Như Nguyên (Danlambao) - Sau hơn hai mươi năm nội chiến, tang thương đã đến với không ít gia đình người dân miền Nam. Hòa bình là điều mà mọi người dân miền Nam đều mong mỏi chờ đợi, ngày 30-04-1975 chấm dứt chiến tranh, nhưng người dân miền Nam lại đón nhận ngày không còn chiến tranh này với nhiều tâm trạng rất khác nhau.
Người dân miền Nam trước 1975 có thể chia thành ba nhóm: nhóm thứ nhất gồm những người có người thân là csvn và những người ủng hộ cs, nhóm thứ hai gồm những người có thân nhân công tác trong quân đọi VNCH hoặc trong chính quyền VNCH và những người có chính kiến chọn chế độ tự do, nhóm thứ ba gồm những người không thuộc hai nhóm đã nêu.
Những ngày của tháng 5-1975, chưa hết bàng hoàng với những gì đã xảy ra, những người thuộc nhóm hai khó tin đó là sự thật. Tại sao miền Nam lại thất thủ và lại xảy ra nhanh chóng như vậy? Sau đó đối diện thực tế với những lo toan về mưu sinh cùng sự an nguy của gia đình. Còn những người thuộc nhóm 3, bên nào chiến thắng không thành vấn đề, vì vậy họ bình thản sống như những ngày của trước 30-04-1975.
Mặc dù có ba dòng cảm nhận khác nhau về xã hội miền Nam sau ngày 30-4-1975, nhưng người dân miền Nam lúc này đều có chung một suy nghĩ là rất sợ bị chụp mũ là “bọn phản động”. Vì thế nên người dân miền Nam chấp hành răm rắp mọi qui định mà nhà nước csvn ban hành, không có một ai dám lên tiếng phản đối khi có những sự việc sai trái xảy ra.
Nhưng cuộc sống có một qui luật: có áp bức thì sẽ có đấu tranh. Sau nhiều năm sống dưới chế độ công sản, cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, ngoài ra người dân phải gánh chịu nhiều sự bất công của chế độ độc tài công sản, một vài nhóm phản kháng nổi lên, nhưng bị dập tắt và bị đối xử rất tàn bạo. Những người nhóm hai có điều kiện đành phải chọn con đường vượt biên để mưu cầu cuộc sống tự do cho gia đình (chính những người này đã góp phần đáng kể giải cứu sự khó khăn của kinh tế VN bằng những đồng dollar gửi về cho người thân).
Sau hơn 30 năm không có chiến tranh, một chế độ dù có độc tài và những người lãnh đạo dù không có tài năng, nhưng với số tiền thuế khổng lồ mà người dân đóng góp thì không có gì khó khăn để tạo được một diện mạo mới cho đất nước. Hơn nữa csvn lại là bậc thầy trong việc lừa mị người dân, nên hiện nay có không ít người dân (trong đó có nhiều người có học vấn) khi nhìn thấy sự thay đổi về cơ sở vật chất của xã hội hiện nay cho rằng csvn là một chế đọ ưu việt. Ngoài ra, với công việc hàng ngày không đụng chạm đến chính quyền, thêm vào đó với hệ thống truyền thông một chiều, những sự việc oan sai, bất công đã xảy ra trên đất nước rất ít người dân Việt Nam biết được. Ngay cả sự xâm lăng của TQ đối với nước ta nhiều người trong nước vẫn không hay biết.
Một chế độ độc tài, nhưng nếu chế độ này đặt quyền lợi dân tộc trên hết thì còn có cơ may được người dân ủng hộ. Ngược lại, nếu sự độc tài chỉ nhằm phục vụ quyền lợi một thiểu số, đặc biệt dẫn đến mất nước thì chắc chắn nhân dân sẽ phản đối đến cùng. Hiện nay csvn đang dùng mọi biện pháp để chống lại nguyện vọng người dân đòi bỏ điều 4 hiến pháp, để xây dựng một xã hội tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Với một thực trạng xã hội đã phân tích ở trên, sự ngộ nhận của người dân đâu là chân lý chắc chắn khó tránh khỏi, hơn nữa với biện pháp mà Lê Thanh Hải đã và đang tiến hành lấy ý kiến người dân Sài gòn được đem áp dụng trên cả nước và hàng đêm VTV đều cho xuất hiện phát biểu của một số người dân cho rằng những người đòi bỏ điều 4 hiến pháp là phản động. Sự kiện này là một lời đe dọa người dân, chúng ta phải tố cáo để cộng đồng thế giới thấy rõ được âm mưu của csvn.
Mỗi người chúng ta hãy vận động bạn bè, người thân của mình hãy dũng cảm và sáng suốt đừng để mắc lừa âm mưu của csvn.
Sài gòn ngày 12-03-2013