CTV Danlambao - Chương trình thời sự tối 25/2 trên đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam đã phát đi bài rao giảng của TBT Nguyễn Phú Trọng, nội dung răn đe những người góp ý sửa đổi hiến pháp không theo chủ trương của đảng.
Nhân dịp đến Phú Thọ để kiểm tra việc thực hiện nghị quyết trung ương 4, ông Trọng đã nhân cơ hội để lên tiếng cảnh báo về điều gọi là 'suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức'. Lời kết án này ám chỉ những người đã tham gia góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp, trong đó có những ý kiến yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa sự tồn vong của đảng cộng sản.
Dưới đây là nguyên văn những lời tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng:
"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Nhân dịp đến Phú Thọ để kiểm tra việc thực hiện nghị quyết trung ương 4, ông Trọng đã nhân cơ hội để lên tiếng cảnh báo về điều gọi là 'suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức'. Lời kết án này ám chỉ những người đã tham gia góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp, trong đó có những ý kiến yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp đe dọa sự tồn vong của đảng cộng sản.
Dưới đây là nguyên văn những lời tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng:
"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".
Trước đó, vào ngày 28/12/2012, cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho Bộ chính trị ký chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước".
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 2/1 đến 31/3 năm 2012.
Tuyên bố trước báo giới, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã từng khẳng định 'không cấm kỵ' trong việc góp ý sửa hiến pháp. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những tuyên bố này chỉ là trò lừa mị nhân dân. Điều này càng tiếp tục được khẳng định thông qua phát biểu trịnh thượng của TBT Trọng, cùng với lời đe dọa đòi 'xử lý' những góp ý không theo chủ trương của đảng.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Trước đó, vào ngày 28/12/2012, cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho Bộ chính trị ký chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước".
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 2/1 đến 31/3 năm 2012.
Tuyên bố trước báo giới, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã từng khẳng định 'không cấm kỵ' trong việc góp ý sửa hiến pháp. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những tuyên bố này chỉ là trò lừa mị nhân dân. Điều này càng tiếp tục được khẳng định thông qua phát biểu trịnh thượng của TBT Trọng, cùng với lời đe dọa đòi 'xử lý' những góp ý không theo chủ trương của đảng.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com