Năm Ngọ đọc chuyện “Chú bé Triều Tiên trộm bò” - Dân Làm Báo

Năm Ngọ đọc chuyện “Chú bé Triều Tiên trộm bò”

Nguyễn Việt Nữ (Danlambao) - Hiến pháp mới sửa đổi năm 2013 của XHCN Việt Nam vẫn còn giữ điều 4 HP là Đảng lãnh đạo theo tư tưởng Marxist-Hồ Chí Minh, vẫn với nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” lội ngược trào lưu văn minh.

Vậy đây là chuyện thật lịch sử về kinh tế của Triều Tiên và Việt Nam, hai quốc gia hiện còn thờ Chủ nghĩa Marxist-Leninist. “Đàn bò nối liền Nam Bắc” xảy ra năm 1998 tại triều Tiên, phát xuất từ “Chú bé Triều Tiên trộm Bò” của cha ở Bắc Hàn, tới Nam Hàn trở thành doanh nhân tỉ phú.

Ngày đầu Xuân Giáp Ngọ Tết ta tức ngày 31 tháng 1, 2014 dương lịch, xin mời các bạn đọc lại để thấy tự do dân chủ là điều kiện quan trọng để “dân giàu nước mạnh” mà Nam Hàn theo nền kinh tế tự do là một chứng tích lịch sử.

Chú bé trộm Bò của chính cha mình ở Bắc Triều Tiên

Năm 1933, tại Thông Xuyên, tỉnh Giang Nguyên, một chú bé, con của một nông dân nghèo khổ, đã lấy cắp (mượn) số tiền của người cha vừa bán được một con bò, từ bỏ quê hương vượt qua Bàn Môn Điếm, xuống miền Nam tha hương cầu thực ở thành phố Hán Thành (Seoul). Trong thời gian này, chú làm việc như "trâu bò", làm cu li khuân vác ở cảng Y Xuyên, công nhân khiêng đá tảng ở các công trường, đi giao gạo đến tận nhà người mua... Bất cứ việc gì kiếm ra tiền chú đều không bỏ qua.

Sau khi dành dụm được một số vốn, ông chủ tiệm gạo vì không có con nối dõi tông đường, thấy chú làm ăn cần cù, có chí tiến thủ, nên đã giao lại tiệm gạo cho chú. Từ tiệm gạo bé nhỏ đó, chú bé bỏ nhà ra đi "lập nghiệp" với số tiền bán bò của cha, đã gây dựng nên cơ nghiệp đồ sộ!

Chung Ju Yung
Sau 65 năm xa nhà, ngày nay chú bé đã trở thành một nhà tư bản kếch xù, người sáng lập ra Tập Đoàn Tư Bản Hyundai giàu có nhất Nam Hàn, với số vốn trên 5 tỉ Mỹ kim, mà khắp Nam Bắc ai cũng biết tên tuổi. Chú bé chính là ông Trịnh Chu Vĩnh.

Nhà tư bản Trịnh Chu Vĩnh (Chung Ju Yung) cho biết, trước đây ông ăn cắp số tiền bán một con bò của cha, đi tha phương cầu thực, nay nó đã sinh sôi nảy nở.

Đàn bò nối liền tình cảm Nam Bắc

Ông hứa sẽ trả lại cho quê hương của cha ông 1000 con bò, nên buổi tối 16 tháng 6, năm 1998, trên màn ảnh Đài Vô Tuyến Truyền Hình ở Hán Thành, thủ đô Nam Hàn, đã hiện lên một cảnh tượng kỳ lạ: một đoàn xe tải gồm 50 chiếc chở 500 con bò từ Nam Hàn, vượt khu phi quân sự Bàn Môn Điếm đi sang Bắc Hàn!

Ngày 16 tháng 6 một nửa số bò ông hứa trả cho quê hương đã theo con đường ông đi tha phương cầu thực trở với quê hương của ông.

Lúc hình ảnh đó hiện lên màn ảnh vô tuyến, những người bạn Nam Hàn ngồi cạnh tôi đã đồng thanh "ồ!" lên, nét mặt người nào người nấy vui mừng phấn khởi vô cùng. Sau khi xướng ngôn viên giới thiệu những hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, chúng tôi mới hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện.

Chú bé lấy trộm bò của cha trở về quê hương

Theo tin tức của giới truyền thông Nam Hàn, ngày 16 tháng 6, 1998 ông Trịnh Chu Vĩnh, 83 tuổi, chủ tịch danh dự đồng thời là người đã sáng lập ra tập đoàn xí nghiệp Hyundai, đã tận tay đưa tặng đồng bào đang bị nạn đói hoành hành trên quê hương của ông 500 con bò qua con đường Bàn Môn Điểm. Cùng đi với ông còn có 2 người con trai và 3 người anh em ruột.

Khi đi qua khu phi quân sự Bàn Môn Điểm, ông Trịnh Chu Vĩnh nói với các ký giả:"Tôi rất vui mừng được đi qua Bàn Môn Điểm, nơi 65 năm trước đây tôi đã đi qua để vào Hán Thành thực hiện giấc mơ làm giàu, để nay trở về thăm quê nhà! Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Thông Xuyên thuộc tỉnh Giang Nguyên. Năm đó 1933 vì "muốn thực hiện giấc mơ làm giàu", nên đã lấy (mượn) số tiền cha bán một con bò, bỏ quê đi tha phương cầu thực, từ đó cuộc đời chẳng khác gì trâu bò. Thời gian đầu tôi cũng nuôi bò, và hiện nay số bò nuôi được đã lên quá 1000 con, bây giờ tôi lên đường về quê hương để trả nợ cho cha và bà con ruột thịt."

Ông Trịnh hy vọng chuyến đi này mở đường cho việc xây dựng một nền hòa bình ở bán đảo Triều Tiên. Nếu chính phủ Nam Bắc Hàn có thể khắc phục được những điều hai bên còn chưa thỏa thuận được với nhau. Nhìn vào màn ảnh vô tuyến truyền hình, người ta có thể thấy được thái độ lạc quan của ông trong vấn đề tìm kiếm một nền hòa bình ở bán đảo Triều Tiên.

Năm trăm trong số một nghìn con bò ông Trịnh Chu Vĩnh định tặng nhân dân Bắc Hàn đã được một đoàn xe tải của hãnh Hyundai chở qua Bàn Môn Điểm. Trước khi xe đi qua Bàn Môn Điểm, ông Trịnh còn tự mình xem xét lại những chú bò to mập mà ông sẽ tặng những người "ruột thịt" của ông. Ngoài ra ông còn hứa tặng nhân dân Bắc Hàn đang sống trong cơn đói khổ 600 nghìn tấn bắp. Mỗi chiếc xe tải chở bò đều cắm một lá cờ Hồng Thập Tự Nam Hàn và treo một tấm biểu ngữ to tướng ghi hàng chữ "Xe chở bò của ông Trịnh Chu Vĩnh, chủ tịch Danh Dự của Tập Đoàn Hyundai" Những người tài xế lái những chiếc xe này đều mặc đồng phục và có thẻ ghi tên tuổi. Sau khi đoàn xe rầm rộ chạy vào Bàn Môn Điểm, tài xế của Bắc Hàn đã lái tiếp đoạn đường còn lại.

Một người nước ngoài là nhân viên làm việc tại ủy ban Gián Sát Đình Chiến và Hòa Bình tại bán đảo Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc có mặt tại Bàn Môn Điểm, khi nhìn đoàn xe 50 chiếc chạy qua giới tuyến chia cắt hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên, đã nói: "Chưa bao giờ tôi được thấy cảnh tượng như thế này ở đây, qua những việc làm và thái độ thân mật trong lần này, có thể là một cái điềm tốt đẹp cho những việc diễn ra sắp tới."

Khi 500 con bò được chở vào lãnh thổ Bắc Hàn, người ta đã cảm thấy tia hy vọng của một sự thống nhất đất nước nay mai. Bàn Môn Điểm- nơi xưa nay tràn ngập mùi thuốc súng, lúc nào cũng sát khí nặng đằng đằng, trong giờ phút đó bỗng ồn ào náo nhiệt hẳn lên, vũ khí xen lẫn với hoa tươi, những câu chuyện ran như pháo nổ đã thay thế những cái nhìn thù địch bấy lâu nay. Một số thiếu nữ đã trao tặng những người tài xế lái đoàn xe chở những con bò đầu tình thương yêu, nối liền tình cảm Nam Bắc, những bó hoa tươi và những gói thuốc lá sản xuất ở Bắc Hàn, thêm vào đó là những nụ cười hồn nhiên, đã khiến cho những người có mặt nghĩ đến ngày đồng bào Nam Bắc của họ được tự do xum hợp, được tự do gửi gắm cho nhau những cái nhìn trìu mến với tình cảm thiêng liêng -tình cảm Nam Bắc ruột thịt! Tính ra, 500 con bò và 50 chiếc xe tải ông Trịnh tặng nhân dân Bắc Hàn trị giá 1 triệu 600 ngày Mỹ kim.

Sau khi xem xét đàn bò xong, ông Trịnh đã lên một trong những chiếc Mercedes chuẩn bị sẵn ở đấy để đến Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn. Theo kế hoạch, sau khi ở Bình Nhưỡng một thời gian, chú bé trộm tiền bán bò của cha sẽ trở về nơi chôn nhau cắt rốn- Thông Xuyên, Tỉnh Giang Nguyên, và đến ngày 23 tháng 6 năm 1998, nhà tư bản kếch xù Trịnh Chu Vĩnh trở về Hán Thành.

Những chi tiết cụ thể trong thời gian ông Trịnh ở Bắc Hàn không được công bố. Nhưng khi có người hỏi, liệu chuyến đi này ông có gặp lãnh tụ Bắc Hàn là Kim Chính Nhật không, thì được ông cho biết "còn xét theo tình hình cụ thể mới quyết định được." Tuy vậy, ông cũng sẽ gặp các quan chức Bắc Hàn để trao đổi và tìm cách giải quyết vấn đề đầu tư hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Theo những người tháp tùng cho biết, ông Trịnh sẽ gặp các quan chức Bắc Hàn để thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó có kế hoạch xây dựng một khu du lịch ở vùng biên giới hai miền Nam Bắc. Được biết, năm 1989, trong một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Bình Nhưỡng, ông đã gởi cho chính phủ Bắc Hàn một đơn xin phép được mở khách sạn, tiệm ăn, công ty bách hóa và sân gôn ở gần quê hương ông.

Một quan chức trong viện Thống Nhất Đất Nước của Nam Hàn đã nói: "Hy vọng chuyến đi này của ông Trịnh có thể làm cho mối quan hệ Nam Bắc xích lại gần nhau hơn, nhưng Bắc Hàn cần phải thay đổi lập trường của mình mới làm cho khu Bàn Môn Điểm sặc mùi thuốc súng trở thành khu thương nghiệp, vận tải, và là nơi trao đổi tình cảm giữa hai miền Nam Bắc."

Vài nét về nền kinh tế Bắc Hàn

Cũng trong buổi truyền hình ngày 16, tháng 6, 1998, đài còn giới thiệu qua về tình hình kinh tế ở Bắc Hàn. Theo nhận định của ngân hàng trung ương Nam Hàn thì nền kinh tế Bắc Hàn do 8 năm thiên tai liên tục đã tiêu điều cực độ, lại không có lương thực dự trù nên đói kém vô cùng, nhiều nơi dân chúng chỉ mỗi ngày một bữa rau cháo cầm hơi, nếu không có sự viện trợ của nước ngoài thì khó lòng mà sinh tồn.

Tuy vậy, năm 1997, ngành ngoại thương ở Bắc Hàn đã có những tăng trưởng bước đầu (…..) Nhưng trước mắt, ông Kim Chính Nhật lãnh tụ của Bắc Hàn vẫn không làm sao xoay chuyển được nền kinh tế tiêu điều, suy thoái do cha ông là lãnh tụ Kim Nhật Thành, người đã về chầu các ông Mác và Lê năm 1994. (. …)

Cuối cùng Ngân Hàng Trung Ương Nam Hàn đã kết luận: Do Bắc Hàn đã nợ nước ngoài đến 110 tỉ 190 triệu Mỹ kim nên ngoài việc trông mong vào sự viện trợ của nước ngoài thì không còn cách nào khác. Mỗi năm, các nước trên thế giới đã đỗ vào Bắc Hàn khoảng 400 triệu Mỹ kim, nhưng trong tuần từ 14 đến 20 tháng 6, 1998, một chuyên viên quốc tế đã phát biểu ở Bắc Kinh rằng tình trạng lương thực ở Bắc Hàn vẫn đang lâm nguy, đặc biệt là trong những giờ phút quan trọng của mùa hè năm nay….” (Hết)

Thế giới Tư Bản luôn mở rộng vòng tay cho Cộng Sản của Hồ Chí Minh

Vui xuân Giáp Ngọ, mong toàn dân trong nước Việt Nam XHCN thấy rõ “Đàn bò nối liền tình cảm Nam Bắc Triều Tiên” và “nền kinh tế tiêu điều, suy thoái do lãnh tụ Kim Nhật Thành” truyền lại cho con và cháu nội hiện giờ để can đảm hơn nữa đứng lên xóa tan huyền thoại Hồ Chí Minh để chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc Hùng Vương. Vì Hồ vốn là “Đồng chí anh em” thân thiết cùng thờ Chúa Mác-Lê. Thân đến đỗi năm 1994 khi Kim Nhật Thành (Kim Sung-il) đi chầu Chúa Mác, chính phủ Việt Nam đã quyết định treo cờ rủ để quốc tang một “người bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam” trong khi họ chưa hề làm lễ Giổ Tổ Hùng Vương!

Thân đến đỗi nghệ thuật dối trá giấu tên ẩn mặt Cộng Sản rất giống nhau: Kim Nhật Thành lãnh đạo nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948. Hồ là Chủ Tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam năm 1945. Kim Nhật Thành còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Năm 1951, Hồ Chí Minh cũng dấu mặt Cộng Sản Quốc Tế, đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam. Sau Cải Cách Ruộng Đất, Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh mất ghế, Hồ Chủ tịch ôm luôn ghế Tổng Bí thư Đảng!

Ở Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành là "Lãnh tụ vĩ đại" và hiến pháp xem ông là "Chủ tịch vĩnh cửu”. Còn Việt Nam thì “Hồ Chí Minh muôn năm” vĩ đại.

Tội ác Cộng Sản Bắc Hàn Đông Bắc Á và Bắc Việt Đông Nam Á 

Bỏ dân đói, để tiền chạy đua vũ khí chiến tranh, bằng chứng:

Kim Nhật Thành chết năm 1994, đã 82 tuổi. Nhưng chưa đầy hai tháng trước còn gây những tội ác kinh hoàng mà gần chết mới “ngộ” ra:

Ngày 19 tháng 5 1994, đã ra lệnh sử dụng nhiên liệu từ các cơ sở nghiên cứu hạt nhân gây tranh cãi ở Yongbyon. Mặc dù thường xuyên bị các nước phương Tây lên án, chủ tịch Kim vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu hạt nhân và các chương trình làm giàu uranium.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton vào thời điểm ấy, chỉ trích Triều Tiên đang thử vũ khí hạt nhân, yêu cầu Triều Tiên chấp nhận vô điều kiện để thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thanh sát, khiến cục diện trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng.

Ngày 12 tháng 6 năm 1994 cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã đến Triều Tiên trên một chiếc xe ô tô từ biên giới Triều Tiên và Seoul của Nam Hàn với tư cách cá nhân. Ngày 16 tháng 6 cùng năm, cựu tổng thống Carter đã có cuộc hội kiến với Kim Nhật Thành xung quanh vấn đề hạt nhân và mối quan hệ với “nước láng giềng” ruột thịt Nam Hàn (đã tạo cho “Chú bé Bắc Hàn trộm bò” trở thành một nhà tư bản kếch xù, người sáng lập ra Tập Đoàn Tư Bản Hyundai giàu có nhất Nam Hàn mà hiện nay sản phẩm như xe hơi hiệu Hyundai chạy ngờ ngờ trên đường phố các quốc gia thế giới, cả Mỹ quốc nữa! Trong khi người lao động dưới đảng Lao Động của Hồ Chí Minh, lãnh tụ tiền đồn Cộng Sản Đông Nam Á thì bị tù tội, tước đoạt tài sản khi làm giàu. Sẽ trưng bằng chứng ở bài kế tiếp.)

Việc làm có ý nghĩa nhất trong chuyến thăm lần này của Jimmy Carter là chuyển lời mời thăm Seoul của nhà lãnh đạo Nam Hàn tới Chủ tịch tiền đồn Cộng Sản Đông Bắc Á Kim Nhật Thành. Nhận được lời mời đặc biệt này, chủ tịch Bắc Hàn đã rất vui mừng vì nếu thực sự có chuyến thăm thì đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo cao nhất của Hàn Quốc và Triều Tiên có cuộc hội kiến sau cuộc chiến Triều Tiên xâm lăng Nam Hàn mà Liên Hiệp Quốc phải cử Hoa Kỳ lãnh đạo can thiệp bằng quân sự và đình chiến từ năm 1953 tới nay (1950-1953).

Chủ tịch Kim Nhật Thành cũng hy vọng chuyến thăm lần này của ông tới Hàn Quốc sẽ “phá vỡ” khối băng khổng lồ làm lạnh giá mối quan hệ bấy lâu nay giữa hai miền của bán đảo Triều Tiên.

Trong chuyến thăm này, cựu tổng thống Jimmy Carter đã lưu lại tại Bình Nhưỡng 3 ngày.. Trước sự ngạc nhiên của Hoa Kỳ và IAEA, chủ tịch Kim đã bất ngờ đồng ý dừng chương trình nghiên cứu hạt nhân và có mong muốn bắt đầu một mối quan hệ mở mang hơn với các nước phương Tây.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngoại trừ một ít liên hệ với Trung Quốc. Nền kinh tế của đất nước này gần như phá sản, tê liệt bởi sự chi tiêu quá mức vào vũ khí và thưởng phạt. Nền nông nghiệp không đủ ăn cho dân số do thiếu đất trồng trọt. Đứng trước thực trạng này, Chủ tịch Kim Nhật Thành vào những ngày đầu tháng 7 năm 1994 đã trực tiếp đi khảo sát các vùng nông thôn để tìm hiểu thêm về tình hình khó khăn của người nông dân, để kiểm tra vụ thu hoạch hè.

Kết quả khu hoạch rất kém, khiến ông vô cùng lo lắng bởi vấn đề lương thực luôn là mối quan tâm hàng đầu của Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành phát hiện ra rằng, hiện tượng các địa phương báo khống sản lượng lương thực hết sức nghiêm trọng, điều này khiến ông vô cùng phẫn nộ và dồn dập những tin “shock” khác, Kim Nhật Thành được nhà nước Triều Tiên báo cáo là chết ngày 8 tháng 7 năm 1994 vì cơn đau tim quá nặng, thọ 82 tuổi.

Triều đình miền Bắc Cao-Ly Cha truyền con nối 

Kim Nhật Thành (Kim Sung-il) giữ ngôi được gần nửa thế kỷ (1948—1994), con trai là Kim Chính Nhật (Kim Jong-iI) lên nối ngôi.

Nhưng theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) và các hãng tin quốc tế khác, ông Kim Jong-il, Tổng Bí thư đảng Lao động Triều Tiên kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng CHDCND Triều Tiên đã đột ngột qua đời ngày 17/12/2011 trong “chuyến du hành ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng bằng xe lửa” do “làm việc quá sức”. Con của Nhật Thành ngự trên ngai vàng chỉ 17 năm (1994—2011).

Dịp nầy báo chí Việt Nam XHCN nhớ chuyện cũ, đồng loạt hỏi: “Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il chết đột ngột - Việt Nam có để quốc tang?”

Bởi Hồ Chí Minh có tình vừa là đồng chí vừa là anh em với người cha là Kim Nhật Thành. Còn con rơi của Hồ Chí Minh là Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng nối nghiệp cha, từng thăm Triều Tiên bắt tay với con trai Kim Nhật Thành là Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) 

Ông Nông Đức Mạnh và ông Kim Jong-il 
(trong chuyến thăm Triều Tiên của TBT NĐM năm 2007) 

Báo đảng hỏi như trên và tiếp: “Còn nhớ cách đây 17 năm, khi cha ông là chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Sung-il) chết, chính phủ Việt Nam đã quyết định treo cờ rủ để quốc tang một “người bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam” - cụm từ thường được nhà nước dùng để chỉ các nhà lãnh đạo các nước thuộc “phe ta”.

Cái chết của ông Kim Jong-il chắc chắn sẽ gây tác động hơn nhiều và rất khó lường đến chính trường Triều Tiên và thế giới khi mà người con trai được ông chọn làm kế vị là Kim Jong-un còn rất trẻ và cũng chỉ mới chập chững bước vào chính trường.

Trước những biến động khó lường có thể xảy ra như vậy, không biết năm nay Việt Nam có quyết định treo cờ rủ để tổ chức quốc tang ông Kim con giống như đã từng để quốc tang ông Kim cha vào năm 1994 hay không?

Theo người đưa lại tin này thì đây là vấn đề cần phải hết sức cân nhắc...”(Hết)

Ước mong toàn dân trong nước Việt Nam đọc lại hiện tượng “Vô tổ quốc”, một trong kế sách “tam vô” của Mác-Lê do báo Đảng nhắc lại đấy nhé. Không phải “bọn Ngụy hay kẻ địch ” vu khống đâu!

Triều Tiên gieo tin mừng cho năm Giáp Ngọ 2014:
Cháu nội Kim Nhật Thành “Đoạn tuyệt với đàn anh Trung Cộng”?

Trên đây ta đã đọc: “Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngoại trừ một ít liên hệ với Trung Quốc.”

Bây giờ là thế kỷ 21, xứ cha truyền con nối Bắc Hàn tới thế hệ thứ ba là đương kiêm Chủ tịch Kim Chính Vân (Kim Nhật Thành (Kim Sung-il) Kim Chính Nhật (Kim Jong-il), Kim Chính Vân (Kim Jong-un) là cháu nội “hạ chiếu” xử tử nhân vật quyền lực thứ hai sau mình và cũng gây kinh hoàng thế giới như ông Nội.

Tóm tắt: dù hàng triệu người dân đói khổ phải ăn cỏ, ăn rác; nhưng túi tiền nhà nước dành nuôi cả triệu quân và tái khởi động trung tâm “lò phản ứng hạt nhân” mà hồi tháng 9/2013, báo Le Figaro bên Pháp, với tựa đề “Yongbyon, trung tâm hạt nhân của nỗi sợ”, xác nhận của một nguồn tin ngoại giao Nga đưa ra cho biết việc này “rất có thể kéo theo những hậu quả khủng khiếp cho toàn bán đảo Triều Tiên, thậm chí là thảm họa cho nhân loại”. Thảm họa nếu xảy ra, sẽ còn tệ hơn cả thảm họa Fukushima (Nhật) hay Tchernobyl (Nga).

- Đến cuối năm 2013 “Hoàng đế” Kim Chánh Vân vẫn còn hạ lệnh “tru di tam tộc” khiến nhân loại kinh hoàng: Nhân vật số hai một thời của Triều Tiên Jang Song-thaek đã bị cháu vợ là đương kiêm Chủ tịch nước Kim Chánh Vân (Kim Jong-un) xử tử hôm 12-12-2013 một cách hết sức tàn khốc: bị chó đói ăn thịt. Ông Jang không bị hành quyết bằng súng máy như các vụ xử tử tội phạm chính trị như trước đây. Hãi hùng hơn nhiều, ông cùng 5 thuộc hạ thân tín bị lột trần truồng và ném vào một cái lồng. Sau đó, 120 con chó săn bị bỏ đói 3 ngày được thả vào lồng cắn xé họ.

Vụ hành quyết kéo dài 1 giờ trước sự chứng kiến của ông Kim Jong-un, cháu vợ ông Jang, cùng 300 quan chức cấp cao của Triều Tiên. Hình thức tử hình bằng chó này có tên gọi là “quan jue”.

Báo Văn Hối, là cơ quan ngôn luận lớn từ 10 năm nay của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông đưa tin nhân vật số hai Jang Song-thaek đã bị xử tử một cách hết sức tàn khốc nầy; tờ Văn Hối cảnh cáo rằng việc này báo trước điềm gở cho quan hệ song phương với Trung Quốc; bởi Bắc Kinh dường như là khách hàng duy nhất của Bình Nhưỡng. (Theo Tờ Straits Times, Singapore ngày 26-12-2013).

Đón Xuân Giáp Ngọ 2014, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đều biết tất cả tin thanh trừng nầy vì báo “Người Lao Động” của đảng trong nước ngày 2/1/14 dẫn tin từ báo Straits Times, Văn Hối v.v như trên dưới tựa bài có chấm hỏi: “Ông Jang Song-thaek bị chó đói ăn thịt?”.

Vậy là Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam biết rất rõ triệu chứng tan rã tiếp của hàng ngũ Mác-Lê Trung Cộng-Triều Tiên và chuyện thanh trừng tàn bạo của những người từng là đồng chí thấm thiết Cộng Sản của năm con Rắn 2013 để hưởng Giao Thừa mừng năm Giáo Ngọ sẽ có hiện tượng như thời Nixon-Kissinger “đi đêm” với Trung Cộng. 

Mặc dù bị đa số người Việt Nam thù ghét, nhưng thông cáo chung Thượng Hải với Trung Cộng ngày 17-2-1972 dẫn tới năm 1973 Brezhnev chịu ký giảm trừ vũ khí SALT I là công lao lớn của Tổng Thống Mỹ Richard Nixon để tránh cho thế giới hiểm họa chiến tranh nguyên tử khác, sau hai trái bom nguyên tử ở Nhật để chấm dứt thế chiến thứ II (1939-1945) và chia rẽ được hai đệ tử Mác-Lê lúc ấy là Liên Xô và Trung Cộng, đưa tới hạ bệ cờ Búa Liềm Công Nông năm 1911 ở thủ đô Mạc Tư Khoa.

Nhìn lại Việt Nam XHCN của Hồ Chí Minh: Lâu nay nội bộ Đảng CS Việt Nam cũng thanh trừng nhau từ Trần Độ, Hoàng Minh Chính; mới nhất là Võ Nguyên Giáp... Còn vài năm nay tứ trụ triều đình Sang-Trọng-Hùng-Dũng cũng đang xiêu vẹo chờ sập!

Hiểu chi tiết như vậy rồi thì chúng ta sẽ đọc số phận giới Công Nông thời Hồ Chí Minh “Lao động là vinh quang”, nhưng khi thành Triệu phú lại trở thành tù tội qua “Lời Khai Của Bị Can” ; trái ngược với “Chú bé Triều Tiên trộm Bò”.

Bây giờ xin tạm ngưng để quí vị đốt pháo đón giao thừa từ con Rắn sang Xuân Giáp Ngọ, dâng lễ vật chào đón ông bà tổ tiên về sum họp trong ba ngày Tết với niềm hi vọng.

Đêm 30 tháng Chạp năm Quí Tị, Giao thừa Xuân Giáp Ngọ 31.1.2014




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo