Nguyễn Văn Bần (Danlambao) - Thực trạng xã hội Việt Nam đang bày ra trước mắt chúng ta những nỗi đau dằn vặt. Những ai là “tín đồ tin tức” thì sẽ hiểu và nắm rõ được thực trạng đau lòng này. Tôi viết ra những lời này muốn gửi đến những nhà lãnh đạo quốc gia, chỉ dưới danh nghĩa: tôi là một công dân của đất nước Việt Nam, mang danh XHCN.
Xưa, dân tộc Việt vốn coi trọng và kính nể người lãnh đạo. Những bậc vua hiền cho đến những tướng tài khanh giỏi, đều được dân cả nước trọng vọng. Nhưng nay, tại đất nước Việt Nam nghĩa cử tốt đẹp dành cho các nhà lãnh đạo đã trở thành dòng chảy uất ức, căm phẫn. Trong phép xã giao, trên môi miệng hàng ngày của người xưa, xưng hô ngài này vị nọ. Còn nay khi nói đến lãnh đạo của nhà nước lại là “Thằng chó X...”, “Con sâu tham nhũng...”, “Loài cầm thú...”,... (những từ này đều được ám chỉ cho các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam).
Bởi đâu, vì nguyên nhân nào đã làm cho con người Việt Nam thay đổi như vậy? Cái gì là mấu chốt của sự biển đổi từ thiện cảm sang ác cảm với nhà lãnh đạo?.
Dừng lại ở hai câu hỏi này, người viết xin dẫn câu chuyện sau:
Đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), ông là vị vua có lòng vị tha trung hậu, được xem là vị vua anh minh trong “làng vua Việt nam”. Sử xưa chép lại, chuyện Thánh Tông đã đau xót khi thương đến những phạm nhân đang giam trong nhà tù: “Trẫm ở trong cung ngự sưởi than xương thú, mặc áo hồ cừu mà còn rét thế này, huống hồ chi những tù phạm giam trong ngục, phải trói buộc, cơm không có mà ăn, áo không có mặc; vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian-ngay chưa rõ, nhớ rét quá mà chết thì thật là thương lắm”. Nói rồi vua truyền ban chăn chiếu và mỗi ngày tăng phần ăn. Hôm khác, vua ra ngự điện xét án, có Động Thiện công chúa đứng hầu bên cạnh. Thánh Tông nhìn vào các quan và chỉ vào công chúa, mà nói: “Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót. Từ này về sau, tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi”.
Câu chuyện vị vua anh minh nhà Lý, đã mở ra phần nào đáp án cho hai mà chỉ một câu hỏi ở trên. Người viết, cũng xin được làm một người ghi sử về câu chuyện có thật của một nhà lãnh đạo của thời nay, để mở thêm phần đáp án còn lại cho câu trả lời:
Chuyện xảy ra rằng, ông lãnh đạo nước Việt Nam, (mang danh XHCN) là một ông quan tham nhũng. Trong đời làm lãnh đạo, ông đã làm cho người dân cả nước phải đau khổ, đói nát đến cùng cực, nhưng ông vẫn sống trong cảnh nhung lụa, bạc vàng hả hê. Ông là người lãnh đạo nhưng thật ra ông là một nhà kinh tế. Chức vụ ông đang nắm là do tay ông bó tiền mua ra, vì thời đại này chức quyền được mua bằng tiền bạc, không cần phải thi cử để chọn người tài. Mặc dù, trong thực tế vẫn có danh chọn người tài, đức để lãnh đạo quốc gia, nhưng người tài, đức thật sự bị bỏ túi. Làm sao vun vén cho tài sản của gia đình ông, con cái ông ngày một nhiều lên, đó là trăn trở. Hàng ngày ông sống trong vòng vây của quyền lực. Ông là ông hoàng của thời hiện đại. Ông mặc kệ dân đói khổ tứ bề, bao nhiêu tù nhân kêu oan ông không đoái hoài, vì những tù nhân đó đều do ông bỏ tù. Bao nhiêu cảnh đời, bèo dạt mây trôi nay đây mai đó, ông chẳng quan tâm. Ông chỉ lo làm sao vun vén cho tài sản của ông ngày thêm nhiều, còn dân tình thì bất biết. Câu chuyện này, đều được kể chung cho các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam thời nay. Từ ông thủ tướng đến ông cán bộ xã, phường.
Quả thật, người viết không cần dùng phép so sánh giữa ông vua nhà Lý với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Dùng phép so sánh ở đây quá công kênh và lỗi phạm, chỉ là một trò cười, chỉ mang tính chất “Vạch áo cho người xem lưng”. Hai cái khác nhau đó rõ như ban ngày, đã được lịch sử đối chiếu thay. Nhưng chỉ biết rằng, ở thời đạo nào dù là quân chủ lập hiến, độc đảng, hay tự do dân chủ thì: “Những người gánh vác công việc quốc gia phải là người có tài, đức”. Có như vậy, dân mới ấm no, hạnh phúc mọi bề. Đất nước thịnh hay suy, dân sống sung sướng, hạnh phúc hay khổ nghèo là do người lãnh đạo. Mọi người thương yêu, cần người lãnh đạo có đức. Mọi người sung sướng, cần người lãnh đạo có tài.
Người viết, thường được nghe câu hỏi vừa ngây ngô mà tưởng thật: “Không biết Việt Nam đang sống trong thời bình hay thời chiến nữa?”. Đúng vậy, người dân đang sống trong thời hòa bình thật, nhưng lại không được bình an. Nhiều lúc chúng ta hay lạm dụng và áp đặt cho cái từ ngữ đó quá. Hòa bình và chiến tranh chỉ được sử dụng để chỉ khi đất nước có giặc ngoại. Thật ra, đã thời bình thì không còn chiến tranh, dù đó là chiến tranh trên trận mạc bom đạn hay chiến tránh trên thương trường cuộc đời. Dù xét, về cả hai mặt này thì nước Việt Nam XHCN đang nằm trong cảnh chiến tranh thật sự.
Giặc ngoại xâm là Tàu khựa vẫn đang lăm le ăn cướp hải lý, các ngư dân đang sống trong cảnh tim thom thóp lo sợ khi kiếm sống trên hải đảo của mình. Và có những người dân vô tôi đã ngã xuống, mà không được nhà nước bênh vực, người nhà kêu oan thì họ bịt miệng. Còn nữa, lớp lớp anh hùng hào kiệt thời hiện đại đang sống trong “thời bình” nhưng lại đang chiến đấu bằng xương máu để bảo vệ mảnh đất linh thiêng, hay bằng bút chiến,... mà không bạo lực, thì chính họ đang bị cầm tù, áp bức trong một đất nước “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”. Họ đang bị các nhà lãnh đạo độc đảng đàn áp cách dã man và trắng trợn: anh em nhà họ Đoàn, các nhà bất đồng chính kiến, các blogger...
Dân tộc Việt Nam đang sống trong thời chiến, vì hàng hàng lớp lớp người đang đứng lên chống chọi với nhà cầm quyền độc đảng để đòi trả lại công lý, đòi dân chủ, đòi hạnh phúc và tự do. Hàng ngày, người dân khắp nơi trên cả nước vẫn đang rên lên những lời oan trái, cay đắng giữa đời, mà tiếng kêu đó trở nên vô vọng trong nghẽn ngào: Người dân 64 tỉnh thành kêu oan về nạn cướp đất. Từng giây phút trong nhà tù, vẫn được kể như tháng ngày buồn tủi ngồi bóc lịch, vang vang tiếng gọi đói chân lý khát tự do của những người anh em giữa một chế độ cường quyền, tàn bạo. Chính họ là trụ cột của đất nước, là bậc tài đức để đưa dân tộc thoát khỏi cảnh nan di thì lại bị vòng cương tỏa của chế độ hung thần.
Vậy đó, bạn và tôi, chúng ta đang sống trong cảnh “vàng thau lẫn lộn”, “bình” mà đang “chiến”, cuộc chiến cứ mờ ảo. Oái oăm thay, chính anh em trong một bọc, lại đang “chiến” nhau. Câu hỏi của bạn vừa ngây ngô, vừa hồn nhiên phải chăng vì chúng ta đang sống trong một xã hội ngây ngô nhiễu loạn, mà đòi bạn phải hồn nhiên thì mới trả lời được nó. Nhưng để kết lại cho câu hỏi của bạn, cũng cho câu hỏi của tôi ở trên. Và để thể hiện quan điểm rõ ràng cho bài viết xin kết luận như sau:
Sở dĩ, các bậc lãnh đạo thời xưa được dân vị nể, coi trọng vì họ là rường cột của dân, để dân dựa vào. Họ sống cống hiến vì lợi ích, hạnh phúc, bình an của dân. Họ là một phần của dân, chứ họ không là bầy sâu bọ, loài cầm thú. Còn với lãnh đạo đảng Cộng sản hôm nay, họ bị mất giá, bị dân gọi con này, bầy nọ là vì, họ sống chỉ biết cho mình. Họ ngồi trên chiếc ghế nóng nhưng lại cố gắng làm mát bản thân và gia đình họ. Bao nhiêu dân đen bị họ nướng trên ngọn lửa hung tàn. Một vài lần tôi nghe, “nếu có phép màu tôi sẽ chặt hết đầu bọn lãnh đạo Việt Nam từ trung ương đến địa phương”. Nhưng có lẽ tôi tìm thấy “phép màu” trong tư tưởng của Nguyễn Trãi: “Nước có thể làm cho thuyền chạy đúng hướng nhưng nước cũng có thể làm lật thuyền”. Ông đã ví người lãnh đạo như thuyền còn dân là nước, mối quan hệ này hỗ trợ nhau khăng khít, vừa nghịch vừa thuận. Khi thuyền được đẩy đi trên mặt nước, đồng nghĩa với việc thuyền đang trôi cùng dòng chảy của nước, lúc này có sự hòa hợp. Kết quả, thuyền được về tới bến nước được trở về nguồn. Khi nước có thể làm thuyền lật chính lúc đó đã mất sự hòa hợp, đã xuất hiện những dòng xoáy, những cơn bão lớn làm thuyền đổ, thuyền chìm. Suy cho cùng nguồn lực làm cho thuyền chạy và cũng làm cho thuyền lật chính là ở vai trò của nước. Cũng đồng nghĩa với việc ở vai trò nhân dân vậy. Vì thế mới có câu: “Quan nhất thời dân vạn đại”. Nếu xét mối quan hệ giữa thuyền và nước, để ví đất nước Việt Nam thì con thuyền hiện tại (lãnh đạo đảng cộng sản) đang ngược hay xuôi dòng chảy với nước? Xin độc giả trả lời giùm!
BT, 18/4/2013