Nguyên nhân vụ gây rối tại trại giam Xuân Lộc là do phạm nhân xô xát từ trận đá bóng!
CTV Danlambao - Trước sự quan tâm của dư luận, sau khi báo lề dân đồng loạt đăng tin vụ việc các tù nhân trại giam Xuân Lộc - Z30A vì chế độ lao tù CS khắc nghiệt đã nổi dậy, bắt giám thị trại giam là đại tá côn an Hồ Phi Thắng thì một ngày sau đó chính đại tá côn an này đã đăng đàn chữa cháy: Nguyên nhân vụ gây rối tại trại giam Xuân Lộc là do phạm nhân xô xát từ trận đá bóng.
Ông đại tá này đã nói với phóng viên rằng:
Theo lời của ông cai tù này thì sau khi 2 đội bóng xô xát vì trọng tài xử không công bằng ông ta đã:
Hồ Phi Thắng |
- "Tôi có mặt và cùng gần 10 cán bộ kêu gọi các phạm nhân ngừng ngay việc gây rối nhưng không thành công. Lúc này các phạm nhân gây rối đã làm đổ một số rào chắn mềm, tập trung khoảng 50 người. Tôi đã báo cáo ngay lãnh đạo tổng cục để nắm tình hình, sau đó quay trở lại một lần nữa để trấn an và lập lại trật tự. Lần này tôi cũng vào với 7-8 cán bộ khác nữa, nhưng nhóm phạm nhân đang gây rối bên trong sợ chúng tôi dẫn lực lượng vào đàn áp, đánh đập nên có ý chống đối, không đồng ý để tôi cùng các cán bộ vào. Tôi chủ động đề nghị tôi sẽ vào một mình để nói chuyện với các phạm nhân. Họ nói "nếu một mình ban (giám thị - PV) vào thì chúng tôi đồng ý". Tôi vào đó thuyết phục, giải thích việc trại tổ chức cho họ vui chơi nhưng họ lợi dụng để gây rối là không đúng..."(1)
Mặc dù theo lời của ông cai tù thì "hai nhóm phạm nhân đuổi đánh nhau trong khu vực sân bóng" nhưng khi giải thích về sự hư hỏng của khu vực thì ông ta lại nói:
- "Tại khu nhà bếp, chỉ có cánh cửa ra vào là đã bị hai nhóm khi truy đuổi nhau xô bung một cánh. Một số rào chắn mềm giữa các phân khu bị xô đổ và cổng vào khu buồng kỷ luật bị bung cả hai cửa, một vài chậu cây cảnh bị vỡ đã được dọn đi... Trong lúc các phạm nhân xô xát, đuổi nhau, có người yếu thế hơn, phải chạy trốn và người đuổi theo xô đổ cửa chứ hoàn toàn không có việc giải cứu các phạm nhân bị kỷ luật như một số thông tin đưa ra ngoài". (1)
Cao Ngọc Oánh |
Trước đó thì khi trình bày thiệt hại, tổng cai tù Trung tướng côn an Cao Ngọc Oánh cho biết "không nhiều, chỉ hỏng vài bình gas ở nhà ăn và chăn, màn, giường chiếu của phạm nhân..." (2)
Và trước đó, theo Đồng Nai Online thì: khi các cán bộ trại giam rút ra ngoài thì nhiều phạm nhân quá khích đã phá cửa nhà kỷ luật để giải thoát cho một số người đang bị giam giữ, đồng thời đưa ra yêu sách đòi được chuyển trại... Không dừng lại đó, các phạm nhân này còn phá cửa căn-tin, nhà ăn để lấy dụng cụ nhà bếp làm hung khí. (2)
Về động cơ của vụ nổi dậy Hồ Phi Thắng khẳng định: "Hoàn toàn không có việc ai giật dây hay động cơ chính trị nào đứng phía sau vụ việc gây rối này" (1) - mặc dù sau đó đã có 5 tù nhân lương tâm bị chuyển về giam giữ tại trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) gồm các anh: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang).
Những luận điệu chữa cháy này hoàn toàn mâu thuẫn với những thông tin trước đây.
Hồ Thanh Đình |
Cụ thể là xác nhận của Thiếu tướng côn an Hồ Thanh Đình trao đổi với PV Thanh niên:
"Nguyên nhân các PN gây rối chủ yếu là do đòi được chuyển trại, đòi chế độ ăn... Trong số PN đang cải tạo tại đây, chỉ có khoảng 30-40 người quá khích, phản đối, số còn lại chủ yếu la hét, đứng xem. “Chúng tôi đã tách ra được khoảng 40 PN để tiếp tục điều tra. Sau khi xác định rõ mức độ sai phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật" (3)
Những tin tức do chính báo lề đảng đăng tải trước đó cũng đã xác định:
"Một số PN khác giữ đại tá Thắng và khóa cổng phân trại không cho người bên ngoài vào... Thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục VIII cũng đã trực tiếp vào khu giam giữ để chỉ đạo xử lý và yêu cầu PN chấp hành pháp luật; đồng thời lắng nghe PN trình bày tâm tư nguyện vọng. Đến cuối ngày tình hình đã được ổn định, đại tá Thắng ra khỏi phân trại an toàn..." (3)
Ngược lại, trong lần chữa cháy dư luận này thì cai Đại tá Hồ Phi Thắng này tạo ấn tượng không hề bị bắt giữ làm con tin khi trình bày với phóng viên:
- "Tôi vào đó thuyết phục, giải thích việc trại tổ chức cho họ vui chơi nhưng họ lợi dụng để gây rối là không đúng. Tôi giải thích cho họ nghe, nhiều người đã hiểu và chấp hành trở về buồng giam của mình, không tụ tập gây rối, nhưng một số khác thì có thái độ chống đối, hò hét. Vụ việc kéo dài tới khoảng 14g45, khi lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII) có mặt thì được giải quyết ổn thỏa..." (1)
Đọc báo lề đảng, lắng nghe các cán bộ côn an nói ngược nói xuôi sẽ hiểu ngay câu nói của dân ta: tin chết liền!
______________________________________
Bà con cô bác nào chưa... tin chết liền xin đọc tiếp bài này của các đồng chí lề đảng... cho chết luôn:
Trại giam Xuân Lộc - Nơi mầm thiện hồi sinh nhờ tình người (!!!!!!!!!!!!)
Khác xa với những gì người ta thường nghĩ về khung cảnh u ám, nặng nề của nhà tù, bên trong Trại giam Xuân Lộc (tọa lạc tại tỉnh Đồng Nai, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an) là một khung cảnh bình an, nơi ngày ngày những cán bộ, chiến sĩ công an kiên trì gieo mầm thiện bằng tình người để hàng ngàn con người một thời lầm lỡ sớm trở về xã hội làm lại cuộc đời.
Giữa vùng đất quanh năm đầy nắng gió, bên trong cánh cổng Trại giam Xuân Lộc là những dãy nhà màu vàng nằm dưới những tán cổ thụ - một không gian, kiến trúc mang lại cảm nhận về sự bình yên... Cũng bên trong cánh cổng ấy là hàng ngàn con người từng phạm phải sai lầm đang lao động, cải tạo để có thể trở lại làm công dân lương thiện.
Tìm cái thiện trong cái ác
Hàng chục năm công tác trong ngành công an, nỗi ưu tư, trăn trở hàng ngày của Thượng tá Hồ Phi Thắng, Giám thị Trại giam Xuân Lộc là làm thế nào để quản lý, giáo dục hiệu quả hàng ngàn người lầm lỡ đang thụ án nơi đây.
Theo Thượng tá Hồ Phi Thắng, hiện Trại giam Xuân Lộc đang giam giữ hơn 4.780 phạm nhân, trong đó phần lớn là những người có phạm phải tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như những nhân vật khét tiếng liên quan đến đường dây tội phạm của Năm Căm, Hai Chi... hoặc những người từng xâm phạm an ninh quốc gia. Hàng năm, trại giam cũng tiếp nhận vài trăm phạm nhân đã từng gây rối ở các trại giam khác chuyển đến.
Thượng tá Hồ Phi Thắng chia sẻ: “Tiềm ẩn trong mỗi con người luôn tồn tại tính thiện - tính ác, lúc nào tính thiện không đủ mạnh thì cái ác sẽ nảy mầm. Nhưng cũng vì mỗi con người đều có tính hướng thiện nên nhiệm vụ của quản giáo chúng tôi là làm sao khơi dậy tính thiện, khơi dậy khát vọng sống đàng hoàng, tử tế trong mỗi con người từng để cái ác lấn át cái thiện”.
Cũng theo Thượng tá Hồ Phi Thắng, cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều bất ngờ và đôi khi ẩn sau một bộ mặt hung dữ, một quãng đời lầm lạc cuả một con người lại là một tâm hồn trong sáng, tôn thờ chân - thiện - mỹ. Chính vì thế, ở Trại giam Xuân Lộc, cùng với công tác giáo dục pháp luật, cán bộ quản giáo luôn chú trọng nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu gia cảnh, tâm lý, trình độ học vấn... của từng phạm nhân để chủ động trong phương cách cảm hóa, phân công lao động đối với từng phạm nhân.
“Tâm lý, nhận thức của các phạm nhân là không giống nhau. Đa số những người tỏ ra bất cần thường là do không được người thân gần gũi, lúc đó quản giáo phải như người bạn, người anh, người cha để chia sẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, hướng họ đến khát khao sống, khát khao làm lại cuộc đời” - Đại úy Nguyễn Văn Thiện, Phó trưởng phòng Giáo dục - Trại giam Xuân Lộc, đầy tâm trạng khi chia sẻ về công việc hàng ngày của anh.
Đại úy Thiện cho biết thêm: “Có nhiều phạm nhân sau khi nghe cán bộ quản giáo giảng giải về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, họ tỏ ra đã thông tỏ về nhận thức. Nhưng khi chúng tôi hỏi: “Vậy anh có làm được không?” thì phạm nhân lại trả lời: “Dạ, không làm được”. Trong trường hợp ấy, cán bộ quản giáo không có cách nào khác ngoài việc mềm mỏng, kiên trì giáo hóa họ để “nước chảy đá mòn”, chứ nếu nổi nóng thì mọi công sức giáo dục phạm nhân sẽ đổ sông đổ biển”.
Tính thiện hồi sinh
Ở Trại giam Xuân Lộc, dù bị cách ly khỏi cộng đồng nhưng phần lớn phạm nhân vẫn được cập nhật thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội qua các buổi sinh hoạt, xem ti vi, đọc báo... Hàng ngày, trại còn tổ chức các lớp học xóa mù chữ cho phạm nhân.
Khi vào trại, nhiều phạm nhân không biết “một chữ bẻ đôi” nhưng vài năm sau đã đọc thông, viết thạo, thường xuyên biên thư về gia đình. Ngày nghỉ, trại tổ chức cho phạm nhân xem phim về khoa học - giáo dục, tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao; mỗi phân trại đều có đội văn nghệ, bóng chuyền, bóng đá...
Cán bộ, chiến sĩ Trại giam Xuân Lộc rất chú trọng đến chế độ ăn, ở, mặc, phòng chữa bệnh cho phạm nhân. Thượng tá Hồ Phi Thắng cho hay, tất cả phạm nhân sau khi vào trại đều được cán bộ y tế trại thăm khám, lập phiếu sức khỏe lưu hồ sơ, bố trí lao động phù hợp với sức khỏe, tuổi tác.
Thượng tá Hồ Phi Thắng - Giám thị Trại giam Xuân Lộc
Phạm nhân ốm đau đều được khám chữa bệnh kịp thời; với những phạm nhân mà bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá thì trại tạo điều kiện hết mức cho họ chuyển đến các bệnh viện tuyến trên để điều trị kịp thời. Chính vì thế, nhiều năm qua, tại Trại giam Xuân Lộc không xảy ra tình trạng bệnh nhân suy kiệt sức khỏe, trật tự kỷ luật đảm bảo ổn định.
Về công tác thăm gặp phạm nhân, cán bộ và chiến sĩ của trại cũng luôn thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Trại giam Xuân Lộc là một trong số ít những trại giam tổ chức bán hàng căng tin phục vụ phạm nhân.
“Hàng năm, trong những ngày giáp Tết, người nhà phạm nhân lên thăm nom rất nhiều và thường mang theo bánh chưng, thức ăn. Nhìn những thực phẩm đã vượt hàng ngàn cây số đến đây, anh em chúng tôi rất đau lòng khi phải cầm dao cắt bung từng thứ để kiểm tra. Từ đó, chúng tôi quyết định mở căng tin bán hàng cho phạm nhân và người nhà phạm nhân. Giá cả ở cả 5 căng tin ở các phân trại đều thống nhất một giá cả như giá thị trường, sau đó đưa cho đội hậu cần, giám thị duyệt, được niêm yết giá bán công khai. Người nhà phạm nhân lên thăm nom có thể mua hàng tại căng tin, được cán bộ đóng gói đưa vào trại giam. Như vậy, vừa không sợ người nhà đưa những đồ bị cấm vào trại, lại đảm bảo đồ ăn thức uống của phạm nhân để được lâu, không sợ hỏng”.
Trước tình người ấm áp của các cán bộ quản giáo, nhiều phạm nhân nổi tiếng “cứng đầu” đến đây đã đi từ cảm phục đến bị cảm hóa. Phạm nhân Nguyễn Tuấn Hải (còn gọi là Hải “Bánh”, một nhân vật nổi tiếng trong vụ án Năm Cam) bày tỏ: “Vào trại giam, tôi thấy cuộc sống của mình yên bình nhất. Ở đây không còn ân oán giang hồ, cũng không còn cảnh hàng ngày phải nơm nớp lo sợ về mạng sống của mình. Các cán bộ quản giáo cư xử với phạm nhân rất nhân ái, bao dung”.
Khi ngồi trò chuyện với chúng tôi về cuộc sống ở trong trại giam cũng chính là khoảng thời gian mà phạm nhân Nguyễn Tuấn Hải vừa được cán bộ quản giáo đưa đi khám bệnh tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch về ít ngày.
Phạm nhân Phạm Thanh Bình (quê TP.Quy Nhơn, Bình Định, lĩnh án tù chung thân vì tội “Giết người”), kể rằng nhờ sự giúp đỡ của cán bộ trại giam, Bình đã tích cực cải tạo và vừa được giảm án xuống còn 20 năm. Đặc biệt, vượt qua gần 5.000 phạm nhân, Bình vừa giành giải nhất cuộc thi “Hướng thiện” do cán bộ, chiến sĩ Trại giam Xuân Lộc tổ chức. Tâm sự về những năm tháng đã qua, Bình nói: “Tôi rất ân hận về những lỗi lầm của mình. Nhưng nhờ có những năm tháng được giáo dục ở đây mà tôi đã thấy lại ánh sáng của cuộc đời sau những ngày tăm tối nhất và quyết tâm bước ra ánh sáng ấy”.