Cuối năm, nỗi buồn nhược tiểu - Dân Làm Báo

Cuối năm, nỗi buồn nhược tiểu

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Cảm động đến rơi nước mắt, không chỉ riêng tôi, mà luôn cả hai em sinh viên đại học Luật khoa đang ở trọ học khi chúng tôi cùng nhau xem trên laptop video clip Sử gia Giáo sư Trần Gia Phụng thuyết trình về nguyên nhân dẫn đến biến cố trận Hải Chiến Hoàng Sa trước cộng đồng các kiều bào VN tại Hoa Kỳ.

Ở phút thứ 38 trở đi của clip video cho thấy hình ảnh, âm thanh và giọng nói, dù cố gắng ngăn lại, nhưng mắt lệ vẫn tràn mi và tiếng nói của Giáo sư Trần Gia Phụng cứ uất nghẹn như thổn thức đã làm cho cả ba chúng tôi bất giác mắt cũng nhoà lệ. 



Không nhòa lệ trong uất ức sao được? Năm 1973 khi HĐ Paris mang tên là hiệp định “đình chiến lập lại hòa bình” cho 2 miền Nam Bắc Việt Nam chưa ráo mực, thì toàn bộ khối CS quốc tế đã gia tăng ngay viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt lên gấp 4 lần, trong khi đó ngược lại Hoa Kỳ rút quân về và cắt đứt viện trợ tiếp liệu quân sự cho quân lực VNCH.

Đầu năm 1974 - gánh vác hai mặt trận cùng một lúc, Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa, CS Bắc Việt tổng tấn công miền Nam (cả 2 thầy trò Trung Cộng và Việt Cộng đều lợi dụng Mỹ rút quân, chà đạp trắng trợn HĐ Paris).

Lực bất tòng tâm, trên mặt biển các chiến sĩ anh hùng của chúng ta phải cắn răng xả thân hy sinh vì tổ quốc, trong đất liền phải tiết kiệm từng viên đạn, từng giọt xăng để cố giữ lại một miền Nam yêu dấu mà suốt gần 30 năm không để một tấc đất nào lọt vào tay CS Bắc Việt.

Một quốc gia VNCH non trẻ, dù bị điên cuồng phá hoại triền miên bởi Việt Cộng vẫn kiên cường khao khát vươn lên cất cánh theo các nước Đông Nam Á.

Vẫn biết quá khứ sẽ trở nên là gánh nặng nếu cứ mãi vấn vương luyến tiếc tuy nhiên mắt lệ sao không rơi được khi chứng kiến những quốc gia láng giềng cùng thời, cùng hoàn cảnh, đôi khi còn nghèo, khó khăn hơn Việt Nam trước vạch xuất phát trong quá khứ, hiện nay đã thành “rồng” đưa quốc gia họ vươn lên tầm cao toàn diện của văn minh thời đại mà không sợ bị ai bắt nạt mới thấy xót xa bất hạnh cho dân tộc Việt như hiện nay. 

Ở vạch xuất phát, Miền Nam & Sài Gòn 1960 –1970 như thế này, 
một điều kiện mà không thể nào CS Bắc Việt có được tại thời điểm ấy.

Cùng thời điểm, thập niên 1960 Hàn Quốc sau chiến tranh, 
còn khó khăn hơn Việt Nam rất nhiều.

Nhưng cùng một quỹ thời gian như Việt Nam và không cần đến sự “thống nhất” – Nam Hàn trong điêu tàn đổ nát ngày xưa thì hôm nay: GDP thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc đã nhảy vọt từ 100 USD/năm vào năm 1963 lên mức kỷ lục 25.000 USD vào năm 2007 – GDP quốc gia: đạt 1.130 tỷ USD/năm (2012) – (GDP quốc gia Việt Nam: 136 tỷ USD (2012) thu nhập bình quân đầu người (theo “đảng ta”): 1.540 USD). Chỉ bằng con số lẻ của Hàn Quốc (1).

Một góc của Hàn Quốc hôm nay.

Nhưng đó chưa phải là nỗi buồn “nhược tiểu” của CS Việt Nam mà quan trọng hơn là tấm gương phản chiếu từ một nền quốc phòng toàn bộ phải dựa vào quân đội Hoa Kỳ (thập niên 70) thì ngày nay Hàn Quốc đã tự sản xuất hàng trăm loại vũ khí “hạng nặng” khác nhau, từ phi cơ, tàu chiến, xe tăng, tàu ngầm..v.v… mà tiêu chuẩn ngang hàng quốc tế, chẳng những đủ trang bị 90% cho quân đội còn giành lấy thị phần xuất khẩu vũ khí ra thế giới, điều mà CSVN hiện nay nằm mơ cũng không thấy được.


Tàu ngầm Type–214 Chang Bogo–2 là một trong những tàu ngầm tấn công động cơ không khí độc lập AIP hiện đại nhất thế giới hiện nay, hoạt động ngầm 50 ngày liên tục – Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên tự sản xuất và sở hữu loại tàu ngầm này – Chiếc đầu tiên được đưa vào Hải quân Hàn Quốc hồi năm 2006, đến nay tổng cộng có 3 chiếc đã được đưa vào hoạt động, dự kiến số lượng trang bị là 9 chiếc – Ngoài ra còn bán cho Indonesia 3 chiếc loại này trong một hợp đồng trị giá 1,07 tỷ US.

Một quốc gia khác khiêm nhường hơn, diện tích nhỏ bé chỉ bằng một tỉnh thành của Việt Nam. Khi ông Tưởng Giới Thạch đưa quân đội quốc gia (không CS) từ lục địa chạy ra (1949) thì Đài Loan chỉ như một hoang đảo với thổ dân tự sản tự tiêu (không có GDP) – Nhưng dưới sự lãnh đạo cũng chỉ một đảng độc tài duy nhất (Quốc Dân Đảng) thì Đài Loan hôm nay: (2010) GDP quốc gia đạt 460 tỷ USD; GDP bình quân đầu người 20.000 USD/năm.

Giống như Hàn Quốc, bị đe dọa bởi CS – Đài Loan cũng tăng cường sức mạnh quốc phòng trước khi trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ – Bên cạnh hải lục không quân hiện đại nằm ở tốp đầu châu lục, Đài Loan còn tự sản xuất hàng loạt các loại phi đạn chống ngầm, chống hạm và phòng không hiện đại đủ sức phòng thủ và vươn xa tới lục địa TQ. Khiến TQ cũng phải e dè.

Sau khi Hoa Kỳ từ chối không chịu bán bom định vị cho Đài Loan từ 2 năm trước (sợ kỹ thuật này lọt vào tay Trung Quốc) – Mới đây ngày 16/1/2014 Tổng thống Mã Anh Cửu ca ngợi Đài Loan đã tự thiết kế chế tạo hệ thống bom thông minh trên phi cơ F–16 của Đài Loan “tốt như của Hoa Kỳ” (chỉ sau 2 năm) một sĩ quan cao cấp không quân Đài Loan khẳng định với các nhà báo rằng từ nay Đài Loan có thể dùng bom định vị “thông minh” để tấn công tầm xa mà “không cần phải bay vào lục địa”.

Quay lại quê nhà Việt nam, khi hương xuân năm mới thấp thoáng trong lòng người thì cũng là lúc “nhà nước, đảng ta” lên kế hoạch “đi ở đợ” cho toàn dân trong năm mới, ngoài nữa triệu (500.000) lao động nam nữ đang làm vợ hờ, osin và bán sức lao động tha phương cầu thực khắp xứ người thì ông Đào Công Hải Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động (Bộ LĐ–TB&XH) Việt Nam đặt ra chỉ tiêu mới, năm 2014 sẽ đưa tiếp 90.000 người đi “ở đợ” ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, tăng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2013. (2)

Ngoài ra trước đó ngày 13–1–2014, trao đổi với PV báo chí ông Thái Phúc Thành – phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐ–TB&XH – cho biết bộ đã nhận được đề nghị xin hỗ trợ gạo “cứu đói” của 15 tỉnh thành trong cả nước với nhu cầu hơn 28.000 tấn gạo vào tháng cuối năm 2013. (3)

Không nhòa lệ uất ức sao được, 4 triệu, một thế hệ thanh niên Nam Bắc đã hy sinh làm “nhiên liệu” cho cỗ xe CS/XHCN lăn bánh suốt 70 năm đến hôm nay lại thêm hàng triệu nam thanh nữ tú phải tha phương bán sức lao động như nô lệ cho các quốc gia láng giềng (từng nghèo hơn Việt nam) để nhặt nhạnh từng đồng đôla làm “nhiên liệu” đổ tiếp cho cỗ xe CS/XHCN này, nhưng không biết hết thế kỷ 21 cỗ xe ấy có đến được bến đỗ hay chưa?…. Khi mà ngay cả TBT đảng CSVN còn phải tự hỏi: (Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa? TBT/Nguyễn Phú Trọng). (4)

70 năm Hàn Quốc đếch cần “thống nhất” – Đài Loan củng chẳng màng trở về lục địa mà ngay từ khởi điểm đã sáng suốt lựa chọn đặt sự thịnh vượng quốc dân lên hàng tối thượng trước khi nghĩ đến “thống nhất” để hôm nay hai quốc gia này là hai thế lực quân sự kinh tế hùng mạnh mà bất cứ một đối thủ nào muốn đương đầu củng đều e dè quan ngại.

Còn CS/XHCN/VN hôm nay một năm mới nữa lại về mang tín hiệu: Trên đất liền thì “Cứu đói” và “đi ở đợ” còn dưới biển Đông thì các tàu thuyền VN phải xin phép “đồng chí 4 tốt 16 vàng” nếu muốn thả lưới buông câu phải chăng đó là “đại cục” tiền đồ dân tộc… Đúng không? Việt Nam – Nỗi buồn CS/XHCN Nhược Tiểu.


Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com

________________________________

Chú thích:






Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo