Ba bài thơ bác Hồ làm lúc năm tuổi hay thơ ăn cắp - Dân Làm Báo

Ba bài thơ bác Hồ làm lúc năm tuổi hay thơ ăn cắp

Uyển Thi (Danlambao) - Đang lang thang trên mạng bỗng đọc được bài thơ của một thần đồng Việt Nam mới 5 tuổi, ở cái tuổi mà ăn uống còn phải đút mớm, đi tè đi ị còn ra quần mà lại biết làm thơ. Tôi mới vào trang đọc thì ra đó là cu Nguyễn Tất Thành (tức bác Hồ sau này) đúng là CSVN xạo đến thế là cùng, nói phét cũng phải có căn có ke chứ, đằng này một đứa bé lên năm chưa biết chữ mà lại làm thơ có vần có điệu, đặc biệt hơn còn có ý có tứ thì không thể có thật, thế mà đích danh thi sỹ có danh như Tố Hữu lại nhảy vào ca ngợi (1) hết lời mà không suy xét thì thật là tức cười.

Câu chuyện của nhà văn Sơn Tùng kể khi cu Thành 5 tuổi, được cha cõng trên lưng, nhưng hay quan sát, phát hiện điều lạ, hay hỏi chuyện cha và còn làm thơ tức cảnh. Trên đường vào Huế, lúc đến chân đèo Ngang, cụ Hoàng Thị Loan (mẹ cu Thành) đặt gánh xuống, cha cu Thành xếp ô lại và nói: “Chỗ này nó phẳng, nghỉ lại đây, ta ăn cơm nắm để rồi leo đèo”. Bác Cả Khiêm ngồi xuống thì ôm bàn chân rộp, còn cu Thành hỏi cha:

- Thưa Cha! Cái gì đỏ trên kia, lại ngoằn ngoèo như rứa?

Cha Bác nói:

- Đó là con đường mòn vắt qua đèo, tý nữa ta phải leo trèo qua đó, lên cái đường mòn đó. Lập tức chú Thành ứng khẩu thành thơ. Sau này, Bác ghi lại trong cuốn sách “Tất Đạt tự ngôn” này:

“Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con.”

Vậy tại sao một thiên tài biết làm thơ từ thủa bé khi chưa biết chữ? Rồi bỗng dưng biệt tăm biệt tích không để lại một bài thơ nào khi đi học, lúc biết yêu và thơ ông chỉ xuất hiện khi đi tù. Một người biết làm thơ lúc nhỏ sao lại trở thành một kẻ dốt thơ lúc lớn lên, cả khi được học hành và đi Pháp, đi Nga thì quả là lạ đời, những vần thơ của ông Hồ làm chúc tết đồng bào miền Bắc mỗi dịp xuân về, vừa ít vần ít điệu, như bài thơ chúc tết năm 1963 chỉ vỏn vẹn có bốn câu với 18 chữ, nhưng có đến 5 chữ lập lại nghe mà bốc mùi con cóc 

THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO - 1963

Mừng nǎm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi!

Thế mà ĐCS lại tự hào vỗ tay khen như thể vừa nghe một lời xấm phán ra từ trên trời, chỉ có trẻ em lên 3 mới nghe chứ lên 5 không thể nghe nổi, bởi ngày xưa cu Thành 5 tuổi đã làm thơ hay hơn nhiều. Tuy nhiên lại có người có danh về thơ như Tố Hữu vỗ tay khen thế mới lạ, ông Tố Hữu cố tình không hiểu hay đã bán linh hồn cho quỉ để kiếm cơm, nên mới làm thơ đáp lại như bài:

Bác ơi! Tết đến. Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân.

Phải chăng khi đã bị tẩy não những con người miền bắc thời ông Hồ đã bị lên đồng tập thể, như kiểu Triều Tiên hiện nay. Không còn phân biệt đâu là thiện đâu là ác hay dân đã quá sợ hãi kẻ mặt người nhưng lòng quỉ là ông Hồ, ông đã đem cả mấy trăm ngàn người ra xử tội chết chỉ vì giàu hơn dân chúng, thời cải cách ruộng đất,(2) nên đã làm cho người dân bắt buộc phải gật đầu để khỏi bị chết oan, chứ thực tình mà nói thơ ông Hồ là thơ con cóc và đảng CS là máy chém người.

Bài thơ thứ 2 cũng được nhà văn Sơn Tùng kể: Hôm đó, đến đỉnh đèo thì dừng lại nghỉ, bác lại ngồi ôm chân, cu Thành lại chạy nhảy, rồi nói:

Cha ơi, cái ao ở đây tại sao lớn thế?

Cha bác mới nói: Không phải ao đâu con ơi, đó là biển đấy chứ!

Lúc đó, đứng trên Đèo Ngang là nhìn thấy biển, ở đây đi xuống là đến Ròn, tức là Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha bác phải nói là biển.

Cu Thành ấy lại hỏi: Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển?

Cha bác cười bảo- Không phải bò đâu con ơi! Đó là cánh buồm nâu, thuyền nó chạy trên biển đó!

Cu Thành ấy ứng khẩu đọc bài thơ:

“Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn”

Đấy bài thơ cu thành khi lên 5 đã làm có vần có điệu như thế liệu ai tin? mà còn xuất khẩu thành thơ nữa chứ, thế mà những người như Tố Hữu (3) từng giữ những chức như: năm 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ; 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền; 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và sau này còn làm bí thư ban chấp hành trung ương lại hết lời ca tụng. Đúng là đừng nghe những gì CS nói mà hãy nói những gì CS làm để giới trẻ sau này đừng xập bẫy

Bài thơ thứ ba mới bóc mẽ được sự điêu ngoa gian dối của CS bởi bài thơ này làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngay cả 1 người lớn có trình độ học vấn còn chưa chắc đã viết nổi, ấy vậy mà cu Thành lúc lên 5 khi chưa biết chữ lại xuất khẩu thành thơ giữa các quan đang ăn mừng tân gia nhà Quận Công mà còn có ý có tứ và còn dậy các quan nữa bài thơ viết:

“Kìa ba ông lão bé con con
Biết có tình gì với nước non
Trương mắt làm chi, ngồi mãi đó
Hỏi xem non nước mất hay còn?”

Đến đây thì tôi khẳng định bài thơ trên chắc chắn 100% trăm do người lớn viết, bởi một đứa trẻ không biết chữ thì không thể xuất khẩu thành thơ đúng vần đúng điệu mà có thêm cả yếu tố chính trị, điều đó không thể tin nổi, vậy những bài thơ trên do ai làm? có thể lý giải những bài thơ trên do chính tác giả nhà văn Sơn Tùng hoặc do chính bác Khiêm làm nếu đúng cu Thành đã đọc bài thơ đó trước mặt quan quận công thì do cu Thành ăn cắp của ai đó? Phải công nhận bác Hồ là người có quá nhiều tài nhỏ vặt kể cả tài ăn cắp thơ?



______________________________________

Chú thích:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo