Phượng yêu (tập 2) - Dân Làm Báo

Phượng yêu (tập 2)

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Cháu Thanh Phượng yêu quý của bác... Chưa nhận được hồi âm của cháu, nhưng bác “tống” thêm Phượng Yêu Tập 2 này cho cháu, vì đọc lại meo vừa gửi, bác thấy còn thiếu nhiều điều mà bác đã định “giao lưu” với cháu lúc ban đầu. 

Bác biết “đồng chí Ếch” cấm ai thì cấm nhưng không tự cấm tía cháu vào Danlambao hàng ngày truy lùng phản động (na ná như hô hoán mọi người phải chống tham nhũng...). Đảm bảo tía cháu cũng đã đọc “Phượng Yêu” và bốc phôn gọi cháu nhắc nhở lệnh cấm vẫn còn hiệu lực, đừng lò mò vào kẻo tụi phản động nó diễn biến cái đầu của cháu. Nhưng bác đoán thế nào cháu cũng thà bất hiếu chớ không thiếu Báo Dân, đã mò vào đọc meo bác rồi. Cái gì càng cấm càng quí, càng thích; đọc riết đâm ghiền Danlambao như Thanh Phượng ghiền dàn cổ phiếu, nghiện lãi suất ngân hàng tăng.

Biết thế nên bác không sợ uổng công i-meo, Phượng Yêu: tập l mới “xen” (send) tập ll lại gửi.

Phượng yêu của bác, email bác gửi cháu vừa rồi, đã bị nhiều người vào đọc lén; có kẻ còn để lại “còm”, lưu ý bác về lỗi chính tả: phải sửa “PHƯỢNG YÊU” thành “ PHƯỢNG IÊU” mới đúng. Lý do: Thanh Phượng là con iêu tinh. Bác thấy còm sĩ Hoa Cúc Xanh này cũng có lý. 

Có lý ở chỗ một cô gái ngần ấy tuổi mới bước ra khỏi cổng trường chưa bao lâu, đêm ngủ còn giật mình vì tiếng chuông điện báo giờ học còn đeo bám bên vành tai, lại đảm trách ngon ơ công việc lớn lao phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. 

Kia nhìn xem Linh Hương, con gái rượu chú Rứa cũng muốn làm rứa mà đâu có được như rứa. Cô bé họ Tô được bế lên ngồi ghế Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị một công ty quốc doanh của tập đoàn Vinaconex, chưa kịp “thay tả” đã bị kéo xuống. Trong khi Thanh Phượng thì tay túm (nhà) “băng” này tay vơ “tập” (đoàn) nọ; càng túm càng vơ; càng nặng gánh càng cất cánh cao. Đó không phải là trò iêu quái thì trò gì? 

Bây giờ bác mới hiểu được ý nghĩa hai chữ Thanh Phượng ngài cử (nhân) Ếch đặt tên cho cô con gái rượu, mà trong meo trước bác diễn dịch sai là con chim Phượng màu Xanh. Cử Ếch có khác, chẳng những cao Cu (IQ), mà còn rộng Háng. Thanh Phượng đây không phải là con chim phượng xanh, nhưng là con Phượng bay cao, cao mãi tít trời xanh. Một đống “Bản Việt” dư sức chất cao đến tận cung trăng để leo lên đó cưỡng chế luôn đất đai của chú Cuội. Bác lại tự phê, nhận thêm “cái khuyết điểm” chậm hiểu và đề nghị lên tía cháu cho “áp dụng kỷ luật”, không biết cháu có dám bỏ phiếu “Yes” không. (Bác dùng tiếng “Yes” Mỹ cút vì là ngôn ngữ chính của chồng cháu; bác đoán cháu hay dùng trên giường với Bảo Hoàng, “Oh, Yes, Yes! Ah Yes Yes!...” để bảo vệ bí mật quốc gia không lọt vào tai bọn gia nhân có thể là điệp viên của CIA, hay khủng bố Việt Tân cài vào.) 

Nói thế nhưng bác vẫn trước sau như một, không đổi Phượng Yêu ra Iêu Phượng mà “một còm sĩ” yêu cầu rất chi là lô gích. Để bác còn được tâm tình với cháu người thật việc thật, chứ ai lại tâm tình với iêu tinh, ghê quá. 

Phượng yêu của bác...

,Bác “ấn tượng” Thanh Phượng, một phần cũng vì Bác đã một thời gắn bó với đất Rạch Giá. Thời mà “một đồng chí trong Bộ Chính Trị” hãy còn là cậu nhóc tì nghe xúi dại bỏ học đi theo cách mạng, ngày chích mông đêm rông đi phá làng phá xóm, khiến bác và bạn bè mãi trên Cần Thơ thi thoảng phải kéo xuống Rạch Giá tiếp sức rượt đuổi bọn tía cháu, cho bà con ta yên ổn làm ăn. 

Nhìn mặt Thanh Phượng trong hình, bác lại liên tưởng đến một ông già nơi quê hương cháu cách đây đã ngoài bốn mươi hai năm. Hôm đó sau khi quân Cách Mạng bị đánh đuổi ra khỏi một ngôi làng thuộc xã Mỹ Lâm - nếu bác nhớ không lầm tên- thuộc quận Kiên Thành có phi trường Rạch Sỏi, trong đám dân vui mừng ra chào đón quân bác, có một ông già cầm trên tay cái búa lại sát một cái thiết vận xa M113; ông ta cười cười rồi xin bác cho ông ta gõ lên xe một cái để xem có đúng xe làm bằng giấy cạc tông như Cách mạng nói không. Thế là tiếp ngay sau một tiếng keng nhá lửa là tiếng ông già, “Đù má, dzậy mà mấy ổng nói bằng giấy”. 

Ông già Rạch Giá ấy tuổi tác cũng cỡ ông nội/ ông ngoại của Thanh Phượng, không biết có họ hàng bà con với cháu không. Bác thấy cháu có nét hao hao. 

Ông nội ông ngoại cháu hồi đó mà đã nhận ra đâu thật đâu giả. Sao cháu có chồng Ngụy, US Đô gửi dzô Băng cờ À me ri ca, băng cờ Thụy sĩ... được bao nhiêu rồi mà vẫn còn gọi bờ lốc Lề Dân là “phản động”. Bác hỏi cháu điều này ở chỗ thân tình: thế có khi nào cháu nghi ngờ con chim thằng Bảo Hoàng, con “tự do” thương thương của cháu, cháu đòi cầm búa gõ lên đầu “nó” một cái để biết chim thật hay chim giả hay chim phản động không? 

Phượng yêu của bác, nhìn hình cháu, không phải vì cháu đẹp - đẹp hay xấu bác không có ý kiến, nói thẳng là bác không dám nói thật ra đây sợ cháu buồn- nhưng chỉ cần biết đó là gái Rạch Giá đã đủ làm cho bác nhớ tới cô nữ sinh truờng Nguyễn Trung Trực năm xưa, tên nàng bắt đầu hai chữ như tên cháu, chỉ ngược vị trí là P.T, họ Mã, mặc dầu thời gian “quan hệ” quá vắn vỏi, vì “chiếc trực thăng sơn màu tang trắng” đã vội bốc chàng rời khỏi Rạch Giá, đi xa bạt tăm; mãi khi chàng đã thành... bác mới được tin nàng nay bà nội bà ngoại có khi là bà cố đang ở tuốt mãi nửa quả đất bên kia, nơi thời gian không xa nữa sẽ là quê hương mới của cháu và tông ty nhà tía, nếu leo kịp chuyến bay. 

Bác nhớ cô nữ sinh năm xưa mà tội nghiệp cho cháu. Cùng là dân Rạch Giá cả, nhưng cháu chẳng may sinh ra và lớn lên trong cái nôi của ác thú iêu ma. Học trường Ngoại (quốc), lấy chồng Ngụy (nhào) mà vẫn cái cái giòng máu ấy... Nay ai chính ai ngụy, ai phản động, ai cách mạng đích thực thì đã rõ mười mươi dưới ánh mặt trời, như “đồng chí Ếch” là tía Nguyễn Thanh Phượng. Nhắc tới Rạch Giá, bác đau lòng lắm vì ở đó, máu bác đã đổ xuống đất làng Dục Tượng, và bao đồng đội đã hy sinh trên chiến trường Miền Tây, nhưng cuối cùng đã không bảo vệ được đồng bào minh khỏi làn sóng đỏ. 

Bị nhận chìm dưới làn sóng đỏ, ngày nay người dân Rạch Giá cũng như khắp ba miền đất nước, dậy tiếng dân oan. Thân con gái như cháu cả, nhưng một bên thì chịu đầy oan trái, một bên thì hái vô giới hạn phú quý danh vọng quyền uy. Cháu đâu có tìm thấy trên 700 báo lề Đảng của tía con nhà cháu, hình ảnh hàng trăm thiếu nữ không manh vải che thân đứng xếp hàng cho dăm ba khách nước ngoài hình thù xem ra không được bình thường đến mằn mò ngắm nghía tuyển chọn - chẳng khác gì mẹ cháu lúc xưa đi mua cá lật lên lật xuống lựa từng con - nói là để đem về nước làm vợ. 

Phượng yêu của bác, đến đây bác nhớ quá rượu đế Kiên Lương, nhớ sò huyết Bến tàu Rạch Giá... của năm xưa. Rượu Kiên Lương nổi tiếng bây giờ chắc đã không thoát khỏi bị “biên chế” bằng mật mía với thuốc trừ sâu Mytox, một công trình khoa học đỉnh cao từ Miền Bắc mang vào. Sò huyết thì bị nhiễm độc do nước thải vô tội vạ từ các nhà máy của nền KTTT định hướng XHCN. Những “thành tựu” Rạch Giá do “giải phóng” như thế, một phần cũng nhờ sự tiếp tay của tía cháu. Xưa chỉ có bọn “Rước voi về giày mã tổ”, nay bọn tía cháu cao tay hơn một bậc rước voi về còn ngồi trên lưng voi giày cả tổ nước Nam. 

Đọc lại trên đây, bác lại thấy bác dở hơi, vô công rồi nghề, kể chiện dzô dziên. Những thứ đó liên can gì đến tía con cháu. Đồng chí Ếch giờ chỉ biết uống rượu Đế Quốc Tư bản, chơi sò “nước lạ”, làm đại biểu QH cho dân... Hải Phòng nổi danh “giang hồ xứ cảng” (hèn chi “đại biểu” chơi toàn luật giang hồ). Cô Trùm Bản Việt tập đoàn chỉ khoái khẩu chim Cút Mỹ.

Đất Rạch Giá xưa rồi dĩ vãng. Bỏ đi Tám. 

Đến đây bác bỗng dưng nấc một cái, không cầm được, để phọt ra... “thơ”: 

Tía xưa du kích phá làng 
Quậy cho Tư bản hết đàng bán buôn 
Con nay “Bản Việt” nữ vương 
Đất nào Iêu thích, Ếch cường chế ngay 
Gút bai Phượng Iêu. 

* Xin phép Bút Tre, cưỡng chế



________________________________



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo