Trung Quốc: Vấn đề nằm ở thể chế - Dân Làm Báo

Trung Quốc: Vấn đề nằm ở thể chế

Daniel Blumenthal (Foreign Policy) * Ðồng Sa Băng (danlambao) chuyển ngữ - Đồng ý với Daniel Patrick Moynihan, khi đề cập đến Trung Quốc - với quan niệm cấp tiến trong bảo thủ thì thể chế mới là vấn đề đáng nói nhất. Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc - Mỹ không phải là vấn đề “chủ nghĩa tư bản quốc doanh” sẽ đánh bại “chủ nghĩa tư bản dân chủ” hay không. Trung Quốc không có một nền kinh tế xuất khẩu và mô hình chính trị. Không một ở các quốc gia Ả Rập hay bất cứ nơi nào khác nhào ra đường để đòi chính quyền của họ theo đường lối “Đồng thuận Bắc Kinh – Beijing Consensus”. Những nước này cần có một chính quyền đại diện dân, chứ không cần một chính quyền độc trị. Chính những người dân Trung Quốc không ưa gì mô hình Trung Quốc. Sự nổi dậy hằng ngày chống đối sự hủ hóa và vô luật pháp tại Trung Quốc tự nó nói lên điều đó. 

Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc - Mỹ cũng không thật sự về “hệ cấu trúc thế giới”. Đúng là có bằng chứng lịch sử cho thấy những nước đang vươn lên quyền lực có khuynh hướng thách đố kẻ đang thống trị để dành quyền bá chủ. Nhưng đôi khi họ không làm nổi (hãy nhìn Ấn Ðộ, Cộng đồng Âu Châu, và Nhật Bản khoảng năm 1990). Hệ cấu trúc thế giới đương thời được thành lập và duy trì bởi Hoa Kỳ có rất nhiều khoảng không gian cho Trung Quốc thành công. 

Thay vào đó, chúng ta đang trong sự cạnh tranh an ninh bởi vì Ðảng Cộng Sản Trung Quốc (ÐCSTQ) đã tạo ra như vậy. ÐCSTQ đang cố gắng làm cho thế giới an toàn với việc tiếp tục thống trị của nó. Ðiều ao ước này thật là khó khăn trong một thế giới trật tự cấp tiến được chi phối bởi Hoa Kỳ. ÐCSTQ phải đánh bại nỗ lực đòi dân chủ của nhân dân Trung Quốc. Và, bởi vì ĐCSTQ đã giúp cho sự phục hồi của những quốc gia lân bang Châu Á đồng nghĩa với sự chính thống của nó, ÐCSTQ cần phải “thống nhất Ðài Loan”, dẹp yên Thanh Hải (Xinjiang) và Tây Tạng; kìm hãm Nhật, và bảo đảm những thành phần vờ vĩnh trên ngôi vua ở Châu Á (Ấn Ðộ, Việt Nam) trong vị trí của họ. Trung Quốc không thể tin cậy vào Washington để đơn thuần song hành với những ý đồ này. Cho nên Trung Quốc phải mở rộng tham vọng về quân sự. Nếu Washington tìm cách phá hoại kế hoạch của Trung Quốc, thì lại là một sự khinh xuất khi để Bắc Kinh dựa vào hải quân Hoa Kỳ nhằm bảo vệ đường tiếp liệu dầu hỏa của họ. Cho nên Bắc Kinh đã lựa chọn cần có một quân đội có thể ép buộc Ðài Loan, áp lực lên những quốc gia láng giềng, và cản trở những toan tính của Hoa Kỳ giúp đỡ những đồng mình và bảo vệ đường hàng hải dài của Hoa Kỳ. Ðó là lý do tại sao chúng ta đang ở trong quá trình cạnh tranh an ninh với Trung Quốc. Bắc Kinh đã lựa chọn một số mục tiêu thà không thích hợp với cái nhìn riêng của chúng ta về hòa bình và an ninh. 

Nếu Trung Quốc được thống trị bởi một chế độ trong đó tính hợp pháp nằm trong sự đồng thuận của nhân dân thì có lẽ sẽ không cần nhu cầu xây dựng một quân đội lớn để: 

1) Bảo vệ chính nó từ nhân dân;
2) Ðánh vỡ sự kìm chế của Mỹ; hay
3) Nhúng tay vào những công trình giữ vững thành trì. 

Nếu Trung Quốc có một chế độ khác, thì ý kiến của tôi là chúng ta không cần phải cạnh tranh an ninh với Trung Quốc. 

Nhưng, không có nhiều điều mà Hoa Kỳ có thể làm để ảnh hưởng đến sự thay đổi dân chủ tại Trung Quốc. Chúng ta có thể làm nhiều hơn ở phần ngoại biên (ví dụ: cố gắng hơn trong việc trực tiếp đối thoại với những nhà cải cách Trung Quốc – những nhà kinh doanh, những nhà lãnh đạo tôn giáo, những nhà hoạt động xã hội). Nhưng cuối cùng đây chỉ là những giúp đỡ tinh thần. Về mặt chính sách, dù những hỗ trợ tinh thần có ảnh hưởng đến việc thay đổi Trung Quốc, chúng ta đã và luôn luôn đứng bên cạnh người dân Trung Quốc. 

Cho tới khi nào Trung Quốc thay đổi thì chúng ta vẫn tiếp tục với những kế hoạch căn bản và thực tiễn để bảo vệ chúng ta và những lợi ích của chúng ta bằng cách duy trì một quân đội hùng mạnh và cũng cố đồng minh chúng ta tại Á Châu. Hiện giờ, thực tiễn khách quan là phương hướng của thời đại. Chúng ta phải giao chiến với Trung Quốc khi nào chúng ta thấy có lợi trong việc làm đó. Nhưng phận sự khẩn cấp nhất của chúng ta là thành công trong việc cân bằng quyền lực chính trị tại Châu Á cho đến khi nào một chính thể mới xuất hiện ở Trung Quốc được chấp nhận nhiều bởi trật tự thế giới và ít đi sự sợ hãi của chính người dân Trung Quốc. 


Lược dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo