Vài nét “nổi bật” trong cuộc đời của ba thế hệ cộng sản (Phần 4) - Dân Làm Báo

Vài nét “nổi bật” trong cuộc đời của ba thế hệ cộng sản (Phần 4)

2- Nhóm thứ hai:

a- Joseph Stalin (1878--1953):

Joseph Stalin hoặc Iosif Vissarionovich Stalin là một nhân vật nối tiếp sau ông Lenin, được biết đến trên thế giới và trong nước Sô-Viết như là nhà độc tài Cộng sản, tương tự như Hitler là nhà độc tài Đức Quốc xã, từ giữa thập niên 1920’s cho đến lúc mất, 1953. Tên thật của ông ta là Ioseb Besarionis Dze Jugashvili. Chữ “Stalin” có nghĩa là thép, như là một trong những cái tên cách mạng khác của ông ta theo dạng như kiểu người Pháp tự đặt thêm tên cho mình trong thời chiến, cách mà những người Bolshevik ưu thích sử dụng và trở thành như một tập tục riêng cho hầu hết tất cả những người Cộng sản trong nước khác.

Cậu bé Ioseb được sinh ra trong một gia đình lao động, thường bị hành hạ bởi người cha ghiện rượu, Besarion Jughashvili, vốn là người làm lụn bại công việc vá giầy của mình. Sau đó, ông ta bị trục xuất khỏi thị trấn Gori, thuộc vùng Tiflis Governorate (là quốc gia Georgia ngày hôm nay) vì tội hành hung vị cảnh sát trưởng Nga hoàng. Năm 16 tuổi, chàng thanh niên Ioseb được trợ cấp học bổng để vào trường dòng Tiflis Chính thống Georgia ở vùng Tbilisi, sau đó bị đuổi khỏi nhà trường vì thiếu tiền học phí. Và từ đó, anh ta tham gia vào Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, là một nhóm Mác-xít và hoạt động toàn phần thời gian, sống nhờ vào những tiền quyên góp.

Sau đó, chàng thanh niên Ioseb gia nhập vào nhóm Bolshevik khi Vladimir Lenin mới thành lập. Cuộc đánh cướp ngân hàng Tiflis vào năm 1907 - xảy ra lúc anh chàng Ioseb được 29 tuổi, sau khi anh ta có vợ - dưới sự điều động của ông Lenin, là một trong những hoạt động cách mạng của anh ta như là tuyên truyền, xách động đình công, và ám sát. 

(Ioseb Besarionis dze Jughashvili (Joseph Stalin) 
lúc 15 tuổi, 1893 và lúc 23 tuổi, 1901)

(Người vợ đầu tiên của Joseph Stalin, Ekaterina "Kato" 
Svanidze (1885--1907), thành hôn vào năm 1906 và sau 
khi hạ sanh đứa con trai vào tháng Ba năm sau, đã qua 
đời vào khoảng 9 tháng sau vì bệnh)

Người vợ đầu tiên của ông ta qua đời sau một năm sống chung, và để lại đứa con trai duy nhất tên là Yakov Iosifovich Dzhugashvili. Vào đầu Thế Chế thứ II, chàng Yakov đã tham gia vào Hồng quân Liên Xô và bị bắt bởi Đức Quốc xã vào năm 1941 lúc mang chức vụ Trung úy. Sau khi bị chuyển trại đến trại tập trung Sachsenhausen - không chỉ có tù binh chiến tranh mà còn có những phần tử tội phạm dân sự, những người Cộng sản, những người theo tôn giáo Jehovah's Witnesses (i.e. Những Chứng nhân của Đức Jehovah), và những người Do Thái-- ở thị trấn Oranienburg vào tháng 3/1943 và bị bắn chết vào khoảng giữa tháng 4/1943, độ một tháng sau đó vì anh ta muốn tìm cái chết khi cố tình tiến gần đến hàng rào kẽm gai và bất tuân những lời cảnh cáo của lính canh. Lý do hữu lý nhất cho việc tìm đến cái chết của anh ta sau khoảng 4 năm bị giam giữ chính là sự kiện Joseph Stalin không đồng ý trao đổi Thống chế Friedrich Paulus của Đức bị bắt được với đứa con trai tù binh của mình. Như trên en.wikipedia, trích dẫn lời nói của ông Stalin từ bài viết “Historical Notes: The Death of Stalin's Son” trên trang Time vào ngày 1/03/1968 như sau:

“Anh bạn có trong tay không chỉ là đứa con trai Yakov của tôi, nhưng là hàng triệu những đứa con trai của tôi. Hoặc là anh bạn thả tất cả họ ra hoặc là đứa con trai của tôi sẽ chia sẻ số phận của họ”.

Trên trang rt (là trang Ukraine TimeLine) có bài viết “Stalin’s son was executed in Nazi camp – archives” (“Người con trai của Stalin đã bị Hành quyết ở trại Đức Quốc xã -- tin từ những kho lưu trữ tư liệu”) vào ngày 10/05/2012, có cả phần thu hình bản tin tường thuật của đài RT, đã khẳng định rằng Trung úy Yakov đã hét lên “Bắn !” khi anh ta cố tình bỏ qua những lời đe dọa của lính canh trên vọng gác qua những cuộc phỏng vấn một số người sống sót từng có mặt trong trại sau Thế Chế thứ II. Tuy nhiên, lúc bấy giờ và mãi về sau, qua sự tuyên truyền của nhà nước Liên Xô, nhiều người vẫn tin rằng Trung úy Yakov đã hy sinh trong trận chiến. 

(Yakov Iosifovich Dzhugashvili (1907--1943), đứa con 
trai duy nhất của Joseph Stalin và người vợ đầu tiên)

(Trung úy Hồng quân Liên Xô, Yakov Dzhugashvili, bị 
bắt quân Đức vào ngày 16/07/1941, người thứ hai từ trái)

(Sổ thông hành của Yakov Dzhugashvili)

(Xác của Trung úy Yakov Dzhugashvili trên hàng rào kẽm gai 
của trại tập trung Sachsenhausen ở thị trấn Oranienburg, Đức, 
nơi anh ta mới bị chuyển trại đến vào tháng 3/1943 và bị bắn chết 
vào khoảng giữa tháng 4/1943, sau gần 4 năm bị giam giữ)

Người vợ thứ hai mà ông Stalin lúc 41 tuổi cưới hỏi vào năm 1919 sau khi người vợ trước mất được 19 năm, là Nadezhda Sergeevna Alliluyeva, còn có tên khác trong gia đình gọi là Nadya, vào lúc 18 tuổi. Họ có được 1 trai tên là Vasily Iosifovich Dzhugashvili sinh năm 1921 và 1 gái, Svetlana Iosifovna Alliluyeva, sinh năm 1926. Nadezhda Stalin qua đời lúc 31 tuổi, 1932, sau 13 năm sống chung với chồng mình, với cái chết có nhiều nghi ngờ rằng chính Joseph Stalin là thủ phạm mà phần đông những người Nga đều cho là thế. Có nhiều nguồn tin khác nhau về cái chết của bà ta, như trong tác phẩm “Kremlin Wives” của Лариса Николаевна Васильева (Larissa Vasilieva) vào năm 1992, nơi trang 70, cho biết là: 

“Bà Nadezhda nằm bên cạnh giường ngủ trên vũng máu kế bên khẩu súng lục mà người anh trai Parvel mang về từ nước ngoài như là món quà”.

Nhưng không khẳng định về lý do cái chết. Và đó là tất cả câu chuyện được kể lại sau nầy cho đứa con gái của bà ta, Svetlana.

Hoặc như trong tác phẩm “Khruschev Remembers: The Glasnost Tapes”(“Khruschev ghi nhớ: Những cuốn băng về chính sách Cởi mở”), được dịch ra bởi Jerrold L. Schecter và Vyacheslav V. Luchkov từ những cuộc phỏng vấn Nikita Sergeevich Khrushchev (là nhà lãnh đạo Liên Xô, sau khi Joshep Stalin mất) được ấn hành vào năm 1990, nơi trang 14 ghi theo lời của ông Khrushchev: 

“Sau đó một lần nữa, trong một hoặc hai ngày, Kaganovich tụ tập lại một nhóm như trước đây và nói rằng ‘Tôi thay mặt Stalin nói chuyện. Ông ta yêu cầu tôi tụ tập các ông lại với nhau và cho các ông biết điều gì đã xảy ra. Bà ta không chết một cách tự nhiên. Bà ta tự tử”.

Kaganovich được nhắc đến, chính là Lazar Kaganovich, lúc bấy giờ là Bí thư đầu tiên của Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Ukraine, là một cựu Bolshevik sống sót được qua cuộc Thanh trừng Vĩ đại của ông Stalin từ năm 1934 đến 1940. Ông ta cũng được biết đến như là một “Lazar Sắt thép”. 

Hoặc như trong tác phẩm “Before and After Stalin: A Personal Account of Soviet Russia from the 1920s to the 1960s” của Aino Kuusinen (là người vợ của Otto Wilhelm (Wille) Kuusinen vốn là người thành lập Đảng Cộng sản Phần Lan, sau khi thất bại trong cuộc nội chiến phải trốn qua Liên xô và làm việc cho ông Stalin) được dịch ra bởi Paul Stevenson từ tiếng Đức, được ấn hành vào năm 1974, nơi trang 92 có đoạn như sau:

“Thật bất ngờ, nữ Bác sĩ N. ra dấu và chỉ vào một vài vết bầm đen to lớn trên cổ thi thể. Chúng tôi nhìn gần hơn, và sau đó trao đổi những cái nhìn lấm léc thầm lặng - điều rõ ràng đối với tất cả chúng tôi là bà ta đã bị bóp cổ.”

Aino Kuusinen tường thuật lại theo lời người bạn thân vốn là một trong ba vị nữ Bác sĩ được gọi đến Cung điện Kremlin để trang điểm lại cho thi thể người vợ của ông Stalin, trước khi để vào quan tài chưng bày trước những người khách đến dự.

(Người vợ thứ hai của Joshep Stalin, Nadezhda Sergeevna 
Alliluyeva (1901--1932), thành hôn vào năm 1919, lúc 18 tuổi 
và ông chồng được 41 tuổi. Họ có 1 trai và 1 gái sau nầy. Qua
đời lúc 31 tuổi, sau 13 năm sống chung, với cái chết có nhiều 
nghi ngờ rằng chính người chồng của bà ta là thủ phạm) 

Trong khi đó, nhiều thông tin chính thức và bán chích thức của nhà nước Cộng sản Liên Xô cho là bà ta mất vì bệnh viêm ruột dư, hoặc uống quá liều thuốc ngủ vì sức khoẻ yếu. Tuy nhiên, qua nhiều tư liệu khác nhau với một ít chi tiết được phơi bày đó đây, cho thấy là câu chuyện tối mật nầy sau bức màn sắt Liên Xô có thể được hình dung như sau:

Ngày 7/12/1932 là lễ Kỷ niệm Cách mạng thường niên của Liên Xô, thường kéo dài cả tuần trong những cuộc liên hoan ăn nhậu thoải mái trong mọi hàng ngũ các cấp, và những món quà trao đổi nhau --có thể nói là lớn hơn cả ngày Giáng Sinh. Tuy năm 1932 cũng là năm đói kém bùng phát trước tiên ở Ukraine rồi lan ra đến những vùng lân cận đưa đến tổng số người chết từ 5 đến 10 triệu vào năm 1933 vì chương trình kỷ nghệ hóa của vị lãnh đạo cách mạng thế giới Stalin --như ông ta thường kiêu hãnh tự xưng-- nhưng cuộc lễ vẫn tưng bừng ở Cung điện Kremlin từ ngày nầy đến ngày khác. Sau cuộc diễn hành rầm rộ ngày hôm sau, 8/12, Ủy viên Nhân dân Kliment Yefremovich Voroshilov, cũng là Thống tướng, mời những người bạn thân thiết, bao gồm vợ chồng ông Stalin, đến căn nhà chung cư to lớn dự tiệc --sát vách căn nhà chung cư của ông Stalin. Joseph Stalin thường hay uống rất nhiều khi có dịp tiệc tùng, và tánh thô lỗ của ông ta qua hành động cùng lời nói càng hiện rõ hơn khi quá chén khiến cho bà Stalin không thể nào chịu được trước những người bạn của mình. Bà ta bỏ ra về trước với sự tháp tùng của ông Voroshilov lúc khoảng 1 giờ sáng. 

Sau đó, mọi người lần lượt ra về, Joseph Stalin là người cuối cùng bước ra với người vợ của ông Gusev vốn là người thuộc về quân đội (theo như ông Khrushchev kể lại) và ngủ với bà ta ở một căn nhà nghĩ mát trong vùng Zubalovo, cách nơi ở của bà Nadya (Nadezhda) khoảng nửa cây số. Ông Stalin cũng được biết đến với tính phong lưu, bất chấp người phụ nữ đó là vợ của ai. Vì không thấy ông Stalin trở về, nên bà Nadya phone tìm kiếm và cuối cùng được một nhân viên bảo vệ cho biết tin tức trên. Khoảng 4 giờ sáng, ông Stalin trở về nhà trong vẻ mệt mõi, và cuộc cãi lộn bắt đầu khi bà Nadya thức giấc. Cho thấy là nguyên nhân cuộc cãi lộn vì ghen tuông hơn là về chính trị (phản đối công cuộc kỷ nghệ hóa) hay vấn đề xã hội (nạn đói kém ở Ukraine) như một số tác giả đưa thêm vào vì bản thân bà Nadya không phải là một hình ảnh chính trị hay xã hội mà chỉ là người làm nhiệm vụ người vợ, an hưởng cuộc sống sung túc, giàu sang, được trọng nể và bổng lộc. Bà ta chỉ hành động khi cảm thấy quyền người vợ bình thường bị tổn thương quá nhiều.

Có thể là Joseph Stalin trong lúc giận dữ đã bóp cổ người vợ mình quá mạnh bạo (với những dấu tay còn in lại) đến nổi bà ta tắt thở, và sau đó dàn cảnh tự tử bằng phát súng trong phòng ngủ. Kế đó, ông ta ra ngoài tiếp tục ngủ và được đánh thức bằng tiếng điện thoại báo tin lúc hừng sáng sau khi một số người quản gia phát hiện và thông báo cho nhân viên bảo vệ. Chính ông Voroshilov nghe tiếng kêu cứu của bà Nadya và chạy qua nhưng đã quá trễ (theo như bà Aino Kuusinen kể lại trong cuốn sách được nhắc đến ở trên. Sau nầy ông Voroshilov luôn bị đe dọa mặc dù ông ta từng là cánh tay đắc lực nhất trong cuộc Thanh trừng Vĩ đại trước đó).


(Ngôi mộ của người vợ Josef Stalin, Nadya Alliluyeva tại 
nghĩa trang Novodevichy ở Moscow --không phải là 
nghĩa trang Novodevichy ở Saint Petersburg)

(Bức điêu khắc bên trên bia mộ của Nadezhda Alliluieva, 
với bàn tay phải chạm vào cổ mình ở ngay nơi mà những 
dấu in ngón tay của kẻ bóp cổ đã từng hiện rõ) 

Joseph Stalin nắm lấy quyền lực ngay sau cái chết của Vladimir Lenin vào năm 1924, khoảng 3 năm sau khi đứa con trai của người vợ thứ hai ra đời, 1921. Mặc dù ông ta được chính ông Lenin cất nhắc vào vài trò quyền lực, Joseph Stalin lại trở thành cái đích đáng ngờ nhất đối với Vladimir Lenin. Trong “Di chúc của Lenin” hoặc còn có tên là “Letter to the Congress” (“Lá thư cho Quốc hội”) có phần bổ sung di chúc về Joseph Stalin như sau:

“Stalin quá thô lỗ và và sự khiếm khuyết nầy, mặc dù còn có thể dung thứ được giữa những người Cộng Sản chúng ta và trong việc giải quyết trong vòng chúng ta, càng lúc không thể dung thứ được trong vai trò một vị Tổng thư ký. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị rằng các đồng chí nên suy nghĩ về một cách rút ông Stalin ra khỏi chức vụ đó và bổ nhiệm một người khác trong vị trí thay thế ông ta vốn là người khác biệt đối với Đồng chí Stalin trong tất cả những khía cạnh khác, trong việc chỉ có một lợi điểm, một cách cụ thể, đó là về sự khoan dung hơn, trung thành hơn, lịch sự hơn, và ân cần hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn, v.v. Hoàn cảnh nầy có thể dường như là một chi tiết không đáng kể. Nhưng tôi nghĩ rằng từ quan điểm về biện pháp bảo vệ chống lại sự chia rẽ và từ quan điểm về điều mà tôi đã viết ở trên về mối quan hệ giữa ông Stalin và ông Trotsky, điều đó không phải là một chi tiết [nhỏ], nhưng chính là một chi tiết vốn có thể cho là sự quan trọng quyết định.”

Cũng nên nhắc lại là Joseph Stalin không bao giờ “khoan dung” đối với bất cứ ai dám tỏ ra không tuân phục ông ta --bằng chứng là cuộc Thanh trừng Vĩ đại triệt hạ hầu hết những cựu Bolshevik, cũng là những người bạn, đồng chí của ông ta, mặc dù họ vẫn đang phục vụ trong guồng máy Liên Xô, ngoại trừ một số ít cũng là những cựu Bolshevik sống còn vốn nhờ vào việc tuân lệnh ông Stalin ra tay tiêu diệt lại chính những đồng chí Bolshevik của mình, như trường hợp ông Voroshilov, là Thống tướng lúc bấy giờ-- vì thế, không có gì là phi lý khi kết luận rằng ông Stalin chính là thủ phạm giết chết người vợ mình.

Vasily Iosifovich Dzhugashvili còn được biết đến như là Vasily Iosifovich Stalin, đứa con trai của người vợ thứ hai của ông Stalin, cũng tham gia vào Hồng quân lúc 18 tuổi trong những ngày đầu Thế Chiến thứ II, 1939 --nhưng thực chất là mãi đến năm 1941, Đức Quốc xã mới phá vỡ Hiệp ước Không xâm phạm với Liên Xô-- như đứa con trai của người vợ thứ nhất, và hưởng được nhiều ưu đãi hơn anh chàng Yakov Stalin, lúc bấy giờ được 32 tuổi. Anh ta hội nhập vào bộ phận hậu cần của Lực lượng Không quân như là một sĩ quan kiểm tra máy bay; trong vào 9 năm sau, 1948, anh ta trở thành vị Chỉ huy Lực lượng Không quân. Bốn năm sau, 1952, anh ta bị loại khỏi chức vụ vì một tai nạn máy bay trong ngày diễn quân khi ra lệnh tiến hành cuộc biểu diễn không lực trong thời tiết rất xấu.

Tiếp theo là cái chết của ông Stalin vào tháng 3/1953, khoảng 1 tháng sau, Vasily Dzhugashvili bị bắt vì bị cho là tiết lộ thông tin bí mật quốc gia trong buổi ăn tối với những chính khách ngoại quốc. Sau 7 năm bị cầm tù trong một nơi giam giữ đặc biệt, anh ta được thả ra, nhưng từ đó về sau, càng bị bạc đãi hơn ngoài chút chu cấp của nhà nước, và qua đời vào 2 năm sau, 1962, lúc 41 tuổi vì uống quá nhiều rượu.

Riêng đứa con gái của người vợ thứ hai của ông Stalin, Svetlana Alliluyeva, sau ít nhất là 3 đời chồng (được hai đứa con của 2 người chồng trước), và do ảnh hưởng phía bên người chồng thứ ba --dù không chính thức cưới hỏi vì sau cái chết của người cha mình, bà ta đã mất hết những đặc quyền và những quan chức Sô-Viết chống đối-- là một nhân vật chính trị Cộng sản Ấn Độ, Brajesh Singh, qua làm việc bên Liên Xô, bà ta cuối cùng quyết định xin ở lại Ấn Độ vào khoảng đầu năm 1967, lúc 41 tuổi sau khi ông chồng Brajesh qua đời vào tháng 11/1968, nhưng chính quyền Ấn Độ từ chối vì sợ làm hỏng những mối quan hệ với Liên Xô. Bà ta tìm đến tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn Độ, và được một nhân viên thuộc cơ quan tình báo Mỹ, CIA, sắp xếp đi du lịch qua Ý và đến nước Thụy Sĩ trung lập tạm trú trong ba tháng. Chính Hoa Kỳ cũng e ngại gây thiệt hại cho mối quan hệ đang tiến triển với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cuối cùng, Tổng thống Lyndon B. Johnson, trên bình diện nhân đạo, đã đồng ý chấp nhận bà ta vào Hoa Kỳ và yêu cầu rằng không nên làm ầm ỉ thái quá. Bà ta đến thành phố New York vào tháng 4/1967. 

(Svetlana Alliluyeva, đến New York vào ngày 27/4/1967, 
lúc 41 tuổi, và có quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 1978)

Cũng vào năm 1967, Svetlana Alliuyeva là tác giả của cuốn sách “Twenty letters to a Friend” (“Hai mươi Lá thư Cho một Người bạn”) được dịch ra bởi Priscilla Johnson McMillan, kể về cuộc sống thuở còn là “con chim sẻ bé nhỏ” hay “nàng công chúa bé nhỏ” (mà người cha bà ta thường hay gọi, lúc mẹ bà ta còn sống, nhưng sau khi người vợ mất, ông ta hầu như cách biệt hai đứa con) và diễn tả lại những cảm giác, cùng những cảm nhận về chế độ Cộng sản Liên Xô. Qua cuốn nầy, bà ta thu được hơn 2.5 triệu đô.

(Cuốn sách “Twenty letters to a Friend” mang 
về 2.5 triệu đô cho tác giả vào năm 1967)

Tiếp theo là cuốn sách “Only One Year” (“Chỉ một Năm”) vào năm 1969, mô tả những biến cố chung quanh việc bỏ theo Tây phương. Vào năm 1970, bà ta thành hôn với William Wesley Peters, một nhà kiến trúc sư, và đổi tên thành Lana Peters, sau đó có một bé gái, Olga Peters nhưng cuộc hôn nhân chỉ được 2 năm. Sau khi đến Anh Quốc vào năm 1982, hai mẹ con trở lại Liên Xô vào năm 1984 và được phục hồi quyền công dân Sô-Viết. Cuốn sách thứ ba là “The Faraway Music” (“Âm nhạc Xa vời”) vào năm 1984 trong thời gian ở Liên Xô, phát họa sự vỡ mộng của mình với Hoa Kỳ và Anh Quốc khi cho là bà ta mất tự do vì luôn bị tình báo hai nước theo dõi. Sau những cuộc đụng chạm với những người có thẩm quyền ở Liên Xô, hai mẹ con dời về vùng Tbilisi, Georgia, là quê hương của người cha mình, Joseph Stalin, nhưng lại cảm thấy không khá hơn gì Moscow và tuyên bố từ bỏ quyền công dân Sô-Viết. Cuối cùng, họ quyết định trở lại Hoa Kỳ vào năm 1986. Sau một thời gian liên tục qua lại giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc, bà ta trở về an trí ở Hoa Kỳ, tránh tiếp xúc với nhiều người và gần như sống cô lập, và qua đời vào năm 2011 tại thành phố Wisconsin. 

Trong cuốn sách “Twenty letters to a Friend”, bà ta gợi nhớ lại giây phút sắp mất của người cha mình vì bệnh xuất huyết màng óc là “những giờ cuối cùng không gì cả ngoài sự bóp nghẹt từ từ”. Và trong khoảnh khắc đó, ông ta bất ngờ mở mắt ra và đảo mắt nhìn quanh phòng:

“Chính là một cái liếc nhìn kinh khủng, điên dại hoặc có lẽ tức giận và đầy nỗi sợ hãi cái chết... Cái liếc nhìn quét qua mọi người trong một giây. Sau đó, một cái gì đó không thể nào hiểu được và kỳ quái đã xảy ra mà cho đến ngày hôm nay, tôi không thể quên và hiểu nổi. Ông ta nhấc bàn tay trái của mình lên như thể là ông ta đang chỉ vào một cái gì đó bên trên và mang xuống tai ương trên tất cả chúng tôi”.

Có phải chăng đó là oan báo của người vợ thứ hai, Nadezhda Alliluyeva, đòi nợ thủ phạm vốn là người cố tình che lấp tội lỗi mình, và chôn vùi bức thư tuyệt mạng của bà ta ? Cũng là một cái chết bị bóp nghẹt từ từ nhưng chỉ khác là chính cơ thể của ông ta bóp nghẹt mình vì một vị lãnh đạo cách mạng thế giới với quyền uy tột bực trong một chế độ độc tài toàn trị Cộng sản, khó có ai có đủ khả năng làm cho ông ta bị chết nghẹt một cách chậm rãi như thế. Suốt cuộc đời ông ta là một kẻ vô thần, nhưng không thể nào không sợ hãi trước Thần chết.

Trong cuốn sách đó, bà ta bày tỏ cảm tưởng về vấn đề tôn giáo lúc vào tuổi 35 như sau:

“Tôi, vốn là người đã từng được dạy dỗ từ thuở nhỏ sớm nhất bởi xã hội và gia đình tôi để trở thành một người vô thần và duy vật, đã thực sự là một trong những người vốn không thể sống mà không có Thượng Đế... Đơn giản hơn là nhằm phân chia con người hôm nay thành những người có lòng tin và những người không tin tưởng”. 

Và khi nhận xét về cuộc Cách mạng Nga:

“Không có một cuộc cách mạng nào đã từng phá vỡ quá nhiều giá trị vì người dân như cuộc Cách mạng Nga của chúng tôi”.

“Người dân muốn cách sống mà phần còn lại của Âu châu đã từng hưởng thụ từ lâu, cuối cùng đến với nước Nga”.

Chính Vladimir Lenin là người đầu tiên lót đường một cách khôn khéo, ngấm ngầm cho bệnh sùng bái, và Joseph Stalin là người làm phát triển cơn bệnh đó đến mức điên dại hoàn hảo nhất không thua gì Hitler trong những năm nào, với hàng trăm hình tượng khắp nước và những quốc gia nằm trong quỷ đạo Liên Xô. Ngay cả nền văn hóa, giáo dục cũng được biến đổi theo cung cách sùng bái lãnh tụ như là vị Thượng Đế bằng xương bằng thịt nào đó. Và cơn bệnh đó không chỉ bao trùm hầu như toàn thể dân Nga mà còn lan rộng đến những nước khác trong khối Cộng sản, đáng kể nhất là Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính là cơn bệnh nguy hiểm nhất đã từng ảnh hưởng trầm trọng trong nhiều thế hệ Cộng sản và cũng đang còn tiềm ẩn trong thế hệ hiện tại của những nước không còn là Cộng sản.



___________________________

Những tài liệu tham khảo:

Joseph Stalin (1878--1953):

2- Bài viết trên trang rt “Stalin’s son was executed in Nazi camp – archives” vào ngày 10/05/2012.

3- Tác phẩm “Kremlin Wives” của Лариса Николаевна Васильева (Larissa Vasilieva) vào năm 1992, được dịch lại bởi Larissa Vasilieva và Cathy Porter vào năm 1994.

4- Tác phẩm “Khruschev Remembers: The Glasnost Tapes”, được dịch ra bởi Jerrold L. Schecter và Vyacheslav V. Luchkov từ những cuốn băng phỏng vấn Nikita Sergeevich Khrushchev, được ấn hành vào năm 1990. 

5- Tác phẩm “Before and After Stalin: A Personal Account of Soviet Russia from the 1920s to the 1960s” của Aino Kuusinen, được dịch ra bởi Paul Stevenson từ tiếng Đức, được ấn hành vào năm 1974.

6- Trên trang maxists có đăng “Letter to the Congress” là Di chúc của Lenin vào tháng 12/1922 và phần bổ sung di chúc vào tháng 1/1923.

7- Bài viết trên news.bbc.co.uk “1967: Stalin's daughter defects to the West” vào ngày 9/03/1967.

8- Bài viết trên nytimes “Lana Peters, Stalin’s Daughter, Dies at 85” của Douglas Martin vào ngày 28/11/2011.

9- Bài viết trên rt “Prisoner of the name: Joseph Stalin’s daughter dies” vào ngày 29/11/2011.

10- Bài viết trên bbc.co.uk “Stalin's daughter Lana Peters dies in US of cancer” vào ngày 29/11/2011.

11- Tác phẩm “Twenty letters to a Friend” của Svetlana Alliuyeva được dịch ra bởi Priscilla Johnson McMillan, được ấn hành vào năm 1967.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo