Cán bộ công an (CA): Anh giới thiệu với em, anh... ở đội Điều tra Tổng hợp, công an quận Hoàn Kiến.
Nhà báo Đoan Trang (ĐT): Vâng.
CA: Đấy, giới thiệu để em nắm được... Thực ra là cũng... bọn anh cũng không muốn đi làm cái việc này đâu. Nhưng mà... lãnh đạo người ta phân công thì phải đi làm.
Đây... trao đổi với em như vậy. Thứ hai là anh muốn hỏi là em có mang theo giấy tờ gì không... thí dụ chứng minh thư...?
ĐT: Em không mang theo chứng minh thư... (tìm trong túi)... Thẻ thì em không có, không có thẻ... “Card Visit”, giấy giới thiệu các thứ thôi...
CA: Thế thì... Cái việc mà mời... anh mời em lên làm việc thế này thì em có vấn đề gì không?
ĐT: ...Vấn đề thì... thực ra thì cái này em nghĩ mọi thứ phải rõ ràng. Lần trước em cũng đi biểu tình... (nghe không rõ), cũng đã...
CA: Lần trước có mặt ở đây không?
ĐT: Có. Mà cũng đã trình bày hết rồi, tức là em cũng không còn có gì để nói cả. Cái gì em cần nói đã nói rất nhiều rồi... Em còn viết để đưa lên mạng, những chuyện quan điểm của em thế nào em nói rõ rồi. Nên giờ nói là nói chuyện tiếp thì em không biết là phải nói gì về những chuyện này.
CA: ...Ừ... (ngừng một lát)... Nói chung là là là... đấy, là cũng giải thích cho em là... Thực ra giữa mình với Trung Quốc thì ai cũng biết có những trường hợp... như thế, nhưng mà đối với bọn anh thì bây giờ những việc...
ĐT: Vâng, anh cứ nói trước.
CA: Bọn anh mời em về thì yêu cầu ở đây thì phải làm việc, các thủ tục pháp luật quy định,...nhé! Ta sẽ tiến hành ghi lời khai và việc trình bày trong văn bản của em... quyền trình bày của em, nhé! Bây giờ là 11h15,... hôm nay là ngày bao nhiêu?
ĐT: Ngày mùng 9 tháng 12, năm 2012.
CA: Em có thẻ nhà báo không?
ĐT: Em không.
CA: Bây giờ thế này nhé, trong cái khi làm việc ấy, thì thủ tục bọn anh phải hỏi đến quan hệ nhân thân của em... nhé! (Không nghe rõ)... Cho nên là cũng đừng tự cho thế là thế này thế khác. Ấy! Thí dụ như hỏi bố mẹ, anh chị em ruột, sinh ra lớn lên ở đâu... Ấy!
ĐT: Em thì đồng ý cái đó, nhưng mà em đã trả lời hết lần trước rồi cho nên lần này em không trả lời nữa, vì em thấy nó cũng... nó đi vào chi tiết quá. Mà lần trước em trả lời rất tỉ mỉ, trả lời nhiều lần về chuyện này. Chủ yếu là các anh có rồi, thì em thấy không cần phải nhắc lại. Nếu cần có thể lấy lại cái biên bản của em ngày mùng 5 tháng 8 năm 2012, tại đây, địa điểm này... (Nghe không rõ) với cán bộ tên là... anh Toại, ở công an quận...
CA: Hôm đấy là ngày bao nhiêu?
ĐT: Mùng 5 tháng 8...
CA: Em đã làm việc với cơ quan công an bao lần.
ĐT: Đó là lần...
CA: Lần trước đó chứ gì. Thế lần này thì theo yêu cầu của cơ quan công an hỏi về gia đình thì...
ĐT: Em đã trả lời rồi. Còn bây giờ cơ quan công an, gọi là vào mạng điện tử kiểm tra... hồ sơ nhân thân dễ mà, hỏi lại làm gì.
CA: Không, nhưng mình cái nguyên tắc về cái... vào cái khi làm việc ấy thì mình vẫn phải hỏi như thế.
ĐT: Vâng, thế thôi thì em cũng đồng ý cái nguyên tắc như thế nhưng lần này em sẽ không trả lời lại nữa cho nó mất thì giờ quá. Có thể đi vào câu hỏi...
CA: Hôm đó là ngày bao nhiêu? Đã trả lời...
ĐT: Mùng 5 tháng 8. Chủ nhật mùng 5 tháng 8 năm 2012.
CA: Lần trước thì mời yêu cầu về đây làm việc cũng là về vấn đề biểu tình chứ gì? (ĐT: Vâng). Biểu tình chống Trung Quốc đúng không?
ĐT: Vâng. Phải nói một cách rất là rõ ràng là chống... bá quyền Trung Quốc ạ. Chứ còn nhân dân (Trung Quốc) thì chả ai chống làm gì.
CA: Về vấn đề... đúng không?... Biển Đông?
ĐT: Vâng, về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
CA: ... Hôm nay thì Trang đi một mình hay đi với ai?
ĐT: Đi một mình ạ, như mọi lần.
CA: Vẫn... (Không nghe rõ) như hôm trước đúng không?
ĐT: Vâng.
CA: Lúc đó là mấy giờ?
ĐT: 9h.
CA: Mục đích là đi...
ĐT: ...biểu tình
CA: Biểu tình... Biểu tình... nội dung?
ĐT: Chống các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Chống... các...
ĐT: Các hành vi,... (ĐT đọc cho CA ghi), gây hấn và chính sách đối ngoại hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Gây hấn...?
ĐT: Gây hấn. Hát, a, en-nờ,... Hát, ớ, en-nờ-sắc... (ĐT đánh vần chữ “gây hấn” cho CA ghi). Gây hấn ạ... Gây hấn và chính sách đối ngoại... Và chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: “Đối ngoại” gì?
ĐT: Hung hăng... Bá quyền... Anh cứ ghi vào thế. Bá quyền. Chính sách đối ngoại bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
CA: Khi đến thì có bao nhiêu người?
ĐT: Rất là đông. Khi đến là có cả một sân khấu đang được bày ra trước cổng Nhà hát lớn... Sân khấu ca nhạc, rất đông khán giả đến xem.
CA: Rồi. Xong như thế nào? Xong đi đến đâu thì người ta yêu cầu (về)?
ĐT: Sau đó có... thì có một số người biểu tình bắt đầu tham gia...
CA: Thế bản thân Trang thì có mang theo khẩu hiệu gì không, băng rôn gì không?
ĐT: Không.
CA: Đi bộ chứ gì?
ĐT: Vâng.
CA: Có mang theo máy quay không?
ĐT: Không.
CA: Có máy ảnh không?
ĐT: Không.
CA: Sau đó thì đi đến đâu thì…?
ĐT: Đến Tràng Thi ạ.
CA: Đi ở giữa đám đông hay là đi sau?
ĐT: Đi … gần như là đầu đoàn.
CA: Xuất phát từ Nhà Hát lớn, mục đích là đến Đại sứ quán Trung Quốc?
ĐT: À..., có lẽ thế.
CA: Khi đến đâu thì công an mời về đây?
ĐT: Đến Tràng Thi ạ.
CA: Chỗ đấy là trước cửa 16 đúng không?
ĐT: À..., Tràng Thi...
CA: Ở Nguyễn Kim chứ gì?
ĐT: Khoảng khoảng thế. Em không để ý.
CA: Họ đưa về đây bằng phương tiện gì?
ĐT: Xe buýt ạ.
CA: Lần trước thì cơ quan công an xử lý hành chính đúng không? Cái lần mùng 5 tháng 8 ý?
ĐT: Không, không xử lý hành chính.
CA: Có chứ!
ĐT: Không, có lý do gì mà xử lý đâu ạ?
CA: Có thể là là chị sẽ không ký vào cái quyết định gì đấy. Nhưng mà lần trước là có, tất cả những người đưa về đây đều xử lý...
ĐT: Thế thì nó hơi buồn cười là vì nếu xử lý thì em không hề biết, nếu bị xử lý mà em không được thông báo thì cũng hơi buồn cười. Nhưng mà theo như em biết thì là không xử lý, vì cũng chẳng có lý do gì mà xử lý...
CA: Thế... làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
ĐT: Đợt trước ý ạ?
CA: Ừ.
ĐT: Khoảng một ngày đấy ạ, từ sáng đến chiều, không có cái cớ gì để xử lý cả. Còn nếu mà sau đấy vẫn xử lý thì cái đó em không biết, cái đấy không thông báo gì cho em cả...
CA: Làm việc từ mấy giờ?
ĐT: Lần trước ạ?
CA: Ừ.
ĐT: Lần trước là từ sáng cho đến chiều tối ạ.
CA: Thế thì lần đấy có xử lý hành chính không?
ĐT: Không... Theo em biết thì không.
CA: Có nghĩa là bản thân chị thì không được thông báo, đúng không?
ĐT: Vâng. Không biết là có hay không?
CA: ...Thế cái việc mà Trang đến đấy là tự mình đến hay là do ai...
ĐT: Tự ạ.
CA: Hay là xem trên mạng?
ĐT: Tự em đi ạ. Xem trên mạng có...
CA: Có nghĩa là mình xem trên mạng chứ gì? (Vâng). Chứ cũng không có người nào trực tiếp...
ĐT: Vâng.
CA: Trên mạng người ta đăng như thế nào?
ĐT: Em cũng chỉ nhớ mang máng là kêu gọi biểu tình.
CA: Có hẹn thời gian không?
ĐT: Hẹn buổi sáng, 9h, ở Nhà hát lớn. Những cái đấy thì vào mạng thì thấy ngay được.
CA: Có nghĩa là mình cứ xem cái thông tin đấy thì mình ra đó chứ không có ai...
ĐT: Vâng.
CA: Chứ không có ai trực tiếp rủ, hoặc là gặp gỡ... đúng không?
ĐT: Không. Vâng.
CA: Trong cái số này thì cũng có những trường hợp là người ta... tham gia, có những người cũng trao đổi... người ta cũng trả tiền, vật chất cho một số người đi. (ĐT: Có bằng chứng không?) Tất nhiên là ý tôi... ý của tôi không phải là họ... (Nghe không rõ), nhưng mà mình có trong cái dạng như thế không?
ĐT: Em nghĩ cái này là không có bằng chứng... (Không nghe rõ) em phủ nhận cái chuyện ý, nếu không chỉ được đích danh ai đưa tiền cho ai, và bao nhiêu tiền thì... đó là không có cơ sở. Đấy là một lời gọi là vu khống cũng được.
CA: Trong Nghị định 73 mà Chính phủ có... người ta đã quy định tại cái điều 7, điểm B, là không được tụ tập... nhá, không được tụ tập đông người...
ĐT: 73 hay là bao nhiêu? Chắc là 73, hay là bao nhiêu? 63?
CA: 73 ấy. Không được tụ tập đông người, rồi là gây cản trở giao thông, rồi là gây mất trật tự. Đấy. Thì so với cái Nghị định đấy thì bản thân Trang thấy Trang có vi phạm, có sai gì không?
ĐT: Em muốn hỏi lại anh một câu được không? Em nên hiểu thế nào, hoặc anh hiểu thế nào khi mà bây giờ, người dân biểu tình là để bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc bá quyền xâm lược. Và chính quyền bắt. Thì bây giờ nên hiểu cái hành động bắt của chính quyền... hay gọi là mời về làm việc cũng được, nên hiểu là thế nào? Chính quyền có ủng hộ hay không?...
CA: Bây giờ thế này nhé, về cái quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thì giữa mình với Trung Quốc, không phải là vấn đề là Đảng, Nhà nước mình không có... Tất cả đều giải quyết trên con đường ngoại giao... Đấy.
ĐT: Thế việc biểu tình thế này có phải là một kênh ngoại giao không?... (Bị nói át mất, nghe không rõ)... Ngoại giao nhân dân...
CA: Chứ còn mình làm như thế thì sẽ thành những cái gây phức tạp về trật tự an toàn xã hội cho thành phố, gây cản trở giao thông.
ĐT: Không liên quan. Đây việc này rất là rõ ràng. Em nghĩ là không nên ngụy biện như thế. Em nghĩ rằng cái việc nhân dân biểu tình là cái ngoại giao, kênh ngoại giao nhân dân, public... (Không nghe rõ)... nói chung quan điểm chính trị quốc tế nó là kênh ngoại giao. Và cái việc chính quyền cản trở nó là phản lại kênh ngoại giao đó và nó thể hiện thái độ chính quyền là ủng hộ những cái hành động, chủ trương của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nó không thông nhất giữa người dân và Chính quyền, đấy là một cái hành động rất là sai lầm của Chính quyền. Còn cái việc dân đi biểu tình mà anh quy là gây rối, chính quyền quy là gây rối, thì phải xem lại bản thân cái nghị định đó là vi hiến (Không nghe rõ) khi mà người ta... Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, thì luật pháp của anh làm thế nào là phải thực hiện cái quyền đó chứ không phải là hạn chế nó. Hạn chế nó là vi hiến... Và như vậy thì là rõ ràng là chúng ta... vì chúng ta không có cơ chế bảo hiến, cho nên luật pháp của chúng ta vi phạm Hiến pháp tràn lan.
Thế bây giờ cứ 5 người trở lên là lại bảo là tụ tập gây rối. Thế bây giờ hát, hát trước cổng Nhà hát Lớn thì có phải là gây rối không? Hát rất ồn ào, hát toàn những bài vớ vẩn. (Không nghe rõ)... người ta nhảy múa trên sân thì có phải gây rối không? Anh trả lời thế nào về cái chuyện ấy? Hoặc có thể là em nói to, em ra đám đông em nói to, có thể là... (Không nghe rõ). Đừng có gọi là nhập nhèm giữa hành động... (Nghe không rõ)...
CA: Thế trong nhận thức của Trang thì Trang có thấy trong cái việc đấy mình có sai cái gì không?
ĐT: Em muốn hỏi lại anh về nhận thức của các anh. Mà em muốn hỏi lại là…
CA: Không đây là tôi muốn hỏi Trang đấy, là Trang có thấy sai gì không?
ĐT: Không, nhưng anh đang làm việc, chúng ta đang làm việc nên phải hợp tác. Vì vậy em muốn hỏi lại anh với tư cách là một phóng viên. Quan điểm của anh, nhận thức của các anh về cái việc mà chính quyền đi ngăn chặn biểu tình, là thế nào, cái nhận thức của các anh? Anh có thấy nó mâu thuẫn với cái ngoại giao nhân dân hay không? Em hỏi một cách rất là (Không nghe rõ), em không đưa việc này lên báo. Hỏi để biết.
CA: (Im lặng một lúc)... Về phía bản thân Trang thì Trang có nhận thức được cái việc đấy của mình là sai không, vi phạm không?
ĐT: Không, không, không vi phạm. Vì nghị định vi hiến thì không có giá trị gì cả. Đối với em là thế. Cái thứ hai là cái nghị định đấy nó cũng chẳng có một chữ nào về biểu tình cả. Nên nó cũng chẳng điều chỉnh gì về hoạt động của bọn em cả. Biểu tình hay gấy rối. Em đi biểu tình chứ không đi gây rối trật tự công cộng, cho nên biểu tình là... (Không nghe rõ). Bản thân cái Nghị định vi hiến ấy nõ cũng không có tác dụng điều chỉnh hành vi của em. Cho nên em chẳng thấy em sai gì cả.
Em đang hỏi ngược lại, là em muốn biết nhận thức của... từ trước tới giờ chính quyền luôn muốn biết dân làm gì và nhận thức thế nào, thì em muốn biết ngược lại là cái nhận thức của Chính quyền về... (Không nghe rõ). Anh có thể từ chối trả lời? Em hỏi, đây là chúng ta đang làm việc...
CA: Bây giờ thế này nhá, bây giờ thì...
ĐT: Em muốn biết anh có từ chối trả lời hay không?
CA: … Tôi đang làm việc với lị Trang... nhá. Cho nên với tất cả các cái câu hỏi thì tôi sẽ hỏi. Còn nếu với một buổi mà Trang là phóng viên mà đi thẩm vấn, nhá, thì những cái việc đấy thì bên...
ĐT: Thì bên cơ quan chức năng sẽ trả lời đúng không ạ?
CA:... Họ sẽ trả lời. Cho nên mình làm cho nó đúng khuôn khổ, đúng tổ chức.
ĐT: Nhưng khuôn khổ đấy rất là bất... công bằng...
CA: Vì ở đây là... quy định là...
ĐT: Vì em muốn biết quan điểm...
CA: Bây giờ thế này nha, nếu mà Trang cần thì Trang có thể phỏng vấn những cái người người ta lãnh đạo, người ta còn cao hơn tôi nhiều, là một. Thứ hai, buổi phỏng vấn đấy thì nó có đầy đủ các cái... cái... cái yếu tố pháp luật của mình, để mình làm cái việc đấy. Chứ còn ở đây thì lại, nó lại là khác. Ở đây tôi không phân biệt là thế này, là thế kia nhưng rõ ràng là cơ quan nhà nước đang quy định cho lực lượng công an làm việc và hỏi những cái người trong số người biểu tình này, về những cái câu hỏi cần thiết phải hỏi.
ĐT: Và có thể không trả lời không ạ? Tức là em cũng muốn hỏi một câu là…
CA: Và bên Trang thì yêu cầu phải trả lời. Thí dụ là tôi có về quan hệ gia đình thì Trang có thể khai là trước tôi đã khai rồi, bây giờ tôi không khai lại nữa và tôi sẽ ghi vào biên bản như thế, ấy. Cho nó thống nhất, nhé.
ĐT: Thế nó cũng như là anh có thể nói lại là chưa trả lời được. Anh từ chối câu hỏi của em...
CA: (Im lặng lâu)... Việc biểu tình này theo quan niệm của ta là biểu thị lòng yêu nước, đúng không? Nói ngắn gọn là như thế chứ gì?
ĐT: Anh lại nói về... (Không nghe rõ)... Thế anh không nghĩ như thế à?
CA: Không phải. Để tôi cho vào biên bản là các cái thứ...
ĐT: ...Thì em đã nói rất nhiều lần, biểu tình là một cái quyền thể hiện chính kiến của nhân dân. Người tham gia biểu tình có thể có rất nhiều mục đích. Có người vì yêu nước, có người như em... (Không nghe rõ)... Em không phải chỉ là yêu nước mà còn yêu nghề. Em đi biểu tình là để quan sát xem các anh trấn áp nhân dân như thế nào. Rất rõ ràng, là nhà báo phải... (Không nghe rõ)... Với em thì không hẳn như thế, với em là thực sự yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia.
CA: Theo nghề gì?
ĐT: Yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia. Em nghĩ là ghi vào biên bản thì (cười) hơi phức tạp đấy... Mình không nên, mọi người không nên... (Nghe không rõ) tất cả, chung vào một rọ. Mỗi người một quan điểm khác nhau. Em thì em nghĩ như thế.
CA: Thế cái việc mà Trang làm ở đấy thì là trong ấy, là cộng tác viên hay thế nào?
ĐT: Em là phóng viên chính thức.
Em nghĩ là không thể quy về vấn đề là gọi là báo chí ở đây... (Không nghe rõ)...
CA: Phóng viên chính thức chứ không phải là...?
ĐT: Phóng viên chính thức chứ không phải là nhà báo tự do... Anh có sợ chuyện đó không? Em phải nói rất rõ ràng nhá, là mọi người hay nghĩ là nhà báo tự do, đúng không? Blogger hoạt động bên ngoài, đúng không...
CA: Không phải là “tự do”, mà người ta có thể là cộng tác viên...
ĐT: Em không phải cộng tác viên, em là phóng viên chính thức, hợp đồng đàng hoàng dài hạn với tòa báo. Và từ trước tới giờ em cũng viết rất nhiều về Biển Đông, cũng như quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Cho nên cái việc mà chính sách, chủ trương chính phủ, của đảng, nhà nước như thế nào là em biết. Em nghĩ là tương đối rõ, nếu không ngang thì cũng là hơi... (Nghe không rõ)... lực lượng công an đấy. Cho nên là em nghĩ là không cần giải thích cho em những cái đó. Em đang hỏi, em muốn hỏi thêm thông tin về (Nghe không rõ)... nó cũng rất thống nhất với các chính sách của nhà nước trong mấy năm nay.
Cái chính sách đó là luôn luôn hạn chế thông tin đối với người dân. Trong đó người dân đi biểu tình là bị bắt... (Nghe không rõ).
Lần trước em còn tặng sách cho một anh công an ở đây. Sách của em viết in ở Nhà xuất bản Tri thức. Sách về chủ quyền của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông, “Công lý và hòa bình trên Biển Đông”, Nhà xuất bản Tri thức.
CA: Cái cuốn sách ấy có phát hành không?
ĐT: Có chứ. Nhà xuất bản Tri thức mà lại không phát hành là sao? Tại sao mọi người cứ phải nặng nề vấn đề “chính thống” ở đây? Em khẳng định “chính thống” 100%, không lậu, không phải “lề trái”, phát hành đàng hoàng.
CA: Hôm nay Trang có mang theo không?
ĐT: Bán hết rồi ạ. Sách đấy bán hết.
Em nghĩ là không nên quan niệm những người biểu tình đều là (Nghe không rõ), là ngu dốt và không hiểu gì về chính trị, hay là quan hệ quốc tế, hay là chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ là mọi người quan niệm như thế là nhầm đấy.
CA:... (Im lặng một lúc) Cái thẻ nhà báo của Trang chỉ có thế này thôi chứ gì? (Vâng). UBND thành phố Hà Nội cũng đã có những cái cái...
ĐT: Cái Quyết định vi hiến đúng không?
CA: Ừ!
ĐT: Một cái quyết định vi hiến đúng không ạ?
CA: (Dặng hắng)... Thế thì cái việc mà bây giờ ai cũng tụ tập xuống dưới lòng đường về giữa mình với Trung Quốc thì Đảng và Nhà nước đã có một cái đường lối giải quyết cái việc đấy...
ĐT: Cụ thể như thế nào ngoài cái câu là...?
CA: Cho nên là (Bị xen ngang nghe không rõ)... Chứ dân cứ tụ tập lôi kéo những cái đám đông như thế thì cái điều đầu tiên là nó gây ùn tắc giao thông, có đúng không?
ĐT: Không. Đó là việc của công an. Cái việc mà anh không đảm bảo được quyền biểu tình của người dân là lỗi của các anh chứ không phải là của dân. Lẽ ra là phải còn phải có đường sá cho người ta đi nữa là đằng khác. Phải dẹp cho người ta đi, nhé! Chứ không có cái chuyện các anh đổ tại biểu tình là gây rối. Em chưa thấy có một cái nước nào có thể có những cái phát ngôn kỳ quặc như thế. Biểu tình là gây rối à?
Thế giả dụ em đi đúng trên vỉa hè, em không hô hào, không cầm băng rôn, khẩu hiệu thì em có gọi là gây rối không? Tại sao bắt em về đây?
Em nghĩ là em nói lại một lần nữa, các anh cần phải ý thức được rõ hơn về chính sách của Đảng và Nhà nước. Em nghĩ rằng là… Em vẫn thông cảm nếu anh không hiểu, bởi vì em cũng không hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước mình, nó không minh bạch, lúc thế này lúc thế kia. Cho nên là ngoài những cái câu là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương pháp hòa bình đối và thông qua đối thoại mà chúng ta học như con vẹt. Chúng ta không biết gì hơn cả! Và dân cũng vậy, cho nên họ bức xúc, họ biểu tình là chuyện rất là bình thường.
Đáng lẽ ra chúng ta phải bình thường hóa chuyện đấy. Chúng ta lại làm cho nghiêm trọng. Chúng ta bắt người, chúng ta cử những anh dân phòng phải nói là khá là vô học, không có chức năng gì cả. Lao ra đường túm bắt, bẻ cổ, bẻ tay. Em nghĩ rằng là cái đấy chỉ khoét thêm mâu thuẫn thôi, không có tác dụng gì cả.
Những cái này em nói rất nhiều lần rồi, em công khai cả trên mạng, đi phát biểu các nơi em đều nói thế và các anh phải minh bạch về chính sách ngoại giao, đường lối ngoại giao. Minh bạch và cụ thể chứ không thể nói mấy câu là thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình. Thế biểu tình không phải là đối thoại à?
Chúng tôi đã cầm quả bom nào ném vào Trung Quốc chưa? Chưa bao giờ! Em nói thật là người Việt Nam, dân Việt Nam mình quá hiền đấy. Chứ với cách cư xử của chính quyền như thế này không đào mả tổ lên là may. Em rất thông cảm với việc công an... các anh . Em biết các anh cũng chẳng hiểu gì hơn bọn em cả về chính sách của Đảng và Nhà nước. Mà những việc anh làm cũng như kiểu người lính trên trận địa làm theo lệnh của chỉ huy. Cho nên em cũng không phản ứng dữ dội theo kiểu là chửi bới, lăng mạ lực lượng thi hành công vụ khi đưa em về đây. Nên em cho rằng người dân có làm thế thì vẫn thông cảm được, vẫn hiểu được vì họ quá bức xúc.
CA: (Im lặng một lúc) Anh ấy ơi... (Hỏi vọng ra một công an khác) đây gọi là trung tâm lưu giữ nhở? (Công an khác: Lưu trú).
ĐT: Trung tâm lưu trú Lộc Hà.
CA: Lưu giữ đúng không?
ĐT: Lưu trú. (Công an khác: Lưu trú, đây “lưu trú”). Theo anh nếu như mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của mình thì làm thế nào bây giờ? (CA: Hứ?). Theo anh nếu mà người dân họ muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?
CA: (Im lặng)
ĐT: Họ nói như thế nào?
CA: Ở đây hay là... hay là...?
ĐT: Nói chung là trong cái xã hội của chúng ta, người dân muốn biểu thị chính kiến của họ thì họ làm thế nào?
CA: (Im lặng một lúc).
ĐT: Em đang đề nghị giải thích đường lối đấy ạ? Thì anh có biết chủ trương, chính sách thế nào... viết là “biểu thị” (nhắc CA đang viết chữ “biểu thị” vào biên bản).
CA: Từ từ anh đang làm việc...
(Im lặng lâu. Có thể CA đang vừa viết biên bản vừa nghĩ cách trả lời câu hỏi của ĐT).
ĐT: Anh trả lời được câu hỏi của em thì em ký biên bản, không thì thôi, em không ký.
CA: Sao em?
ĐT: Em cũng có nguyên tắc của em, là em không vi phạm...
CA: Bây giờ thế này nhé, nhà nước người ta có những trụ sở, có những cái phòng tiếp dân, (ĐT: Em biết) đúng không?
ĐT: Em hiểu.
CA: ... để giải quyết về vấn đề từ các cấp chứ không riêng gì đến đây cả. Đến UBND thành phố Hà Nội thì người ta có phòng tiếp dân (ĐT xen vào: Thế tiếp dân lại bảo là tôi … Anh buồn cười thật.) để người dân đến đấy trình bày những cái về những cái việc...
ĐT: Anh đã đứng ở đấy bao giờ chưa, anh có nhìn thấy hàng đoàn người ở đấy không? Thế bây giờ...
CA: Cái đấy thì em phải có ý kiến ở đấy chứ còn đó là... nếu như họ đến đấy... (ĐT xen vào: Đúng rồi nhưng nếu em có ý kiến về việc đấy...) Chứ còn nếu trong cái cuộc làm việc thế này, ở những nơi này mà có thể bản thân cái người mà người ta yêu cầu gặp lãnh đạo cấp cao hơn, thì đó là cái đề nghị của người ta... trong việc đấy. Trong cái phần việc này thì cũng xin nói với Trang là chúng tôi cũng là những người thi hành công vụ như Trang vừa nói một câu lúc nãy... nhá!
ĐT: Em hiểu và em thông cảm, em rất thông cảm.
CA: Mình là người công vụ thì mình phải thực theo đúng cái nhiệm vụ mà mình được giao.
ĐT: Không có quyền từ chối ạ?
CA: ... (Im lặng một lúc). Trang có gia đình chưa?
ĐT: Chưa ạ.
CA: Thế bây giờ ở với bố mẹ, hay ở một mình?
ĐT: Ở với mẹ, bố em mất rồi.
CA: Mẹ Trang làm gì?
ĐT: Cái này anh có thể lấy biên bản lần trước ra xem lại. Em trả lời ở đấy.
CA: Đây Trang xem lại cái lời trình bày của mình.
...(Im lặng một lúc. Có thể ĐT đang đọc lại biên bản).
ĐT: Còn thiếu nhiều nhưng mà thôi... (Cười).
CA: Không, tôi làm việc thì tôi cũng không vì người khác. Tôi... Cái quan điểm của tôi thì tôi là cái người mà... mà... cấp trên giao đi làm hôm nay thì tôi đi làm.
ĐT: Em hiểu. Em hiểu các anh...
CA: Thế còn trong cái lời trình bày thì tôi nghĩ tôi ghi như thế này là đúng chứ không phải là tôi ghi sai.
ĐT: Theo em thì là thiếu ạ, chứ không phải...
CA: Cũng có thể là thiếu, ừ.
ĐT: Vâng.
CA: Thế Trang ký vào đây.
ĐT: Vì như quan điểm của em nói gì anh không ghi vào. Nhưng vì sao anh không ghi vào? (Cười)
CA: (Nhắc ĐT) Ghi rõ họ tên.
ĐT: Vì sao lại không ghi vào ạ? Tất cả những phần em nói là để những tình trạng này chấm dứt tốt nhất là cứ để cho nhân dân thực hiện quyền, thậm chí là một bộ phận người dân họ thể hiện cái quyền hiến định của họ? (Nghe không rõ) …
CA: Ghi rõ họ tên... (Im lặng lâu. Có lẽ đợi ĐT ghi thêm vào biên bản). Đây là lời trình bày nhé, chứ còn theo cái quy định của pháp luật í, thì người ta cho rằng cái hành vi đấy là hành vi vi phạm về hành chính cho nên là tôi đã lập cái biên bản vi phạm hành chính trong này có lời trình bày của Trang ở trong này. Ấy! Hai biên bản là một.
ĐT: Em nghĩ là em sẽ không ký, bởi vì em không thấy thỏa mãn với cái kiểu làm việc như thế này của cơ quan chính quyền...
CA: Đây nhá, cái thứ nhất là cái lời khai thì tôi vẫn giữ nguyên đúng như trong biên bản lúc nãy, (ĐT: Vâng), lời trình bày đấy. Nếu mà theo Trang cho rằng: cái việc đấy là “tôi không vi phạm gì” thì cũng có thể ghi vào biên bản vào chỗ này.
ĐT: Không, nhưng vấn đề bản thân cái này nó có cái chữ “vi phạm” ở đây ạ. Lập biên bản vi phạm hành chính, em không ký...
CA: Ừ, thì bản thân mình cũng có quyền ghi vào đây là “tôi không vi phạm gì”.
ĐT: Không! Em không đồng ý... nếu với một cái tiêu đề, thì bản thân cái này sai từ giấy tờ, bản thân cái tiêu đề cũng đã sai rồi. Em không thể ký vào một cái biên bản mà ghi là “Biên bản vi phạm hành chính”, rõ ràng là một cái...
CA: Cái thứ hai nữa là... cái... người ta sẽ xử lý hành chính về cái hành vi này, không có như lần trước lại bảo không biết. Đây là cái quyết định xử lý hành chính, bằng hình thức là phạt cảnh cáo.
ĐT: Trường hợp này em có quyền mời luật sư, theo anh nghĩ là có cần luật sư không?
CA: Không, điều đầu tiên là Trang có thể có ý kiến gì thì ghi vào trong cái phần này và ký vào đây.
ĐT: Không, cái này em nghĩ là liên quan đến luật pháp rồi, em phải có luật sư em mới ký không thì thôi.
CA: Đấy, cho nó rõ.
ĐT: Cái này rất là buồn cười. Anh có công nhận... có thấy chính quyền có lạm quyền quá không? Bây giờ cứ áp đặt cho một người nào đấy..., làm cái biên bản nói ký vào, chả thấy luật sư đâu.
CA: Được rồi. Bây giờ Trang tạm thời ngồi đây tí nhé. (Đứng lên đi ra ngoài)...
ĐT: Bây giờ làm gì ạ? Bây giờ làm gì ạ, hay là về...?
(Hết phần ghi âm này).
Audio clip: Nguyễn Lân Thắng.