Nguyễn Phạm Trường Sơn (Danlambao) - Đến thời điểm này, sau bao búa rìu dư luận đặt dấu chấm hỏi với ông Nguyễn Phú Trọng, biệt danh “Trọng lú” đã bị đồng bào gắn chết với tên ông chỉ một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức Tổng bí thư. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Tại sao trong suốt 2 năm qua, mọi hành động, phát ngôn của Tổng bí thư đều gây phản ứng trong dư luận, thậm chí ngay cả các đồng chí, cấp dưới của ông đều công khai chống lại ông, thế mà ông vẫn bình chân như vại? ông vẫn trói mình trong màn hào quang giả tạo, vẫn tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, không nghe, không thấy mọi dư luận xung quanh?
Đã có quá nhiều thông tin về các hoạt động của ông Tổng trong 2 năm nắm quyền vừa qua mà bạn đọc có thể tự tra cứu dễ dàng qua các loạt bài “phi chính thống” của các “thế lực phản động”.
- Về đối ngoại: Bài phát biểu giáo điều về CNXH ở Cuba khiến Brasil sợ hãi không dám cấp visa; Gặp giáo hoàng, ký đối tác chiến lược với Ý để rồi về nước vênh váo; Nhận bằng danh dự ở Thái lan; Giữ thái độ im lặng trước tất cả diễn biến phức tạp trên Biển Đông; Chính trường Campuchia cũng vô cùng phức tạp có khả năng ảnh hưởng lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam, ông vô cảm, để mặc Trung Quốc hoành hành thao túng.
- Về đối nội: Ông chỉ đạo, hành động sai nguyên tắc nội bộ của Đảng, điển hình như “Kiểm điểm theo Nghị quyết TW4”, “Lấy tín nhiệm lãnh đạo” (tất nhiên ông chẳng dại đưa ông và phe cánh vào danh sách phải lấy phiếu) và nhiều hành động lú lẫn tại HNTW6, HNTW7 khiến nhiều UVTW bất bình, phản ứng. Qua đó có thể thấy ông Trọng không hiểu gì về công tác lãnh đạo, nhiều người cho là ông đã lú lẫn, mất trí.
Tại sao những ý kiến, những bức xúc, những phản ứng của dư luận không đến tai ông? Các bác sĩ nói tai ông vẫn tốt, mắt vẫn còn sáng, vẫn đi tiếp xúc cử tri đều đặn, sức khỏe nói chung là ổn. Xung quanh ông còn có bao nhiêu ban bệ, hàng chục trợ lý nên chắc những thông tin này phải đến ông rất sớm, nhưng thực tế ông chẳng cảm nhận được gì về sai lầm của mình. Mới đây, một trợ lý thân cận của ông tiết lộ: Tinh thần ông vẫn rất kiên định, vững vàng, ông không nghe ai, không đọc gì ngoài những gì các trợ lý đưa. Tìm hiểu thông tin về dàn trợ lý của ông Tổng bí thư, có thể điểm qua những khuôn mặt được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh lú trầm kha, mà giới trí thức cũng như các UVTW cho là “đã hết thuốc chữa”:
- Đầu tiên phải kể đến Vũ Dũng, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao: Thành tích đáng kể đầu tiên là ăn tiền của Nhật Bản để đạt thỏa thuận “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản” năm 2007 khi Việt Nam vừa gia nhập WTO. Nhưng “thành tích” quan trọng nhất là Vũ Dũng đã “tích cực” đầu hàng Trung Quốc trong sự kiện cắm mốc biên giới vào năm 2009. Còn nhớ trong cuộc họp báo ngày 24/2/2009, Vũ Dũng đã mạnh miệng tuyên bố: “Về các mốc Pháp – Thanh, mốc 19 vẫn còn tồn tại và nằm đúng vị trí cũ. Mốc 18 đối diện với mốc 19, do yếu tố thời gian, hai bên đều không thể xác định được. Về điểm nối ray, do bị lệch về phía Việt Nam so với đường biên giới lịch sử, hai bên đồng ý điều chỉnh. Kết quả giải quyết: đường biên giới đi qua Km0 rồi đến mốc 19 cũ và đến điểm cách điểm nối ray 148 mét về phía Bắc”, khiến hàng trăm km2 vùng biên giới thiêng liêng của tổ quốc đã rơi vào tay giặc. Sau đợt ấy, Vũ Dũng được nhân viên Bộ Ngoại giao mệnh danh “Trần Ích Tắc thời hiện đại”. Ấy vậy mà sau khi hết tuổi, Vũ Dũng lại được ông Tổng Trọng đưa về làm trợ lý để tỏ lòng thân thiện với Trung Quốc.
Vũ Dũng (trái) và “thành quả” cắm mốc biên giới, hay tay dâng đất cho giặc
- Vai trò quan trọng không kém là ông Đinh Văn Ân, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong suốt quá trình làm việc chỉ biết lãnh lương, thưởng, lót tay và đi dự hội nghị nhận phong bì. Ông viện trưởng tuy không có công trình nghiên cứu gì nhưng rất có biệt tài trong vai trò làm nhà “phê bình” khi suốt ngày rao giảng về kinh tế thị trường đồng thời phê phán người này người nọ. Chính những phát biểu vĩ đại kiểu như “Từ Bộ trưởng trở lên cần được trang bị những kiến thức của kinh tế thị trường!”, ông Ân đã được ngài Tổng bí thư rước về làm trợ lý, cố vấn về kinh tế. Với vai trò mới, ông Ân đã tích cực tham gia công tác “truyền thông” cho ông Tổng Trọng, đi đâu ông cũng ca ngợi Tổng bí thư lên tận mây xanh, nào là “là người có trí tuệ cao”, “vị lãnh đạo đầy bản lĩnh”... khiến người ta phải cười thầm. Chính Đinh Văn Ân là người đã có phần đưa Tổng bí thư xuống vũng lầy dư luận.
Đinh Văn Ân, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
- Người tiếp theo phải kể đến là ông Hồ Mậu Ngoạt sau khi được “cụ” Lê Khả Phiêu và Bí thư HN Phạm Quang Nghị nâng đỡ, giúp thoát ly quê hương Thanh Hóa để về TW từ năm 2010. Ông Ngoạt ngay lập tức được cất nhắc thành Ủy viên Trung ương, Phó chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng TW Đảng. Năm 2011, tiếp tục được “cụ” Phiêu rỉ tai ngài Tổng Trọng để đưa về làm Trợ lý Tổng bí thư. Bản chất là kẻ a dua, nịnh hót, không có trình độ chuyên môn gì. Vai trò chính của Ngoạt là đi “ca tụng” đỉnh cao trí tuệ của ngài Tổng Bí thư đến truyền thông và chính giới.
Ông Hồ Mậu Ngoạt, nguyên Phó chánh văn phòng TW Đảng (áo đen)
- Sẽ là một thiếu sót nếu không đề cập đến vai trò của “đặc phái viên” Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại TW. Được “đào tạo” ở Trung Quốc, trở về tham gia các hoạt động đoàn, sau đó leo tới Bí thư Tuyên Quang, năm 2009 về TW làm Trưởng ban Đối ngoại. Năm 2011, sau khi đắc cử Tổng bí thư, ông Trọng đã kéo Quân về làm “đặc phái viên”. Một điều ít người biết, chính vị phái viên này là tác giả tham vấn cho hàng loạt các hoạt động đối ngoại ngày càng sai lầm trong thời gian gần đây của ngài Tổng Trọng.
Hoàng Bình Quân (trái), Trưởng ban Đối ngoại TW,
“đặc phái viên” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
trong chuyến “báo cáo” Hồ Cẩm Đào sau khi ông Trọng nhậm chức.
Với những con người ấy tham mưu ấy thì thử hỏi làm sao đầu Tổng bí thư sáng lên được mà chỉ càng thêm tăm tối. Tình trạng của ông Trọng hiện nay có thể nói ngắn gọn: “Không cần học, không cần biết ai, ta là nhất!”. Nói một cách thiếu “nghiêm túc” thì: “Thật đúng là đã dốt mà không chịu học, lại còn đi nghe mấy thằng thầy dùi đểu”.
Hà Nội 13/10/2013