Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA - Dân Làm Báo

Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA

Bà Bùi Tuyết Minh được bộ trưởng CA Trần Đại Quang trao quyết định thăng hàm thiếu tướng hôm 13/7, chính thức trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành côn an CS.

Bảng Đỏ (Danlambao) - Sau đợt phong tướng một cách vô tội vạ cho hàng loạt quan chức CA, hệ thống truyền thông lề đảng tiếp tục ồn ào ngợi ca về một nhân vật được gọi là 'nữ tướng đầu tiên' của ngành CA cộng sản – bà Bùi Tuyết Minh.

Bà Minh (51 tuổi) hiện đang là giám đốc CA tại tỉnh Kiên Giang, đây vốn được xem là 'lãnh địa' mà gia đình bên vợ TT Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm toàn bộ quyền lực.

Theo báo chí lề đảng, bà Bùi Tuyết Minh gia nhập ngành CA năm 19 tuổi, công tác tại Kiên Giang. Trong vai trò là một 'trinh sát ngoại tuyến', bà Minh đã được nhiều danh hiệu và thành tích trong việc 'triệt phá' các hoạt động 'đưa người vượt biên trái phép'.

Viết đến đây, Bảng Đỏ tui bỗng phì cười với cái cách dùng từ của cha con công an cộng sản. Đã là 'vượt biên' mà còn thòng thêm từ 'trái phép', vậy tức là đảng cs cũng thừa nhận có một loại hình gọi là 'vượt biên có phép' chăng?

(Nhắn với mấy ông Dư Lợn Viên của đảng, muốn biết 'vượt biên có phép' là gì thì hãy cứ hỏi gia đình, họ hàng nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rõ.)

'Vượt biên có phép' được biết đến với tên gọi khác là 'vượt biên bán chính thức'. Có lần, một bác lớn tuổi kể lại với Bảng Đỏ rằng: Tại Kiên Giang, mỗi người muốn vượt biên theo còn đường bán chính thức phải nộp ít nhất 12 cây vàng cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đã bán bãi lấy vàng xong, hầu hết những con tàu chở người vượt biên khi  vừa ra đến biển đều bị công an biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối. Sau mỗi chuyến như vậy, hàng trăm người vượt biên chết mất xác trên biển, trong khi vàng thì vẫn cứ chảy đều về nhà ông Dũng.

Đó cũng là nguồn gốc của số tiền khổng lồ để xây nên ngôi nhà thờ tổ cha dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. Số tài sản kếch sù mà gia đình ông Dũng có được như hôm nay, tất cả đều lấy từ vàng và mạng sống của nhân dân, đặc biệt là những người vượt biên đã bỏ mạng trên vùng biển Kiên Giang.


Trở lại với chủ đề về 'bà tướng đầu tiên' của ngành công an cộng sản. Qua những gì được truyền thông lề đảng công bố thì bà Bùi Tuyết Minh cũng chẳng có công trạng gì đáng kể, ngoài việc đi lùng sục, bắt bớ những người vượt biên hồi thập niên 80.

Đến một kẻ đi cướp đất như Đỗ Hữu Ca còn được phong tướng... cướp, thì việc bà Bùi Tuyết Minh được đảng cộng sản đặt danh hiệu 'bà tướng đầu tiên' thực ra cũng chỉ là bà tướng... tiền đâu.

Bà Minh được nói xuất thân từ một nữ cán bộ an ninh 'trinh sát ngoại tuyến'. Một cách dễ hiểu, 'trinh sát ngoại tuyến' là một công tác trong ngành CA, chủ yếu đi theo dõi tội phạm thì ít, nhưng rình rập người dân thì nhiều, đặc biệt là đối với những người đối lập. Các vụ theo dõi, hành hung đối với gia đình chị Dương Thị Tân, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Chí Đức, anh Đỗ Nam Hải... đều do lực lượng gọi là 'trinh sát ngoại tuyến' cầm đầu thực hiện.

Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng tướng cho bà Bùi Tuyết Minh càng cho thấy bản chất 'lưu manh chuyên nghiệp' của nhà cầm quyền cộng sản và ngành công an. Kẻ bán bãi vượt biên đi phong tướng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên.

Cũng theo báo lề đảng, khi còn làm công việc đi lùng bắt người vượt biên ở Kiên Giang, bà Bùi Tuyết Minh 'liên tiếp đạt được' những danh hiệu, thành tích như 'chiến sĩ thi đua' và 'chiến sĩ thi đua Quyết thắng'. Nếu quả thật bà Minh có những 'chiến công' như vậy, liệu rằng gia đình ông Dũng khi ấy có 'làm ăn' được hay không? Chi tiết này cho thấy, những phi vụ 'bán bãi, lấy vàng' của gia đình ông Dũng đều có sự tham gia và tiếp tay của bà Bùi Tuyết Minh.

Đồng thời, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tướng cho bà Bùi Tuyết Minh cũng là thủ đoạn nhằm gia tăng quyền lực cho phe nhóm thủ tướng. Bà Minh là giám đốc công an tỉnh Kiên Giang, đây là địa bàn mà gia đình bên vợ thủ tướng vẫn được xem là 'lãnh chúa Kiên Giang'. Với đầy đủ quyền lực nắm trọn trong tay, nhiều người trong gia đình thủ tướng đã thâu tóm toàn bộ hệ thống xăng dầu, taxi, bất động sản...

Bà Bùi Tuyết Minh có tham gia hùn hạp, móc nối làm ăn cùng gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng hay không sẽ sớm được dư luận làm cho sáng tỏ. Riêng đối với những gia đình có thân nhân bỏ mạng trên đường vượt biên, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tiếng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên là một tội ác không thể tha thứ.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo