Phía sau một “Quốc Hội Tối Cao” - Dân Làm Báo

Phía sau một “Quốc Hội Tối Cao”

Nguyễn Phương Uyên - Sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam thật lợi hại, chính nhờ vậy mà nhiều khẩu hiệu đại loại như “Quốc hội đại diện cho dân” đã lan tỏa đến từng ngỏ ngách xã hội, nhưng điều đó có phải là thực sự? Rõ ràng nó chỉ là chiêu trò đánh lận câu từ quen thuộc trong vô số những trò “đánh lận con đen” khác của đảng cộng sản bày đặt ra mà thôi.

Điều ta có thể thấy được, rằng không phải bất kỳ ai cũng có thể nhận biết như thế. Phần vì sợ hãi mà trở nên vô cảm, phần vì lợi ích có được từ trò lừa mà cố ý lơ qua, và phần lớn nhất vẫn là phần bị đảng cộng sản làm cho mụ mị.

Nhân sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (Viết tắt IPU-132) diễn ra từ ngày 28/03/2015 đến hết ngày 01/04/2015 tôi muốn viết một vài điều đằng sau cái được phao gọi là “Quốc hội tối cao”. 

Sự thật của về quyền hạn “Tối cao”

Vì đâu quốc hội được Hiến pháp ghi nhận là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CHXHCN Việt Nam” trong nhiều chục năm qua? Tất nhiên, rồi thì yếu tố dân cử sẽ được nhiều người dẫn dụ để giải thích câu hỏi trên, nhưng mọi người thấy một cách rõ ràng hơn về hai từ này.

Tại Điều 9 Hiến pháp 2013 ghi nhận tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam là “...cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân...” nhưng khác với Hiến pháp 2013 tổ chức này lại được giao phó trách nhiệm chọn lọc ứng viên ứng cử vào quốc hội theo tiêu chuẩn của đảng cộng sản Việt Nam, được quy định tại Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997. Như vậy, người dân chỉ được bầu cử theo sự tiến cử của đảng cộng sản và theo đó quốc hội tối cao đã trở thành đảng cộng sản hội tối cao. 

Điều gì đã làm lệch lạc ý nghĩa cụm từ “dân cử” trở nên đồng nghĩa với cụm từ “đảng cử”? Tại sao lại có sự nhượng quyền tối cao lạ đời như thế này? Tác nhân không phải xa lạ, sự xuất hiện của Điều 4 quyết định “đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội” đã giải thích toàn bộ lý do. Thật vô lý, thứ là sản phẩm của hiến pháp lại được quyền tối cao hơn hiến pháp, lại được quyền cướp quyền tối thượng của nhân dân.

Trước khi bản Hiến pháp 2013 được đảng hội thông qua, Ông Nguyễn Phú Trọng, là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đã phát biểu tô điểm thêm cho sự lố bịch được giới truyền thông tuyên giáo dắt lời: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”.

“Cướp Hội” được hợp thức hóa

Quốc hội cũng là đảng hội nên những lựa chọn, những phán quyết về chính trị, xã hội không thể phục vụ cho dân chúng mà thay vào đó là bảo vệ, làm lợi cho những mục tiêu hẹp hòi của những người đang nắm giữ quyền lực. Hình thức chúng ta dễ thấy được xu hướng của sự lựa chọn đó là việc nghiên cứu đặt ra thêm các loại thuế mới chồng chéo đánh vào phương tiện đi lại của người dân, và nâng mức thuế ngày càng cao hơn với những mặt hàng kinh doanh độc quyền như năng lượng. 

Tôi đã từng khó chịu khi nghĩ về triết lý của một giáo sư triết học đại học Harvard, ông Robert Nozick. Ông cho rằng "Thuế thực chất là lao động cưỡng bức, một dạng nô lệ" nhưng lúc này tôi nhận ra nó thực tế hơn bao giờ ở một xã hội Việt Nam còn đầy dẫy những nhiễu nhương này, thuế chẳng qua chỉ là cái cớ để hợp pháp hóa quyền được cướp hội đồng của những kẻ đang nắm trong tay quyền hành.

Những kẻ này thường biện minh dùng thuế để phục vụ phúc lợi xã hội về giáo dục, quốc phòng, đường sá, an sinh xã hội, phát triển kỹ thuật,... nhưng rồi chúng ta cũng thấy những điều trái ngược cũng như khi một mặt họ rêu rao tại Điều 56 Hiến Pháp 2013 rằng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.” thì mặt khác họ xác nhận “Công tác chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu... Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng...”. Điều này chứng tỏ cách họ đấu tranh đẩy lùi tệ nạn này bằng cách tiếp tục góp tay nhũng nhiễu để tham nhũng nay đã trở thành một quốc nạn của Việt Nam. Tham nhũng chính trị đã biến tướng các cơ quan nhà nước giờ đây trở thành một thị trường đổi chác sôi nổi. Quyền lực nhà nước mà các công chức đang nắm giữ chỉ được họ sử dụng như một công cụ kiếm tiền hữu dụng phục vụ cho lợi ích riêng tư mà thôi. 

25/03/2015





Tư liệu:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo