nhà vĩnh biệt cõi đời mà không thấy mặt chồng,cha. Cái Dũng Khí này liệu có sánh với “nguyên soái Toa Đô” của quân Tàu ? Trong một chừng mực nào đó, dũng khí ấy nó lấp lánh hơn nhiều, như sao Mai của buổi sớm !! Bởi nét đẹp tận trung của Toa Đô nó hạn hẹp trong nhân cách cá nhân cần phải có của một nguyên soái ngoài sa trường,giá trị đó nó chỉ lớn với đại hán, ngược lại Trung Úy Trương văn Sương, Tận Trung, Bất Khuất cho Việt Nam Tự Do chính quê hương mình, dứt khoát ông không đầu hàng, không chịu khuất phục trước chủ nghĩa CS khát máu, thì hôm nay chủ nghĩa ấy đã sụp đổ, nhân loại đang kinh tởm nguyền rủa các “đại đồ tể” Polpot, Mao, Stalin, Lenin và cả ông Hồ Chí Minh có mặt trên Đài Kỷ Niệm: Tội Ác Cộng Sản Chống Nhân Loại giữa Washington DC. thì sự bất khuất chống lại chủ nghĩa ấy cho đến hơi thở cuối cùng của ông nếu không là cao đẹp thì phải gọi là gì ? trọn cuộc đời ông chấp nhận hy sinh vì chính nghĩa không có gì cho mình cả ngoài trái tìm vẫn nồng nàn với lý tưởng ấy để đi vào lòng đất mẹ.
Thật là chua xót, 34 năm tù đày vì đấu tranh cho Tự Do trong ngục tù cộng sản, bệnh tật, kiệt sức do di lụy của cùm gông, không ai chữa trị về nhà nương náu – Gần 70 tuổi, nhà cầm quyền của dân và vì dân này vẫn không quên bắt lại để tiếp tục thi hành cái án CHUNG THÂN ?? – Mọi người phải thảng thốt tự hỏi cái “căn bệnh” bất khuất “Đấu tranh vì Tự Do” mà tù nhân Trương Văn Sương đang mang trong người nó nguy hiểm tới mức phải cách ly tuyệt đối với xã hội như thế này sao ?? Còn không – Vì sao họ thù hận một cách dai dẵng và khủng khiếp với một con người cùng chủng tộc với mình đến như vậy ??
Ba mươi bốn năm – Một giọt máu có thể khôn lớn hình thành một nhân cách đúng nghĩa là người – Cũng ngần đó thời gian rất nhiều nhân cách của con người tự cho là trí tuệ như lại teo tóp nhỏ nhoi hèn mạt đến độ không phân biệt được là người hay động vật.