Nguyễn Hải (NLĐO) - Nhiều thương lái Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỉ lệ 50:50 rồi mua về nước bán với mác gạo thơm. Theo lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đây là hành động cố tình phá hoại nền sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta.
Trung Quốc (TQ) là một trong những thị trường nhập nhiều gạo của Việt Nam kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, gần đây, việc làm ăn với TQ đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ảnh hưởng xấu đến uy tín chất lượng gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Bất thường
Khoảng 4 tháng đầu năm 2012, thương lái TQ ùn ùn tìm đến vựa lúa ĐBSCL. Họ đến tận các địa phương tìm mua gạo chất lượng cao, gạo thơm. Các thương lái này còn vào trực tiếp nhà máy của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo của Việt Nam ký hợp đồng, mở L/C nhập chính ngạch.
Thu mua lúa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NGỌC TRINH
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến nay, VFA đã ký hợp đồng xuất khẩu với các thương nhân TQ gần 1,2 triệu tấn gạo chất lượng cao (gạo 5% tấm) và gạo thơm (cao gấp 4 lần so với 252.000 tấn ký mua cả năm 2011). Trong đó, VFA đã xuất khẩu được khoảng 700.000 tấn. Tuy nhiên, gần đây, tình hình thu mua gạo của thương lái TQ lắng xuống một cách bất thường. Không còn cảnhthương lái TQ tìm mua gạo ráo riết như trước, thậm chí nhiều hợp đồng còn bị hủy.
Nhiều DN trong ngành gạo cho biết từ giữa tháng 5 đến nay, việc xuất khẩu gạo sang TQ qua đường tiểu ngạch đã chậm hẳn lại so với trước. Cả gạo 5% tấm lẫn 25% tấm đều ùn ứ trong các kho. Tiến độ giao gạo sang TQ bị chậm lại có nguyên nhân ở khả năng giao nhận hàng. Nỗi lo lớn nhất trong việc xuất khẩu gạo sang TQ hiện nay vẫn là nguy cơ bị từ chối nhận khi hàng đã tới cảng của họ hoặc bị khách hàng TQ hủy hợp đồng.
Cố ý
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết gần đây, VFA đã phát hiện một số thương lái TQ sang tận nhà máy, DN xuất khẩu gạo của Việt Nam để đề nghị trộn gạo trắng thông thường với gạo thơm theo tỉ lệ 50:50. Đây là việc làm bất thường, ảnh hưởng xấu đến uy tín chất lượng gạo Việt Nam.
Theo ông Phong, ý đồ của thương lái TQ khá rõ: Loại gạo trộn này khi sang thị trường TQ được bán với giá gạo thơm. Dân TQ mua sử dụng dần dà sẽ tẩy chay gạo Việt Nam, vì chất lượng gạo không cao. Lúc này, thương lái TQ sẽ có cớ để hủy hợp đồng đã ký hồi đầu năm với giá cao với DN Việt Nam.
Với giá gạo trắng khoảng 8.000 – 8.500 đồng/kg, nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân TQ sẽ lợi 1/3 giá. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn phân tích, thương lái TQ không chú trọng nhiều vào lợi ích kinh tế mà chủ yếu nhằm hạ uy tín gạo của Việt Nam; thậm chí còn phá hoại nền sản xuất gạo chất lượng cao, cụ thể là gạo thơm đang được xây dựng khá thành công gần đây.
“May mà mình phát hiện, ngăn chặn kịp thời, nếu không thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam” - ông Phong nhìn nhận. Ông Phong cho rằng chính sách thu mua gạo của thương lái TQ rất đáng phải lưu ý. Họ liên tục thay đổi quyết định như dừng mua rồi đột ngột mua trở lại. Cách làm này nhằm mục đích làm hạ giá lúa gạo của Việt Nam xuống.
Trước tình trạng trên, VFA đã chỉ đạo các DN thành viên phải thận trọng để tránh bị tổn thất, gặp hậu quả xấu khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang TQ. Trên thực tế, đã có những dấu hiệu cho thấy thương nhân TQ đang tìm cách hủy các hợp đồng mua gạo đã ký với Việt Nam nhằm mục đích ép giá.
VFA cũng cảnh báo các DN thành viên tuyệt đối không nghe lời thương nhân TQ trộn gạo trắng vào gạo thơm khi thương lượng hợp đồng xuất khẩu vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng gạo thơm nước ta. VFA cũng cảnh báo nếu phát hiện DN nào vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm.
Tự làm mất thương hiệu
Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, lo ngại: “Chúng tôi không ủng hộ cách làm ăn thế này. Việc “giao kèo” của một số DN xuất khẩu lúa gạo ở nước ta với đối tác TQ trộn gạo trắng với gạo thơm sẽ làm mất đi thương hiệu của gạo thơm Việt Nam”.
Trong khi đó, ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Cổ phần Gentraco, cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu của VFA, không vì lợi nhuận mà tiếp tay cho thương lái TQ gây rối loạn thị trường, hạ thấp uy tín chất lượng gạo và thương hiệu gạo thơm của Việt Nam.
C.Linh
http://nld.com.vn/20120608102234984p0c1002/thuong-lai-trung-quoc-lai-gio-tro.htm
*
Chúng tôi đến xã Mỹ Thạnh An (TP.Bến Tre) trong những ngày người sản
xuất thạch dừa ở đây đang lâm vào cảnh điêu đứng. Trong một ngày, lãnh
đạo xã phải ký trên 30 đơn xin tạm nghỉ kinh doanh của các hộ sản xuất
thạch dừa trong xã. Lý do là không tiêu thụ được sản phẩm. Trước đó, đã
có 17 cơ sở khác xin nghỉ. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, địa
phương nổi tiếng với mặt hàng thạch dừa chỉ còn 20/67 cơ sở duy trì hoạt
động. Không chỉ Mỹ Thạnh An, người sản xuất thạch dừa tại nhiều địa
phương ở Bến Tre cũng lao đao bởi giá thạch dừa xuống thấp, rơi vào cảnh
lỗ lã do bị ép giá.
Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre (BTCA), cho biết 90% thạch dừa trong tỉnh do thương lái Trung Quốc bao tiêu nên họ quyết định giá cả, sản lượng, thậm chí chất lượng mặt hàng. Theo một chủ cơ sở thạch dừa tại Mỹ Thạnh An, ban đầu các thương lái Trung Quốc đến từng hộ sản xuất gom thạch dừa thô với giá cao. Họ mở đại lý thu mua ồ ạt, dẫn đến cơn sốt thạch dừa tại địa phương. Thấy có lời, nhiều hộ dân bắt đầu học hỏi quy trình để làm thạch dừa xuất khẩu khiến nhiều cơ sở sản xuất thạch dừa thành phẩm ở Bến Tre phải điêu đứng vì không có thạch thô để chế biến. Chỉ trong một thời gian ngắn, thương lái Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường thạch dừa ở Bến Tre. Cũng như với nhiều sản phẩm ở nhiều địa phương khác, ngay sau khi chi phối thị trường, thương lái Trung Quốc hạ giá thạch dừa xuống tận đáy. Từ chỗ mua thạch thô giá 3.950 đồng/kg, đến nay họ đã hạ giá chỉ còn 1.300 đồng/kg. Đến lúc này, người sản xuất thạch dừa ở Bến Tre rơi vào thế “việt vị” vì lỡ đầu tư sản xuất. Nhiều gia đình phải gánh nợ nần do lỗ lã.
Trực tiếp sản xuất
Theo ông Nguyễn Văn Đắc, không chỉ thu mua, nhiều người Trung Quốc còn đến Bến Tre thuê đất, trực tiếp điều hành sản xuất thạch dừa theo quy trình của họ. Qua tìm hiểu, có ít nhất 5 công ty do người Việt Nam đứng tên nhưng thực chất do thương nhân Trung Quốc quản lý. Giới kinh doanh dừa ở Bến Tre không lạ gì những A Thao, A Vương, A Giàu, A Mã…; đó là những người đã có mặt nhiều năm ở đây. "Còn số mới thì rất nhiều” - một lãnh đạo BTCA cho biết.
Các sản phẩm họ sản xuất, thu gom đều không có nhãn mác trong khi quy trình làm thạch dừa đã được cơ quan chức năng quy định rất chặt chẽ. Thậm chí các cơ sở sản xuất thạch dừa thô còn sử dụng phân DAP, SA - loại dùng cho cây trồng để làm chất “phụ gia”. Qua kiểm tra của Đội Công tác liên ngành tỉnh Bến Tre, hầu hết các cơ sở sản xuất thạch dừa thô đều vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều có thể thấy ngay là từ những cơ sở thạch thô không an toàn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu thạch dừa Bến Tre.
Theo BTCA, chưa bao giờ dừa lại rớt giá thảm hại như lúc này. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục. Ngoài biến động chung của giá dừa thế giới, một số mặt hàng từ dừa đang bị nước ngoài quyết định từ sản lượng, chất lượng đến giá cả.
*
Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre
09/06/2012 3:40Tiến Trình (baomoi) - Không chỉ bắt tay với doanh nghiệp trong nước để lách luật, thương lái Trung Quốc còn chi phối cả các sản phẩm từ dừa, khiến nhiều hộ sản xuất ở Bến Tre rơi vào cảnh khốn đốn, ngưng hoạt động hàng loạt.
Một ngày, 30 đơn nghỉ kinh doanh
Một tàu đang bốc dừa trên sông Hàm Luông
xuất sang Trung Quốc - Ảnh: Tiến Trình
|
|
Ông Nguyễn Văn Đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre (BTCA), cho biết 90% thạch dừa trong tỉnh do thương lái Trung Quốc bao tiêu nên họ quyết định giá cả, sản lượng, thậm chí chất lượng mặt hàng. Theo một chủ cơ sở thạch dừa tại Mỹ Thạnh An, ban đầu các thương lái Trung Quốc đến từng hộ sản xuất gom thạch dừa thô với giá cao. Họ mở đại lý thu mua ồ ạt, dẫn đến cơn sốt thạch dừa tại địa phương. Thấy có lời, nhiều hộ dân bắt đầu học hỏi quy trình để làm thạch dừa xuất khẩu khiến nhiều cơ sở sản xuất thạch dừa thành phẩm ở Bến Tre phải điêu đứng vì không có thạch thô để chế biến. Chỉ trong một thời gian ngắn, thương lái Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường thạch dừa ở Bến Tre. Cũng như với nhiều sản phẩm ở nhiều địa phương khác, ngay sau khi chi phối thị trường, thương lái Trung Quốc hạ giá thạch dừa xuống tận đáy. Từ chỗ mua thạch thô giá 3.950 đồng/kg, đến nay họ đã hạ giá chỉ còn 1.300 đồng/kg. Đến lúc này, người sản xuất thạch dừa ở Bến Tre rơi vào thế “việt vị” vì lỡ đầu tư sản xuất. Nhiều gia đình phải gánh nợ nần do lỗ lã.
Trực tiếp sản xuất
Theo ông Nguyễn Văn Đắc, không chỉ thu mua, nhiều người Trung Quốc còn đến Bến Tre thuê đất, trực tiếp điều hành sản xuất thạch dừa theo quy trình của họ. Qua tìm hiểu, có ít nhất 5 công ty do người Việt Nam đứng tên nhưng thực chất do thương nhân Trung Quốc quản lý. Giới kinh doanh dừa ở Bến Tre không lạ gì những A Thao, A Vương, A Giàu, A Mã…; đó là những người đã có mặt nhiều năm ở đây. "Còn số mới thì rất nhiều” - một lãnh đạo BTCA cho biết.
Các sản phẩm họ sản xuất, thu gom đều không có nhãn mác trong khi quy trình làm thạch dừa đã được cơ quan chức năng quy định rất chặt chẽ. Thậm chí các cơ sở sản xuất thạch dừa thô còn sử dụng phân DAP, SA - loại dùng cho cây trồng để làm chất “phụ gia”. Qua kiểm tra của Đội Công tác liên ngành tỉnh Bến Tre, hầu hết các cơ sở sản xuất thạch dừa thô đều vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều có thể thấy ngay là từ những cơ sở thạch thô không an toàn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu thạch dừa Bến Tre.
Theo BTCA, chưa bao giờ dừa lại rớt giá thảm hại như lúc này. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục. Ngoài biến động chung của giá dừa thế giới, một số mặt hàng từ dừa đang bị nước ngoài quyết định từ sản lượng, chất lượng đến giá cả.