Nhà báo tự do Trương Minh Đức phỏng vấn tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu ngay sau khi ra tù
CTV Danlambao - Lúc 21 giờ tối ngày 21/3/2014, ông Nguyễn Hữu Cầu đã về đến nhà sau quãng thời ngồi tù tổng cộng là 37 năm chỉ vì một tội danh mang tên “phá hoại” và “phản cách mạng”.
Trưa ngày 22/3, con trai ông Nguyễn Hữu Cầu là anh Trần Ngọc Bích đã xác nhận thông tin này với Danlambao. Anh Bích cho biết: “Ba về đến nhà lúc 9 giờ đêm hôm thứ sáu, xe của trại giam đưa ba về.”
“Gia đình đang đưa ba đến bệnh viện để truyền nước. Tại vì hồi hôm ba bị đưa về đường xa, nên sáng giờ ba mặt mày xây xẩm, với lại ba bị bệnh tim”, anh Bích cho biết.
Anh Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm từng ở tù chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) chia sẻ trên facebook:
“Theo bác sỹ bệnh viện huyện U Minh Thượng, ông Nguyễn Hữu Cầu phải nhập viện để điều trị bệnh tim và thiếu máu nghiêm trọng.
Hiện nay, ông đang nhập viện tại bệnh viện Đa Khoa Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Anh em thân hữu đề nghị ông nên lên Sài Gòn để anh em dễ chăm sóc cho ông hơn.”
Năm nay ông Nguyễn Hữu Cầu đã 69 tuổi, trong đó thời gian ngồi tù tổng cộng là 37 năm. Trở về nhà sau hơn nửa đời người bị đày đọa trong ngục tối cộng sản, ông Nguyễn Hữu Cầu chỉ còn lại một tinh thần mạnh mẽ trong tấm thân gày gò, già yếu với 8-9 thứ bệnh trong người.
“Hôm bữa, cách đây 10 ngày, thì bệnh mắt, bệnh thiếu máu não, rồi bệnh đau bao tử, xuất huyết đường ruật, mắt tôi bị nhức... Nói tóm lại là 10 thứ bệnh đã khám, đã có giấy chứng.”
'Không xin đặc xá'
“Theo bác sỹ bệnh viện huyện U Minh Thượng, ông Nguyễn Hữu Cầu phải nhập viện để điều trị bệnh tim và thiếu máu nghiêm trọng.
Hiện nay, ông đang nhập viện tại bệnh viện Đa Khoa Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Anh em thân hữu đề nghị ông nên lên Sài Gòn để anh em dễ chăm sóc cho ông hơn.”
Năm nay ông Nguyễn Hữu Cầu đã 69 tuổi, trong đó thời gian ngồi tù tổng cộng là 37 năm. Trở về nhà sau hơn nửa đời người bị đày đọa trong ngục tối cộng sản, ông Nguyễn Hữu Cầu chỉ còn lại một tinh thần mạnh mẽ trong tấm thân gày gò, già yếu với 8-9 thứ bệnh trong người.
“Hôm bữa, cách đây 10 ngày, thì bệnh mắt, bệnh thiếu máu não, rồi bệnh đau bao tử, xuất huyết đường ruật, mắt tôi bị nhức... Nói tóm lại là 10 thứ bệnh đã khám, đã có giấy chứng.”
'Không xin đặc xá'
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo tự do Trương Minh Đức (là người cũng từng ở tù chung tại trại giam Xuân Lộc), ông Nguyễn Hữu Cầu trả lời bằng một giọng nói rắn rỏi, pha lẫn chút hài hước của một người dân Nam Bộ: "Tui là Nguyễn Hữu Cầu, người tù đã ở 32 năm, chính xác là 31 năm 9 tháng đây. Còn 5 năm đầu tù 'cải tạo' thì bỏ nó qua, để chồng vô thì nó nhiều quá, ớn quá".
Trong lời kể của mình, người cựu đại úy địa phương quân quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn toát lên một sự cương nghị hiếm thấy khi nói về việc công an trại giam đề nghị ông làm lá đơn 'xin đặc xá'"
"Sau tết họ kêu lên làm việc, họ nói tôi làm đơn xin đặc xá. Tôi nói, hồi đó giờ tôi không có truyền thống làm đơn xin đặc xá.
"Sau tết họ kêu lên làm việc, họ nói tôi làm đơn xin đặc xá. Tôi nói, hồi đó giờ tôi không có truyền thống làm đơn xin đặc xá.
Lúc đó đang bệnh, mà 8-9 thứ bệnh, ở trại nói điều kiện là phải làm đơn đặc xá mới cho ra ngoài chữa bệnh".
Quyết định đặc xá đối với ông được chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký vào ngày 10/3. Tuy nhiên, phải 10 ngày sau CA trại giam Z30A Xuân Lộc mới chịu trả tự do cho ông về nhà.
Ông Nguyễn Hữu Cầu rời khỏi trại giam lúc 9h30 sáng ngày 20/3/2014. Đến 21 giờ tối cùng ngày thì được xe trại giam đưa về nhà con trai tại ấp An Hòa, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Cảm nghĩ đối với những giọt máu...
Được xem là một trong những tù nhân lương tâm bị kết án lâu nhất thế giới, ông Nguyễn Hữu Cầu nói rằng bản thân ông biết được rằng nhiều tổ chức nhân quyền đã vận động cho ông, thậm chí "một số cán bộ cũng kêu ra nói riêng".
Về cảm nghĩ đầu tiên sau khi ra tù và được trở về cùng người thân, ông Nguyễn Hữu Cầu chia sẻ:
"Tôi về tới gia đình, cảm nghĩ đối với giọt máu, những người thân thương, sau một thời gian dài... Thì mình cũng..."
"...Nói hơi ruột thịt... nhưng mà lấy lại tinh thần, rồi mình nghĩ tới những anh em còn ở trong nữa."
"...Nói hơi ruột thịt... nhưng mà lấy lại tinh thần, rồi mình nghĩ tới những anh em còn ở trong nữa."
Dù đang bệnh nặng, nhưng ông Cầu cho biết sẽ dự định đi Hà Nội trong thời gian tới để tiếp tục đòi công lý. Ông nói: "đối với tôi nó phải rạch ròi, những cái lần tôi nói về mười mấy vụ án do một số giám thị và cán bộ trong trại thì tôi phải chứng minh với chủ tịch nước, ông tổng bí thư, ông thủ tướng rằng tôi là người nói đúng.
Bữa nay, cái số hồ sơ trại gom lại trả cho tôi. Ngày hôm qua tôi nói “nếu mấy ông tịch thu là tôi xé giấy đặc xá liền”. Do đó, họ trả tất cả những hồ sơ cho tôi, để tôi làm căn cứ pháp lý. Chứ mình không có nói bừa bãi được."
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, từng là một đại úy địa phương quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, ông bị đi tù 'cải tạo' 5 năm từ năm 1975 cho đến 1981. Năm 1982, ông Nguyễn Hữu Cầu bị bắt giam vì đã can đảm tố cáo tội ác tày đình của nhiều quan chức cộng sản tại tỉnh Kiên Giang như: tham nhũng, giết người, buôn bán ma túy, hãm hiếp phụ nữ...
Ông Nguyễn Hữu Cầu bị kết án tử hình trong phiên tòa sơ thẩm tại Kiên Giang, sau đến phiên phúc thẩm thì bản án giảm còn tù chung thân.
Cũng cần nói thêm, ông Nguyễn Hữu Cầu bị bắt và tuyên án dựa theo một pháp lệnh có tên "Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng" do ông Trường Chinh và Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua năm 1967. Đây có thể xem là một văn bản luật tàn ác và rừng rú nhất trong lịch sử nhân loại, 'pháp lệnh' này từng được áp dụng để bỏ tù vô số những người dân Việt Nam chỉ vì khác ý kiến với đảng cộng sản.