Người Buôn Gió - Vì tập trung cho sự nghiệp khơi nguồn nước cho nhân dân, chủ tịch Hồ đã hy sinh hạnh phúc riêng của cá nhân mình. Như bao nhiêu con người khác, chủ tịch Hồ cũng có những tình cảm riêng tư, nhưng vì nghĩa lớn như sách nói, người đã gác bỏ. Để nhân dân hiểu rõ tình cảm của người, và cũng không quên ơn những người bạn gái đã hy sinh thầm lặng để Người đấu tranh giải phóng dân tộc vì mục tiêu cao cả. Cũng nên có đền thờ của những người này để phục vụ tâm linh, đạo lý dân tộc ta. Hy vọng sắp tới có đền thờ của Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị MK... XYZ... CB gì đó chẳng hạn trên khắp đất nước ta...
*
Theo như báo chí nói ''để thực hiện mong muốn của đông đảo bà con nhân dân và phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ủy ban ND tỉnh Nghệ An đã xây đền thờ các cụ thân sinh và anh chị em ruột bác Hồ trên núi Chung ở quê nhà bác''.
Thời các chế độ phong kiến quân chủ, việc xây dựng đền thờ thân mẫu các vị vua sáng lập triều đại không có gì lạ. Đó có thể là truyền thống đã ăn sâu vào mọi thời đại. Cho nên việc xây đền thờ của các bậc sinh thành chủ tịch Hồ cũng không có gì là mới mẻ hay đi trái với đạo lý truyền thống dân tộc, trái lại còn phù hợp với văn hóa người Việt Nam vốn ưa đền đài, lăng tẩm để có chỗ mà khấn vái cầu xin. Thậm chí có nơi còn có đền của Quan Vân Trường bên Tàu để thờ cúng.
Đền thờ của phụ mẫu chủ tịch Hồ đã có nhiều trên mọi miền đất nước, nay xây thêm vài nơi nữa đúng là hợp ý nguyện đông đảo bà con nhân dân, tiện đường đi lại. Vì bà con nhân dân ngoài Bắc không phải đi xa để thắp hương thành kính tỏ lòng tri ân cụ phó bảng tận trong miền Nam xa lắc lơ, hoặc bà con miền Nam ra muốn ngược lại đỡ phải lọ mọ ra Nghệ An dâng hương bà Hoàng Thị Loan. Nên việc xây dựng đền thờ các bậc sinh thành trên mọi miền đất nước thiết nghĩ là nên làm, trước để phục vụ nhu cầu '' tâm linh'' như Chủ Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói, sau là tiện việc đi lại để thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ra.
Vấn đề mới mẻ ở đây là đền thờ còn có cả anh chị em ruột của chủ tịch Hồ, chuyện này xưa nay hiếm, tuy rằng không phải là không có trong các đời tiên vương của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng không nhất thiết phải nghĩ đời trước chưa có đời này cũng thế. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng (một lực lượng giàu tính sáng tạo như trong các văn kiện thường nói) luôn có những phát huy, sáng kiến mới để phục vụ bà con nhân dân. Bởi có lẽ đông đảo bà con nhân dân ngoài việc nhớ ơn thân mẫu chủ tịch Hồ còn muốn ơn thêm cả anh em ruột thịt của chủ tịch Hồ nữa, cho nên việc xây cả đền thờ của những người anh chị em ruột của chủ tịch cũng là cần thiết để phục vụ bà con, phục vụ tâm linh và cao cả hơn nữa là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã đành, nay thêm cả đạo lý uống nước nhớ cả đôi bờ nữa.
Những anh chị em ruột của bác Hồ theo sách ''những người thân trong gia đình bác Hồ'' của Nghệ An xuất bản cũng là những người chiến sĩ đấu tranh vì dân vì nước, nhưng họ không phải là đảng viên đảng Cộng Sản thì phải. Vì chủ tịch Hồ rời xa gia đình năm mười mấy tuổi, phiêu bạt hoạt động bên trời Âu, trời Tàu, sau này về nước làm chủ tịch chỉ duy nhất thấy sách kể chủ tịch Hồ vì quá bận rộn mới gặp được bà chị một lần ngắn ngủi, còn quê quán thì chủ tịch bận quá, hình như cũng chưa lần nào về sau mấy chục năm bôn tẩu giang hồ và mươi mấy năm làm chủ tịch nước.
Về tâm tư của chủ tịch Hồ với anh chị em ruột không rõ, nhưng nghiên cứu sách báo kể lại thì ảnh hưởng, tác động đến bác Hồ của anh chị em ruột không lớn lắm. Thành công của chủ tịch Hồ như Người đã phán là do chủ nghĩa Mác, người thầy Lê Nin vĩ đại, người anh lớn Mao Trạch Đông...
Để tiện việc nhớ nguồn trọn vẹn, qua những tâm tư Người kể rất thực lòng và tha thiết về công ơn của những người anh, người thầy của Người. Nên chăng cần phải xây cả đền thờ của Mác, của Lê Nin, của Mao Trạch Đông trên mọi chặng đường của tổ quốc, trên từng cây số để vuông tròn báo đáp nguồn nước mà Người đã mang về cho nhân dân ta cho vẹn nghĩa tình.
Cũng nên không quên ơn người luật sư Anh Lô Dơ Bai, vị luật sư mà bác Hồ đã nhiều lần nhắc đến ơn cứu giúp hồi ở tòa án Hồng Kông. Cần có đền thờ cho vị luật sư này vì dấu ấn của luật sư trong cuộc đời chủ tịch Hồ theo sách chắc hẳn rõ nét và ảnh hưởng hơn anh chị em ruột của chủ tịch nhiều.
Vì tập trung cho sự nghiệp khơi nguồn nước cho nhân dân, chủ tịch Hồ đã hy sinh hạnh phúc riêng của cá nhân mình. Như bao nhiêu con người khác, chủ tịch Hồ cũng có những tình cảm riêng tư, nhưng vì nghĩa lớn như sách nói, người đã gác bỏ. Để nhân dân hiểu rõ tình cảm của người, và cũng không quên ơn những người bạn gái đã hy sinh thầm lặng để Người đấu tranh giải phóng dân tộc vì mục tiêu cao cả. Cũng nên có đền thờ của những người này để phục vụ tâm linh, đạo lý dân tộc ta. Hy vọng sắp tới có đền thờ của Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị MK... XYZ... CB gì đó chẳng hạn trên khắp đất nước ta.
Ôi hạnh phúc vô biên.
Hát nữa đi em
Những lời yêu thương
Khi nghĩ đến một ngày tươi đẹp, trên khắp trời Nam đâu đâu cũng có những đền thờ ghi dấu chân Bác đến thăm, đền thờ thân mẫu Bác, đền thờ Lê, Mác thầy của Bác, đền thờ anh chị em Bác, đến thờ Mao người anh lớn của Bác, đền thờ luật sư ân nhân Bác, đền thờ bạn tri kỷ của Bác....
Nhân dân ta có đủ mọi thứ liên quan về Bác để thờ phụng đáp ứng mong mỏi nhớ ơn Người.
Những người công nhân xây dựng tha hồ có việc làm, họ say sưa lao động, tăng năng suất, hoàn thành chỉ tiêu. Họ hát vang lời ca sửa đôi chút.
- Bạn đời ơi, bạn có nghe chăng niềm vui của những người đến thăm những ngôi đền mới mà chúng tôi vừa xây xong...
... bạn đời ơi, hãy tin, hãy yêu hãy hát cùng chúng tôi, những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới
cho ngày nay, cho ngày sau cho muôn đời sau...
______________________
Bài liên quan đã đăng:
Ông Trời ơi! Chúng nó không còn biết sợ ai nữa rồi!
Hoàng Việt (Danlambao) - Cả cái đất nước đã thờ ông Hồ ở Lăng Ba Đình, xã nào, huyện nào, tỉnh nào, thành phố nào cũng có đền thờ ông Hồ, cả cái dân tộc này thờ ông Hồ chưa đủ sao, bây giờ chúng nó còn bắt cả dân tộc này phải thờ cả dòng họ Nguyễn Sinh, cả thằng Nguyễn Sinh Hùng nữa à, trời ơi chúng nó không còn sợ ai nữa rồi...
*
Nghệ An: Xây đền thờ hoành tráng cho thân sinh & anh chị em ruột ông Hồ
Danlambao - Ngày 10/06, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An đã tổ chức buổi lễ động thổ xây dựng đền thờ cho những người trong gia đình ông Hồ Chí Minh – lãnh tụ Đảng Cộng Sản. Buổi lễ động thổ được tổ chức tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An), với sự tham gia của nhiều vị quan chức tai to mặt lớn như các ông: Nguyễn Sinh Hùng, Lê Thanh Hải, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình...