Nguyễn Tường Thụy - Nói đến chuyện quăng lưới người ta nghĩ ngay đến dân chài quăng lưới bắt cá dưới nước. Nhưng ở đây, không phải là quăng xuống nước mà là trên cạn, mục đích không phải bắt cá mà là … bắt người.
Độc chiêu này của Công an Tp Thanh Hóa nhằm bắt người vi phạm giao thông cố tình bỏ chạy. Lưới được quăng nhằm vào bánh sau, xe loạng choạng một đoạn rồi dừng lại.
Chiêu này đã từng được sử dụng để chống đua xe trái phép, nghe nói rất có hiệu quả, sau đó Công an Tp Thanh Hóa thừa thắng, áp dụng luôn đối với người vi phạm Luật giao thông.
Theo quan sát của phóng viên báo Pháp luật Tp HCM thì “trên đoạn đường dài 2 km từ tượng đài Lê Lợi đến cầu Bố (đường Trần Phú, Tp Thanh Hóa) có hàng chục tốp CSGT đứng trực tại các ngã ba, ngã tư. Các dân phòng đều trong tư thế chuẩn bị. Khi CSGT khoát tay ra hiệu là họ lao ra, tay lăm lăm lưới, động tác khom mình xuống thấp và quăng lưới ra như trò tạt lon của trẻ em”
Tưởng tượng ra cảnh ấy mà chết cười. Nhưng đâu chỉ là tưởng tượng. Hãy xem bức ảnh sau đây, trông nó phản cảm thế nào ấy:
Thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó trưởng phòng công tác chính trị và công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa khoe biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an Tp Thanh Hóa.
Dù vậy, khi sử dụng biện pháp này, Công an Tp Thanh Hóa không phải là không run. Trung tá Vũ Quốc Tường, Đội phó Đội CSGT Tp Thanh Hóa, người đã nghĩ ra sáng kiến này, cho rằng biện pháp có nhiều ưu điểm song “ vừa làm vừa lo.” Tuy chưa có một tai nạn đáng tiếc nào xảy ra, nhưng đã có khoảng năm trường hợp bị ngã, bị xây xát phải đưa vào bệnh viện …
Nhiều người băn khoăn nhỡ quăng trúng vào bánh trước khi xe đang chạy tốc độ cao thì nguy hiểm lắm. Hoặc không trúng vào kẻ bỏ chạy mà lại trúng vào người tham gia giao thông bình thường cũng rất phiền. Một người dân nói đã thấy trường hợp xe vi phạm bị tung lưới vào bánh trước khiến cả người lẫn xe bị hất tung.
Khi được hỏi, CSGT Tp Thanh Hóa thực hiện biện pháp này dựa trên những cơ sở pháp lý nào thì trung tá Trường trả lời nó không nằm trong bất cứ biện pháp nghiệp vụ nào của công an. Nó chỉ là một loại công cụ trợ giúp cho người thực thi pháp luật. Công an Thanh Hóa đã báo cáo Bộ để xin ý kiến nhưng chưa thấy trả lời.
Nghe nói, sau khi nghiên cứu cẩn thận, sáng kiến này sẽ được triển khai và phổ biến áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương khác có áp dụng hay không thì tùy nhưng tôi mong cho Hà Nội chớ có mà học tập. Hãy thử tưởng tượng, một thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình mà cho áp dụng biện pháp này thì sẽ ra sao nhỉ. Hẳn là cứ cách một đoạn phố lại có vài chú công an, dân phòng khư khư ôm lưới rình rập, trông như thể bà con ngư dân miền Trung ra thủ đô biểu tình chống Trung Quốc ban lệnh cấm đánh cá. Rồi thỉnh thoảng một chiếc lưới được quăng ra. Huỵch! thêm một chú mắc lưới, không nhảy tanh tách như cá thì cũng hốt hoảng, mặt tái mét. Lập tức, mấy chú công an lao đến gỡ lưới thu hoạch, xem ra chẳng đẹp mắt tẹo nào. Rồi tôi lại lo cho thân mình, nhỡ lúc nào đó, bất thình lình lưới quăng trúng vào mình, còn kẻ vi phạm thì đã xa chạy cao bay.
24/11/2011
TƯỜNG THỤY
Chiêu này đã từng được sử dụng để chống đua xe trái phép, nghe nói rất có hiệu quả, sau đó Công an Tp Thanh Hóa thừa thắng, áp dụng luôn đối với người vi phạm Luật giao thông.
Theo quan sát của phóng viên báo Pháp luật Tp HCM thì “trên đoạn đường dài 2 km từ tượng đài Lê Lợi đến cầu Bố (đường Trần Phú, Tp Thanh Hóa) có hàng chục tốp CSGT đứng trực tại các ngã ba, ngã tư. Các dân phòng đều trong tư thế chuẩn bị. Khi CSGT khoát tay ra hiệu là họ lao ra, tay lăm lăm lưới, động tác khom mình xuống thấp và quăng lưới ra như trò tạt lon của trẻ em”
Tưởng tượng ra cảnh ấy mà chết cười. Nhưng đâu chỉ là tưởng tượng. Hãy xem bức ảnh sau đây, trông nó phản cảm thế nào ấy:
Thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó trưởng phòng công tác chính trị và công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa khoe biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an Tp Thanh Hóa.
Dù vậy, khi sử dụng biện pháp này, Công an Tp Thanh Hóa không phải là không run. Trung tá Vũ Quốc Tường, Đội phó Đội CSGT Tp Thanh Hóa, người đã nghĩ ra sáng kiến này, cho rằng biện pháp có nhiều ưu điểm song “ vừa làm vừa lo.” Tuy chưa có một tai nạn đáng tiếc nào xảy ra, nhưng đã có khoảng năm trường hợp bị ngã, bị xây xát phải đưa vào bệnh viện …
Nhiều người băn khoăn nhỡ quăng trúng vào bánh trước khi xe đang chạy tốc độ cao thì nguy hiểm lắm. Hoặc không trúng vào kẻ bỏ chạy mà lại trúng vào người tham gia giao thông bình thường cũng rất phiền. Một người dân nói đã thấy trường hợp xe vi phạm bị tung lưới vào bánh trước khiến cả người lẫn xe bị hất tung.
Khi được hỏi, CSGT Tp Thanh Hóa thực hiện biện pháp này dựa trên những cơ sở pháp lý nào thì trung tá Trường trả lời nó không nằm trong bất cứ biện pháp nghiệp vụ nào của công an. Nó chỉ là một loại công cụ trợ giúp cho người thực thi pháp luật. Công an Thanh Hóa đã báo cáo Bộ để xin ý kiến nhưng chưa thấy trả lời.
Nghe nói, sau khi nghiên cứu cẩn thận, sáng kiến này sẽ được triển khai và phổ biến áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương khác có áp dụng hay không thì tùy nhưng tôi mong cho Hà Nội chớ có mà học tập. Hãy thử tưởng tượng, một thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình mà cho áp dụng biện pháp này thì sẽ ra sao nhỉ. Hẳn là cứ cách một đoạn phố lại có vài chú công an, dân phòng khư khư ôm lưới rình rập, trông như thể bà con ngư dân miền Trung ra thủ đô biểu tình chống Trung Quốc ban lệnh cấm đánh cá. Rồi thỉnh thoảng một chiếc lưới được quăng ra. Huỵch! thêm một chú mắc lưới, không nhảy tanh tách như cá thì cũng hốt hoảng, mặt tái mét. Lập tức, mấy chú công an lao đến gỡ lưới thu hoạch, xem ra chẳng đẹp mắt tẹo nào. Rồi tôi lại lo cho thân mình, nhỡ lúc nào đó, bất thình lình lưới quăng trúng vào mình, còn kẻ vi phạm thì đã xa chạy cao bay.
24/11/2011
TƯỜNG THỤY