Hữu Liêm (Danlambao) - Lời cuối của khúc ca bi thương hận "Cơn mê chiều" của tác giả Nguyễn Minh Khôi xuất bản tháng 6-1968 nhắc đi nhắc lại cho người dân Huế và tất cả chúng ta không được quên: Huế Mậu Thân 1968, cuốn phim đập phá gần một tháng tết của chủ nghĩa cộng sản lật lọng, diệt chủng và man rợ.
Tôi đã yêu tiếng hát Thái Thanh đặc biệt với bản Cơn mê chiều này, tôi yêu tác giả với tất cả tâm trạng của ông dành cho Huế 1968. Thiệt thòi cho chúng ta, vì nhạc khúc dành cho Huế 1968 không nhiều. Tôi đã nghe anh Việt Dzũng hát bài này, anh Dzũng hát với cái tâm dành cho một Việt Nam tự do, tôi cũng đã nghe Hùng Cường, Lệ Thu, Duy Khánh hát, nhưng tôi muốn nghe giọng Thái Thanh hơn tất cả.
Nhạc dạo đầu thật hay, man mác âm hưởng của một khúc nhạc chiều, lời nhạc ma thuật làm cho người ta chợt hẫng hụt, ý tứ của tác giả thâm thúy mà không làm cho người ta khó hiểu.
"Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình"
Từ một tâm trạng tả tình bất chợt đan xen phối cảnh mưa non cao về dưới ngàn, bất chợt tái hiện cảnh giết chóc ùa về, nhẹ nhàng nhưng làm cứa vào tim người dân đã từng chứng kiến thảm cảnh "người lớn khôn" theo giặc cộng sản ngoại, cộng sản nội về xóm làng, ở đây tác giả không dùng từ ngữ súng ống mà dùng gươm đao làm người nghe đã ngửi thấy mùi máu tanh đồng loại. Không tả cảnh bắn giết nhưng thấy rồi cảnh máu me, hàng vạn người đã vĩnh viễn nằm xuống.
"Đàn con lớn khôn" không hẳn là lũ ngợm trí thức có học vị mà là một bầy đàn nằm vùng chuyên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đủ thành phần xã hội mang "gươm đao cộng sản" vào xóm làng. Cộng sản Hà Nội đã dùng miếng mồi tư thù và miếng bả vinh hoa thiên đường cộng sản lôi kéo "đàn con lớn khôn" kết hợp để giải phóng Huế, nhân danh bác và đảng tàn sát dân lành ác hiểm còn hơn Polpot, lấp liếm tội ác man rợ.
Hai điệp khúc nói lên tất cả cảnh tang thương của Huế 1968 do cộng sản VN gây ra:
Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay không có em, đường phố chẳng lên đèn
Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Một chế độ cộng sản diệt chủng và bưng bít mọi sự thật, Thái Thanh và Nguyễn Minh Khôi thực sự làm cho chúng ta không được quên. Thực sự là một thảm họa nếu ông Đàm vĩnh Hưng cất giọng hát lên bản nhạc này vì chủng loài cộng sản luôn luôn che dấu sự thật và hát lên được bài nhạc này cần phải có một cái tâm. Nhạc Trịnh cũng có vài bài về Mậu Thân Huế 1968, cộng đảng không ra mặt cấm, nhưng sau này không thấy ai hát thêm ngoại trừ Khánh Ly.
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên.