Viết tiếp câu chuyện hai anh em nhà gấu - Dân Làm Báo

Viết tiếp câu chuyện hai anh em nhà gấu

Xin cảm ơn TS Alan, lấy cảm hứng từ bài viết của TS: “Chuyện con ve và con kiến”

Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - Hẳn, trong chúng ta, thời tuổi trơ cắp sách đến trường, ai cũng được cô giáo kể cho nghe câu chuyện về hai anh em nhà gấu. Câu chuyện được tóm tắt như sau: 

Giữa khu rừng có một con gấu mẹ và hai chú gấu con sinh sống. Khi hai gấu con khôn lớn, được gấu mẹ cho đi kiếm ăn với lời dặn nhường nhịn, yêu thương nhau. Chúng đi mãi mà không tìm được thứ gì ăn được, bụng đã đói meo rồi. Bỗng chúng tìm thấy một miếng phomat lớn. Thật sung sướng. Hai chú gấu con cùng vồ lấy, định chia thành hai phần đều nhau. Nhưng hễ chú này định bẻ làm đôi thì chú kia giật lại vì sợ bị chiếm mất phần hơn. Miếng ăn ở trước mặt, lòng tham nổi lên, hai anh em quên cả lời mẹ. Hai chú gấu con trước còn cãi nhau, sau lại lớn tiếng tranh giành nhau kịch liệt. Sau đó, có con cáo xuất hiện, giúp chúng chia phần. Con cáo nham hiểm đã bẻ hai phần không đều nhau, làm cho hai con gấu bức xức và cáo sửa bằng cách cắn miếng to hơn cho nhỏ hơn miếng kia, hai anh em gấu lại phân bì, và cáo lại cắn sửa, cứ như vậy cáo đã ăn gần hết miếng phomat, còn hai tẹo rất nhỏ nhưng đều nhau, chia cho hai anh em chúng, chúng vui vẻ và cảm ơn chú cáo. (Thật ra, thay vì tranh nhau và nhờ cáo chia, có một qui tắc thật đơn giản để phân chia công bằng là: một con bẻ bánh, con còn lại chọn trước, khi đó tự khắc con bẻ bánh phải cố gắng bẻ sao cho bằng nhau nhất). 

Cứ tưởng rằng đây chỉ là câu chuyện ngụ ngôn, khuyên răn con trẻ với đầu óc ngây thơ nhường nhịn nhau, đừng có ham ăn mà bị người khác ăn hết của mình. Còn với người lớn chắc không bao giờ có chuyện “ngu” đến vậy. 

Không ngờ, khi lớn lên, học đến kỹ sư, tôi lại bất ngờ, thú vị khi gặp lại câu chuyện cũ năm nào, nó không chỉ xảy ra với con nít, con gấu ngây thơ mà nó còn hiện hữu trong một xã hội rộng lớn, với bao nhiêu người là trí thức, giáo sư, tiến sĩ,... vẫn bị “con cáo” lừa như thường. Tôi thấy “nhân dân”, các chủ thể của nền “dân doanh”, chủ thể của nền xã hội dân sự như hai chú gấu ngây thơ trên, thay vì ngồi với nhau để viết ra cuộc chơi sao cho công bằng thì họ lại sợ rằng sẽ có kẻ mạnh “ăn hết”, “thao túng thị trường”, thế là họ tin vào vai trò của “con cáo” “kinh tế nhà nước, tập đoàn nhà nước”, với niềm tin là nó sẽ “điều tiết thị trường”, “định hướng thị trường”, giúp thị trường tốt đẹp. Điều này giải thích vì sao vai trò của “con cáo” vô cùng quan trọng và nó luôn béo tốt. Thật bất ngờ, xin chia sẻ quý bạn hữu. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo