Gia Văn (VEF.VN) - Trả lời báo giới chiều 19/1 về việc thanh tra lương của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết: Sở dĩ lương của người lao động EVN cao là do người lao động có trình độ chuyên môn cao với khoảng 40% người lao động có trình độ Đại học trở lên.
Ngoài ra, do người lao động của EVN phải làm việc ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều khu vực khó khăn nguy hiểm, vùng sâu, vùng xa... nên lương của người lao động cũng được tính thêm chế độ phụ cấp, tiền an toàn, hoạch toán ngành...
Khi được hỏi về kết quả kiểm tra lương của EVN, ông Huân cho biết, việc kiểm tra lương của EVN đã kết thúc, tuy nhiên việc tổng hợp các báo cáo lại vẫn chưa xong, nên chưa thể đưa được một con số hay đánh giá nào cụ thể.
Cũng theo ông Huân, lương của EVN trả cho người lao động năm 2010 bình quân khoảng 7,435 triệu đồng/người/tháng. Trong đó có khoảng 25% là phụ cấp đặc thù và thưởng.
Lương EVN cao vì lao động chất lượng ? (ảnh theo hanoiipc)
"Vừa qua Bộ LĐ-TB&XH cùng với Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra, thẩm định lại đơn giá lương của Công ty mẹ đưa ra. Kết quả cho thấy đơn giá đấy hoàn toàn hợp lý. Và có sự chênh lệch giữa các khối, cao nhất là khối Nguồn điện (các nhà máy phát điện), tiếp đến là khối Chuyền tải điện, và sau cùng là khối Kinh doanh điện", Thứ trưởng Huân nói.
Theo ông Huân, sở dĩ có sự chênh lệch đó, chủ yếu do chất lượng, trình độ lao động và điều kiện làm việc giữa các khối có sự khác nhau.
"Sự chênh lệch cũng có thể do ý kiến chủ quan của đơn vị quản lý. Bộ Lao động sẽ xác định rõ trách nhiệm của tập đoàn trong việc phân phối thu nhập sao cho hợp lý nhất", ông Huận khẳng định.
Giải thích thêm về khoản lỗ của EVN hơn 8.100 tỷ đồng trong năm 2010, Thứ trưởng Huân nói: Lỗ của EVN đa phần do lỗi của chính sách. Đó là bài toán tổng thể, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn đến dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trong khi các năm qua việc thiếu điện từ nguồn thủy điện đã buộc EVN phải tăng cấp điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí với giá thành cao.
Theo kết quả kiểm toán tại EVN của Kiểm toán Nhà nước đã công bố hồi giữa tháng 12/2011, thu nhập bình quân của cán bộ toàn công ty mẹ EVN trong năm 2010 là 13,7 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng.
Cũng theo kết quả kiểm toán này, tính đến tháng 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận thu về từ 50.000 tỷ đồng này chỉ đạt 540 tỷ đồng.
Trước đó, tại cuộc họp chiều 19/11/2011, do Bộ Công Thương tổ chức về công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN cho biết, mức lương bình quân của EVN năm 2009 là 7,3 triệu đồng/tháng, lương lãnh đạo có thể cao hơn.
Ông Thanh phát biểu: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được. Là Tổng Giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó".
Theo ông Huân, sở dĩ có sự chênh lệch đó, chủ yếu do chất lượng, trình độ lao động và điều kiện làm việc giữa các khối có sự khác nhau.
"Sự chênh lệch cũng có thể do ý kiến chủ quan của đơn vị quản lý. Bộ Lao động sẽ xác định rõ trách nhiệm của tập đoàn trong việc phân phối thu nhập sao cho hợp lý nhất", ông Huận khẳng định.
Giải thích thêm về khoản lỗ của EVN hơn 8.100 tỷ đồng trong năm 2010, Thứ trưởng Huân nói: Lỗ của EVN đa phần do lỗi của chính sách. Đó là bài toán tổng thể, vì việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng lớn đến dân sinh và các ngành kinh tế khác. Trong khi các năm qua việc thiếu điện từ nguồn thủy điện đã buộc EVN phải tăng cấp điện từ các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí với giá thành cao.
Theo kết quả kiểm toán tại EVN của Kiểm toán Nhà nước đã công bố hồi giữa tháng 12/2011, thu nhập bình quân của cán bộ toàn công ty mẹ EVN trong năm 2010 là 13,7 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng.
Cũng theo kết quả kiểm toán này, tính đến tháng 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận thu về từ 50.000 tỷ đồng này chỉ đạt 540 tỷ đồng.
Trước đó, tại cuộc họp chiều 19/11/2011, do Bộ Công Thương tổ chức về công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010 của EVN, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN cho biết, mức lương bình quân của EVN năm 2009 là 7,3 triệu đồng/tháng, lương lãnh đạo có thể cao hơn.
Ông Thanh phát biểu: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể sống được. Là Tổng Giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó".
Gia Văn