Trận Xuân Lộc - Dân Làm Báo

Trận Xuân Lộc

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Bài sau đây là đoạn văn, nhan đề "Trận Xuân Lộc," trong phần ghi chú lịch sử và sự kiện kèm theo truyện ngắn "Tôi Không Chết Đâu" (Cao-Đắc 2014, 200-244) trong tuyển tập truyện ngắn "Lửa Cháy Trong Mưa," (Cao-Đắc, Tuấn. 2014. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A.) Truyện "Tôi Không Chết Đâu" là một văn bản hư cấu dựa vào các sự kiện có thật tại miền Nam Việt Nam vào tháng tư năm 1975. Một sự kiện quan trọng là trận Xuân Lộc xảy ra từ ngày 9 tháng 4 tới ngày 20 tháng 4. Đoạn này gồm có những ghi chú xác nhận những chi tiết và cảnh mô tả trong truyện và do đó không phải là một bài luận mạch lạc.

Trận chiến Xuân Lộc:

Các tác giả Mỹ và Việt Nam báo cáo trận Xuân Lộc khá đầy đủ (Nguyễn 2001, 783 - 797; Veith 2012; Veith và Pribbenow II 2004), mặc dù không hoàn toàn như các trận chiến khác (thí dụ, Huế trong cuộc Tổng tấn công Tết năm 1968, An Lộc trong cuộc Tổng tấn công Mùa Hè 1972). Báo cáo chi tiết nhất của trận đánh được cung cấp bởi George J. Veith và Merle L. Pribbenow II (Veith và Pribbenow II 2004). 

Davidson (1988, 790) bình luận rằng Xuân Lộc cho ra một trong những trận chiến huy hoàng trong các cuộc chiến tranh Đông Dương, chắc chắn là một chận đứng quân thù anh hùng nhất của VNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Theo Le Gro (2006, 174), tướng Smith báo cáo rằng quân đội VNCH đã cho thấy không thể nhầm lẫn sự quyết tâm, ý chí và lòng can đảm họ để chiến đấu mặc dù cơ hội lợi thế phản ngược nặng nề với họ. Tucker (1999, 185) bình luận rằng mặc dù họ kém quân số rất nhiều, lính của Đảo tiếp tục chiến đấu một cách can đảm trong chận đứng có lẽ anh hùng nhất trong bất kỳ sư đoàn VNCH nào của cuộc chiến. Le Gro (2006, 173) viết quân Nam Việt Nam chiến đấu xuất sắc tại Xuân Lộc trong khi chỉ huy cao cấp Bắc Việt dùng trận chiến như một 'máy xay thịt,' hy sinh các đơn vị của chính họ để tiêu diệt các lực lượng VNCH không thể thay thế được. Harry F. Noyes III (Noyes) bình luận rằng từ mọi báo cáo, trận Xuân Lộc hào hùng như bất cứ trận nào trong biên niên quân sử Hoa Kỳ. 

Những người lính của Sư Đoàn 18 được ca ngợi là anh hùng Xuân Lộc (Dawson 1977, 315). Một số sĩ quan của Quân Lực VNCH cung cấp thông tin chi tiết về Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo (người được thăng Thiếu tướng ngay sau khi trận chiến) và chính trận chiến, gồm cả sự chuẩn bị; trận đánh nhau dữ dội; sự đóng góp hào hùng của các đơn vị QLVNCH khác như các lực lượng phòng thủ địa phương, nhảy dù, biệt động quân, và thiết giáp; và sự rút lui thật hữu hiệu (Bảo 2010; Hồ Đinh; Hứa 2011; Vương 2005). Tài liệu Mỹ cũng cung cấp thông tin về trận chiến, hoàn cảnh sau đó và hậu quả của nó (Dawson 1977, 233-236, 237 -240, 257-258, 267-268, 284-285, 301-302; Todd 1990, 254-256; Tucker 1999, 185-187).

Lực lượng của hai bên như sau: (1) 5-6.000 chiến sĩ của Sư Đoàn 18 QLVNCH và các binh sĩ hỗ trợ từ các đơn vị khác, và (2) 30-40.000 chiến sĩ của Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt (QĐND) (Maclear 1982, 329; Karnow 1997, 682; Bảo 2010; Duong 2008, 206). Ban đầu, tướng Trà của QĐND tung ba sư đoàn vào Xuân Lộc (341, 7, 6), và sau đó hai sư đoàn (325 và 312) với tổng số năm sư đoàn và trung đoàn 95B (Bảo 2010; Todd 1990, 254). Sư đoàn 341 không phải là một sư đoàn ưu tú, một số binh sĩ thậm chí không tới 16 tuổi (Todd 1990, 255). Clodfelter (1995, 214) báo cáo 25.000 binh sĩ Nam Việt Nam được đưa ra phòng thủ Xuân Lộc. Con số này rõ ràng là sai lầm vì chỉ có một Sư Đoàn 18 thiếu thốn khoảng 5.000 lính, ba tiểu đoàn tăng cường từ Sư Đoàn Dù, và một lực lượng thiết giáp trên Quốc Lộ 1 (Clodfelter 1995, 214).

Hình 1: Phù hiệu của Sư đoàn 18 Bộ Binh

Biệt Động Quân (BĐQ) của VNCH là một trong những binh chủng được nể nang nhất trong quân lực Miền Nam Việt Nam (RVNHS, Vu 2011). Trong các đơn vị, Tiểu đoàn 82 BĐQ đóng góp vào việc phòng thủ Xuân Lộc một cách dũng cảm (Duong 2008, 204; Vương 2005; Veith 2012, 254, 441-442, 444). Với chỉ có 300 người (Veith 2012, 254), "tiểu đoàn 82 đánh với hai tiểu đoàn của trung đoàn 209 vào bế tắc và phá hủy thêm hai xe tăng nữa" (Veith 2012, 444). Đặc biệt, Thiếu tá Vương Mộng Long, người chỉ huy trưởng oai hùng của tiểu đoàn BĐQ (Duong 2008, 204), mô tả kỹ thuật ba giai đoạn dùng bởi những toán ba người để tiêu diệt xe tăng quân đội Bắc Việt (Vương 2005). Trước hết, súng 12,8 ly trên xe tăng phải bị hủy diệt im lặng. Thứ hai, lựu đạn lân tinh hoặc khói được ném ra để làm mờ mắt các pháo thủ trên chiếc xe tăng Bắc Việt gần đó để họ không thể bắn chính xác vảo các lính BĐQ đang chạy tới gần. Thứ ba, súng M-72 được bắn nhắm vào phần sau xe tăng, nơi mà lớp thép bảo vệ mỏng nhất.

Vào ngày đầu tiên của trận chiến, QĐND bị 700 thương vong và VNCH 50 (Veith 2012, 445; Veith và Pribbenow II 2004, 190). Sau bốn ngày, các thương vong là 2.000 QĐND và vài trăm VNCH (Veith và Pribbenow II 2004, 199; Butler 1985, 256), với quân BV thiệt mạng và bỏ lại trên chiến trường hơn 1.200 người (Le Gro 2006, 174). Gần 30 xe tăng bị tiêu hủy (Le Gro 2006, 174). Thương vong cuối cùng của hai bên gồm khoảng 30% của các đơn vị tham gia QLVNCH và 60% của lực lượng 52 về phía Nam Việt Nam và 5.000 tới 6.000 thương vong về phía Cộng sản (Duong 2008, 206; Lam 2009, 236; Hứa 2011; Nguyễn 2001, 789). Tucker (1999, 185, 187) báo cáo Cộng sản bị 37 xe tăng phá hủy và hơn 5.000 chết, và Quân Lực VNCH bị 7.500 thương vong (tử vong và bị thương). Con số thương vong VNCH của Tucker có lẽ lấy từ Clodfelter (1995, 214), mà thổi phồng các con số. Con số thương vong 7.500 của Quân Lực VNCH rõ ràng là không thực tế bởi vì tổng số các đơn vị QLVNCH tham dự chiến đấu chỉ có một sư đoàn hao hụt nhân số và một vài tiểu đoàn từ các đơn vị khác. Ngay cả những người Cộng sản thừa nhận rằng trận chiến khốc liệt và quân Bắc Việt bị thất bại nghiêm trọng (trích dẫn từ Veith 2012, 445, 447; Văn 1977, 167).

Việc suy giảm các kho dự trữ nhiên liệu, vũ khí và đạn dược của Nam Việt Nam sau Hiệp định Hòa bình Paris được biết nhiều (Le Gro 2006, 84-86; Colvin 1996, 293; Veith và Pribbenow II 2004, 185). Khả năng thi hành của sư đoàn 18 và viên chỉ huy trưởng, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, được cho là tuyệt vời (Veith và Pribbenow II 2004, 163; Hosmer 1980, 242, Sorley 1999, 378; Willbanks 2008, 267). Đảo là một người hiếm có và "đã thực sự chiến đấu và giành được các huy chương mà ông không bao giờ thèm đeo trên ngực" (Dawson 1977, 234).

Cuối cùng, Xuân Lộc không bị chiếm bởi quân đội Bắc Việt. Thay vào đó, hai bên quyết định rút khỏi Xuân Lộc vì lý do chiến thuật (Dawson 1977, 268; Nguyễn 2001; Veith 2012, 449-452; Veith và Pribbenow II 2004, 197, 207-208; Butler 1985, 508; Cao 2005, 132). Tướng Trần Văn Trà của QĐND quyết định di chuyển cuộc tấn công vào vùng ngoại vi bên ngoài theo hướng Biên Hòa (Veith 2012, 451; Văn 1977, 167; Todd 1990, 298; Duong 2008, 205).

Việc dùng M-72 và hỏa tiễn 2,75-inch để tiêu diệt xe tăng quân đội Bắc Việt được báo cáo đầy đủ (Veith 2012, 443; Veith và Pribbenow II 2004, 188). "Khi xe tăng dồn về phía trước, những người lính trung đoàn 43 có một bất ngờ đang chờ họ: hỏa tiễn 2,75-inch, thường được trực thăng vũ trang xài, gắn trên đế hai chân và bắn bằng cách dùng pin điện đơn giản" (Veith 2012, 443). Có báo cáo cho biết là hai thợ bất cẩn kích động hỏa tiễn bằng máy đo điện thế trong lúc đang cố tìm đường dây chạm điện trong một trong các chân đế (VNGear). Không rõ là QLVNCH có học cách bắn hỏa tiễn đơn giản này qua tai nạn đó hay không.

Quả bom kinh hoàng thả xuống Xuân Lộc:

Các chi tiết chính xác về quả bom hoặc những quả bom thả xuống Xuân Lộc vào lúc tàn trận không được biết chắc chắn. Trong khi người ta biết quả bom hoặc những quả bom gây ra tử vong đáng kể cho một trung đoàn quân Bắc Việt, danh tính của quả bom hoặc những quả bom vẫn chưa rõ. Những quả bom này đã được xác định lẫn lộn là bom Daisy Cutter (BLU-82), hoặc bom CBU-55, hoặc cả hai.

Sự định chỉ bom CBX-11 trong câu chuyện là hư cấu [CĐT: Trong truyện "Tôi không chết đâu," quả bom thả xuống Xuân Lộc có định danh hư cấu là CBX-11], tiêu biểu cho một loại bom có sức mạnh tàn phá hủy diệt và dùng vật liệu nổ nhiên liệu không khí (Fuel Air Explosives - FAE). Nó có thể được thả xuống từ một phi cơ bay cao, có hoặc không mang theo một đơn vị hướng dẫn. Quả bom hư cấu này có thể được xem như là một sự kết hợp của Daisy Cutter và CBU-55.

Daisy Cutter, hoặc BLU (Bomb Live Unit)-82 (biệt danh là "Big Blue 82"), và CBU (Cluster Bomb Unit)-55 là hai loại bom hoàn toàn khác nhau. Chúng khác nhau ở một số khía cạnh căn bản (Parsch):

(A) Kích thước và trọng lượng: Bom Daisy Cutter BLU-82/B lớn hơn và nặng hơn nhiều so với CBU-55. BLU-82/B: Chiều dài (không có mũi dò): 3,50 m, đường kính: 1,37 m, Trọng lượng: 6.800 kg (15.000 lb). CBU-55: CBU-55 dùng một thùng chứa gọi là SUU-49A/B, trong đó có ba BLU-73/B FAE bom. Kích thước SUU-49A/B: Chiều dài: 2,2 m, đường kính : 35,6 cm, Ngang cánh vây: 71,9 cm. Kích thước cho BLU-73/B: Chiều dài (không có mũi dò): 69,6 cm, đường kính: 34,5 cm, cân nặng: 59 kg (130 lb). Trọng lượng tổng thể của CBU-55: 340 kg (750 lb) hoặc 222 kg (490 lb) (Parsch).

(B) Vật liệu nổ: Daisy Cutter BLU-82/B dùng các chất nổ thông thường, gọi là GSX (Gelled Slurry Explosive) chất sền sệt (hỗn hợp của ammonium nitrate, bột nhôm và polystyrene). CBU-55 dùng ba đơn vị bom sống: BLU-73A/B. BLU-73/B là một FAE (chất nổ nhiên liệu không khí) bom chứa 33 kg ethylene oxide được thả từ các thùng chứa trên không, và được trang bị với một chiếc dù làm chậm và ổn định. Một ngòi nổ gần làm nổ chất nổ đầu tiên khoảng 9 m trên mặt đất để tạo thành đám mây phun nhiên liệu. Khi cái mũi dò kéo dài được của bom BLU-73/B dài 1,22 m chạm đất, một chất nổ thứ hai đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.

(C) Cách thức thả bom: BLU-82/B chỉ có thể được thả xuống bằng máy bay vận tải Hercules MC-130 được biến đổi đặc biệt. Bom BLU-82/B được nạp vào cái giàn chứa, và được giữ trong chỗ chứa hàng hóa của chiếc MC-130. Cao độ thả tối thiểu là khoảng 1.830 m (6.000 ft) trên mặt đất (nếu không, chiếc MC-130 có thể bị nguy hiểm bởi sức nổ của bom). Sau đó, cái giàn chứa với quả bom được kéo ra khỏi máy bay bằng một chiếc dù kéo, sau đó bom tách ra khỏi cái giàn chứa và lao xuống trong một kiểu mũi xuống trước dưới sự ổn định và chiếc dù làm chậm riêng của nó. BLU-82/B được trang bị với một ngòi nổ nối dài, gọi là "Daisy Cutter," dài 96,5 cm trong mũi để kích hoạt nổ trên mặt đất. Việc này tối ưu hóa hiệu lực nổ và bớt tạo ra miệng hố không muốn. Cái tên "Daisy Cutter" bằng cách nào đó đã được dùng không chính xác để gọi bom thay vì hệ thống ngòi nổ (Parsch). Một đoạn video cho thấy sự thả bom BLU-82 được đăng tải trên YouTube (YouTube).

Bom CBU-55 dùng SUU-49/B chỉ có thể được mang bởi máy bay trực thăng hoặc máy bay tốc độ chậm. Phương pháp thả bom chính xác nhất là thả ngang ở mức khoảng 800 feet trên mặt đất (Above Ground Level - AGL), ở vận tốc 180-230 KIAS (Tốc độ bay cho thấy bằng Knots), với một chậm trễ một giây trên ngòi nổ (LASF 1972, 6).

(D) Sức tàn phá: Không rõ bom nào có sức mạnh tàn phá hơn. Tuy nhiên, bom CBU-55 được coi là vũ khí phi hạch tâm mạnh nhất trong kho vũ khí Mỹ (Clodfelter 1995, 215; Tucker 1999, 185). Ngoài chuyện thiêu đốt kẻ thù, nó cũng giết chết kẻ thù bằng cách lấy đi khỏi nạn nhân nguồn cung cấp không khí, hút khí oxy ra khỏi phổi, và để cho họ chết ngạt trong chân không (Clodfelter 1995, 215; Dawson 1977, 302; Snepp 2002, 416; Tucker 1999, 185).

(E) Ngày đầu tiên dùng trong chiến tranh Việt Nam: Daisy Cutter BLU-82/B lần đầu tiên được dùng vào tháng 3 năm 1970 (Parsch). CBU-55 lần đầu tiên được dùng vào tháng 5 năm 1971 (LASF 1972, 5).

(F) Cách dùng trong chiến tranh Việt Nam: BLU-82/B được dùng tại Việt Nam để khai quang bãi đáp lớn cho máy bay trực thăng trong rừng với một lần thả (Parsch). CBU-55 được dùng tại Việt Nam để làm nổ mìn (nổ mìn bằng áp suất của FAE nổ) và là một vũ khí chống người (LASF 1972, 5). 

Không rõ khi nào Không Quân Nam Việt Nam có Daisy Cutter hoặc CBU-55, nhưng họ đã dùng Daisy Cutter và CBU-55 trước tháng Tư năm 1975. Có báo cáo Không Quân Nam Việt Nam thả một quả bom Daisy Cutter vào một nơi tập trung cung cấp của cộng sản vào tháng mười một năm 1974 (Mikesh 2005, 141) và Nam Việt Nam báo cáo được cung cấp với 17 Daisy Cutters và 15 quả bom trong số đó đã được dùng (sđd.). Có vẻ là Tư lệnh miền Nam Việt Nam biết được sự hiện hữu của Daisy Cutters trước tháng 4 năm 1975. Cho dù nếu ngày của tháng 11 năm 1974 không chính xác, ta cũng biết rằng Daisy Cutters đã được dùng bởi Mỹ vào tháng 3 năm 1970 (Parsch).

Tương tự như vậy, bom CBU-55 đã được dùng thường xuyên bởi toán Black Ponies (Ngựa Đen) Hoa Kỳ từ 1971-1972 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo các tài liệu giải mật của Hải quân Mỹ, các bom nổ nhiên liệu không khí (FAE) CBU-55 đã được thường xuyên dùng bởi Phi Đội Tấn Công Nhẹ Bốn (Light Attack Squadron Four - LASF), VAL-4, của hải quân Mỹ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam trong thời gian 1971-1972 (LASF 1972, 5). Các phi công VAL-4, những người tự xưng là "Ngựa Đen" (Black Ponies) bay chiếc OV-10A Bronco đã thả bom FAE CBU-55, loại bom có dù làm chậm trong các cuộc không kích có chuẩn bị trước (Lavell 2009, 18, 21, 214-216) "Những cuộc không kích này thường được dùng để khai quang một khu vực bẫy, mìn, nhiên liệu, và lính địch trước khi QLVNCH càn quét hoặc gài quân" (LASF 1972, 5). "Được dùng lần đầu vào tháng 5 năm 1971, FAE CBU-55 đã chứng tỏ là một vũ khí cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn chặn kẻ thù" (sđd., 5). "CBU-55 là một đơn vị bom chùm, rơi tự do, được ổn định bằng dù, vũ khí nổ nhiên liệu không khí. Do áp suất cao được tạo ra trong lúc nổ của vũ khí này, CBU-55 là một vũ khí lý tưởng chống lại quân địch núp sâu trong rãnh hào hoặc hầm hố, cho việc chuẩn bị gài quân, và khai quang vùng bẫy và mìn" (sđd., 6). Khoảng cách an toàn tối thiểu từ các đơn vị bạn khi dùng CBU-55 là 500 mét (sđd., 8). Từ tháng 5 năm 1971, khi CBU-55 lần đầu tiên được dùng, cho đến tháng Ba năm 1972, tổng số lượng bom CBU-55 được thả xuống trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 1.199 (755 trong năm 1971 và 444 trong năm 1972). Quân đội VNCH biết rõ CBU-55 và "ngày càng yêu cầu nó được dùng để xâm nhập hầm hố, hang động, và đường hầm," và "thậm chí còn tạo ra một hội ưu tú từ những người làm việc với vũ khí đó, các hội viên được phân biệt bằng các dải băng vải dài màu đỏ và chốt an toàn trang bị vũ khí CBU mà họ đeo quanh cổ họ" (Lavell 2009, 213). Vì vậy, CBU-55 đã được biết đến bởi quân đội miền Nam, ít nhất là Sư đoàn 21 bộ binh và Quân Đoàn IV, từ năm 1971.

Cũng hình như là Không Quân Nam Việt Nam đã có kinh nghiệm dùng CBU-55 trước tháng 4 năm 1975. Có báo cáo rằng một phi công Nam Việt Nam, Thiếu úy Nguyễn Hàn, thả một quả CBU-55 lên một cột xe tăng quân đội Bắc Việt tại cầu Đông Hà vào ngày 1 tháng 5 năm 1972 trong cuộc Tổng tấn công Mùa hè năm 1972 (NgyThanh 2009). Mặc dù đó không phải là lần đầu tiên bom CBU-55 được dùng tại Việt Nam, có lẽ là lần đầu tiên nó được dùng bởi Không quân Nam Việt Nam. Cũng có báo cáo là Không Quân Việt Nam đã thả 9 quả CBU (lẫn lộn ghi là Daisy Cutters) ở Xuân Lộc (Trọng 2007).

Không có sự đồng ý giữa các nguồn liên quan đến các chi tiết chính xác rõ rệt về sự thả bom Daisy Cutter (BLU-82) và CBU-55 vào lúc tàn trận chiến Xuân Lộc, nhưng hầu hết các nguồn đồng ý rằng những quả bom này thật sự đã được thả xuống quân BV. Ngày 3 tháng Tư năm 1975, một yêu cầu Mỹ cho Daisy Cutter (BLU-82) và Eric Von Marbod, Phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng, hứa sẽ gửi vài quả (Nguyễn và Schecter 1986, 300) hoặc 27 quả (Cao 2005, 127). Không có đề cập gì đến CBU-55. Tuy nhiên, Snepp (2002, 416) cho biết rằng chính CBU-55 là bom mà Von Marbod và tướng Weyan hứa vào đầu tháng tư.

Các nguồn tài liệu không đồng ý ở những điểm sau đây:

(A) số lượng bom CBU-55 hoặc bom BLU-82/B được thả: một (Clodfelter 1995, 215; Lam 2001, 386; Snepp 2002, 416; trích dẫn trong Veith 2012, 458; Veith and Pribbenow II 2004, 211) hoặc hai hoặc nhiều hơn một (Tucker 1999, 185; Karnow 1997, 682; Nguyễn 2001, 788; Duong 2008, 206). 

(B) kết quả thương vong: từ 250 (Clodfelter 1995, 215; Dawson 1977, 302; Snepp 2002, 416) đến hàng ngàn hoặc cả một trung đoàn (Lam 2001, 387; Cao 2005, 133).

(C) danh tính viên chức yêu cầu chuyện thả bom: Chuẩn Tướng Đảo yêu cầu cho phép dùng BLU-82 (Lam 2009, 235; Hứa 2011; Trọng 2007); Tướng Toàn, chỉ huy trưởng QK III, đề nghị yêu cầu cho một cuộc tấn công B-52 cuối cùng, nhưng CBU-55 thay vì đó được dùng (Snepp 2002, 416); Thiếu tướng Homer Smith ra lệnh viên chức tiến hành (Dawson 1977, 301); Tướng Toàn ra lệnh thả hai Daisy Cutters (Nguyễn 2001, 788), Tướng Trần Quang Khôi ra lệnh dùng hai CBUs (Trọng 2007); Tướng Cao Văn Viên ra lệnh Không Quân Việt Nam thả hai quả bom Daisy Cutters (Duong 2008, 206). (Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng tuyên bố là ông yêu cầu thả bom, nhưng tuyên bố của ông có thể được bác bỏ ngay vì ông không tích cực tham gia vào sự chỉ huy trận chiến.)

(D) Loại bom thực sự được dùng: CBU-55 (Veith and Pribbenow II 2004, 211; Snepp 2002, 416; Lam 2001, 386; Tucker 1999, 185; Karnow 1997, 682; Vo 2004, 17) hoặc Daisy Cutters (BLU-82) (Lam 2009, 235; Nguyễn 2001, 788; Todd 1990, 215, 422 fn 1; Tran 2009, 199; Cao 2005, 127-128, 133; Hứa 2011; Duong 2008, 206).

(E) Ngày thả bom CBU-55 hoặc Daisy Cutter: 16 tháng tư (Lam 2009, 235; Nguyễn 2001, 788; Duong 2008, 206), 19 tháng tư (Darcourt 1976, 109; Dương 2007, 183; Lam 2001, 386), 21 tháng tư (Dawson 1977, 301), hoặc 22 tháng tư (Clodfelter 1995, 215; Snepp 2002, 416).

Có vẻ là Daisy Cutters được thả trước vào ngày 12 tháng 4 (Le Gro 2006, 174), và khoảng 7-10 ngày sau đó, CBU-55 được thả (Clodfelter 1995, 215; Darcourt 1976; Veith and Pribbenow II 2004, 203, 211; Snepp 2002, 416). Todd (1990, 298) viết rằng ba quả Daisy Cutters được giao vào ngày 16 tháng 4, cùng với một chuyên gia bom Mỹ. Thời điểm thả bom, Daisy Cutter hoặc CBU-55, được báo cáo là vào tối (Darcourt 1976, 109; Dương 2007, 193) hoặc 1:00 sáng (Cao 2005, 128). Vị trí được báo cáo là ngay trên đầu bộ chỉ huy của Sư đoàn 341 quân đội Bắc Việt (Snepp 2002, 416; trích dẫn từ Snepp Veith, 458). Số lượng trong kho dự trữ của CBU-55 hoặc Daisy Cutter được báo cáo là 6 (Cao 2005, 129;Todd 1990, 215, 422 fn 1) hoặc khoảng 1.000 CBU (Lam 2001, 387). Mặc dù số lượng 1.000 có vẻ cao, như đã nói ở trên, Hải quân Mỹ đã thả hơn 1.000 bom CBU-55 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 1971-1972.

Dawson (1977, 301-302) mô tả chi tiết sống động cuộc thả bom CBU-55. Theo Dawson, từ 20.000 feet, máy bay vòng quanh Xuân Lộc hai lần. Hai cánh cửa vỏ sò ở phía sau máy bay mở ra bằng thủy lực. Hai nhân viên phi hành tháo ra một miếng nâng nằm trên những bánh xe chạy trên mấy viên bi trên sàn máy bay và đẩy nó về phía sau máy bay. Chiếc dù kéo lê mở ra khi miếng nâng và quả bom CBU55 rơi ra không. Khi miếng nâng và bom chạm đất, cái nền gỗ vỡ ra thành từng mảnh. "Các phần của quả bom nổ tung ra, ném các phần khác nhau xa và rộng, xa tới 120 mét từ nơi nó chạm đất. Hộp khí mở ra, và propane và hỗn hợp bí mật tỏa ra trên một diện tích rộng bốn mẫu" (Dawson 1977, 301-302).

Tuy nhiên, mô tả của Dawson về quả bom và việc dùng phi cơ bay cao, có vẻ phù hợp với bom Daisy Cutter BLU-82/B, không phải bom CBU-55. Mặt khác, các nguồn tài liệu khác, mô tả hiện trường sau vụ nổ có vẻ phù hợp với bom CBU-55.

Pierre Darcourt, một nhà báo Pháp đến thăm Xuân Lộc vào ngày 19 tháng 4 vào lúc tàn cuộc chiến, báo cáo những gì xảy ra. Quả bom được thả xuống vào buổi tối. Darcourt (1976, 116) quan sát ba cơn nổ chớp sáng liên tục và ba tiếng nổ dữ dội bị chặn lại như lựu đạn nổ dưới nước. Sự quan sát ông về ba cơn nổ chớp sáng và tiếng nổ có vẻ phù hợp với ba đơn vị bom BLU-73A/B ở trong bom CBU-55. Sáng sớm hôm sau, Đại Tá Phước, viên tỉnh trưởng, đưa ông đến cảnh chết kinh hoàng. Theo Darcourt (Darcourt 1976, 117; Dương 2007, 194-195), hàng trăm lính Bắc Việt mất hình dạng nằm rải rác trong một lỗ khoảng 100 mét mỗi cạnh, và những xác chết không có dấu vết thương tích, chỉ một chút máu khô đọng quanh miệng và mũi. Có vẻ là họ bị bốc lên cao và ném bẹp xuống. Darcourt (sđd) cũng thấy một chiếc xe tăng bị quay lộn ngược và cây cối bị trốc gốc.

Là nhân chứng, Darcourt mô tả chuyện xảy ra sau đó với các chi tiết sống động. Báo cáo ông cho thấy rõ ràng là một quả bom CBU-55 đã thật sự được thả xuống một trung đoàn quân Bắc Việt, rất có thể một phần của Sư đoàn 341. Theo Darcourt, Đại Tá Phước có tọa độ chính xác vị trí của tập trung quân Bắc Việt từ một báo cáo của lực lượng đặc biệt trinh sát Lôi Hổ toán 6, và gọi điện về căn cứ không quân Biên Hoà (Darcourt 1976, 116; Dương 2007, 193). Khoảng mười phút sau, bom CBU-55 được thả xuống (Darcourt 1976, 116; Dương 2007, 193). Sự phản ứng nhanh chóng có vẻ cho thấy thật sự là bom CBU-55 chứ không phải Daisy Cutter vì thông thường mất nhiều thời gian hơn để đưa bom Daisy Cutter vào bên trong phi cơ C-130.

Vì bom Daisy Cutter và CBU-55 đã được dùng rộng rãi ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, sức phá hoại của chúng đã được quân đội Nam Việt và Bắc Việt biết đến trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trước tháng 4 năm 1975 cả hai bom Daisy Cutter và CBU-55 phần lớn được dùng cho khai quang rừng hoặc tiền kích ở những nơi mà tập trung quân địch không cao lắm. Hơn nữa, hầu hết các vụ dùng nhắm vào Việt Cộng và không phải là quân chính quy BV. Do đó, sự bất ngờ của quân BV về sức mạnh tàn phá của bom thả xuống Xuân Lộc ngày 19 tháng 4 (hoặc ngày 21/22 tháng tư) không có gì là lạ cả.

Người ta có thể phỏng đoán rằng quả bom hoặc những quả bom gây ấn tượng được thả xuống Xuân Lộc vào tháng Tư năm 1975 có thể không phải là CBU-55, hoặc có thể là CBU-55 với một loại chất nổ khác, hoặc được dùng kết hợp với BLU-82/B, hoặc có thể nhất là nó được thả xuống quân Bắc Việt có sự tập trung quân số cao độ. Độ cao 20.000 feet (khoảng 6.100 mét) của máy bay C-130, mô tả bởi Dawson và Snepp, cao hơn nhiều so với cao độ dùng trong thời gian 1971-1972 (800 feet đến 2,800 feet, khoảng 245 mét đến 850 mét), cho thấy rằng chiếc máy bay đó mang bom Daisy Cutter, và không phải bom CBU-55. Bom CBU-55 không phải là "một vũ khí dễ thả chính xác vì một cơn gió nhỏ có thể biến một cuộc thả bom lẽ ra là chính xác thành một thất bại sau khi [phi công] thả bom ra" (Lavell 2009, 213) Mặt khác, vào những ngày cuối trong trận chiến Xuân Lộc khi dân chúng đã được di tản và quân đội VNCH đã rút lui, để lại vùng tràn ngập với quân Bắc Việt, có vẻ là sự thả bom cực kỳ chính xác không cần thiết. Hơn nữa, theo báo cáo của Darcourt, có vẻ là bom CBU-55 đã được thả từ một phi cơ bay thấp.

Bất kể cho dù quả bom là BLU-82/B hoặc CBU-55, lý do tại sao nó được thả trong giai đoạn cuối của cuộc chiến không rõ ràng. Dawson (1977, 302) cho rằng chuyện đó là để "trừng phạt" quân BV. Những người khác tin rằng chuyện đó được thiết kế để làm chậm sự tiến quân của quân BV về hướng Sài Gòn.

Quân BV khiếp sợ sức mạnh tàn phá của quả bom, nghĩ rằng chúng là những vũ khí hạch tâm (Colvin 1996, 286; Cao 2005, 202) hoặc vũ khí sinh học (Snepp 2002, 416). Hà Nội và thậm chí Trung Cộng kịch liệt phản đối và cáo buộc Mỹ và miền Nam Việt Nam là dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp (Snepp 2002, 416).

Người ta cũng tin rằng máy bay Mỹ thả thêm bom (Snepp 2002, 416). Những phi vụ bí mật này có thể đã được thực hiện mà Bộ Tư lệnh chỉ huy Việt Nam không biết và điều này có thể giải thích lý do tại sao một số sĩ quan miền Nam Việt Nam, kể cả các tướng lãnh, cương quyết là chỉ có bom Daisy Cutter được dùng và không phải bom CBU-55. Các sứ mạng được giữ bí mật vì Mỹ không muốn công chúng biết máy bay Mỹ đã được dùng.



__________________________________________

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War, Dell Publishing, New York, U.S.A.

2. Cao Van Vien. 2005. The Final Collapse, University Press of the Pacific, Hawaii, U.S.A. Reprinted from the 1983 edition.

3. Clodfelter, Michael. 1995. Vietnam in Military Statistics: A History of the Indochina Wars 1772-1991. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

4. Colvin, John. 1996. Giap: Volcano Under Snow, Soho Press, New York, U.S.A.

5. Dawson, Alan. 1977. 55 Days: The Fall of South Vietnam. Prentice Hall, U.S.A.

6. Darcourt, Pierre. 1976. Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils? (Vietnam – What have you done with your children?). 2nd edition, Editions Albatros, Paris, France.

7. Davidson, Phillip B. 1988. Vietnam at War: The History: 1946-1975. Presidio Press, California, U.S.A.

8. Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War – A South Vietnamese Officer’s Analysis. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

9. Dương Hiếu Nghĩa (Translator). 2007. Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên. (Translated from VietNam, qu'as-tu fait de tes fils? by Pierre Darcourt), Tiếng Quê Hương, Virginia, U.S.A.

10. Hosmer, Stephen T., Konrad Kellen, and Brian M. Jenkins. 1980. The Fall of South Vietnam, Statement by Vietnamese Military and Civilian Leaders, Cane Russak, New York, U.S.A.

11. Karnow, Stanley. 1997. Vietnam; A History, Second Edition, Penguin Books, New York, U.S.A. 

12. Lam Quang Thi. 2001. The Twenty-Five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon, University of North Texas Press, Texas, U.S.A. 

13. ________. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam, University of North Texas Press, Texas, U.S.A. 

14. Lavell, Kit. 2009. Flying Black Ponies. Naval Institute Press, Maryland, U.S.A.

15. Le Gro, William E. 2006. Vietnam from Cease-Fire to Capitulation, University Press of the Pacific, Hawaii, U.S.A.

16. Maclear, Michael. 1982. The Ten Thousand Day War: Vietnam: 1945-1975, Avon Books, New York, U.S.A.

17. Mikesh, Robert C. 2005. Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force, Schiffer Military History, Pennsylvania, U.S.A.

18. Nguyen Tien Hung and Jerrold L. Schecter. 1986. The Palace File, Harper & Row, New York, U.S.A.

19. Nguyễn Đức Phương. 2001. Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập (Complete Volume of the Vietnam War). Làng Văn, Toronto, Canada.

20. Sorley, Lewis. 1999. A Better War, Hartcourt, Inc. Florida, U.S.A.

21. Snepp, Frank. 2002. Decent Interval, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

22. Todd, Oliver. 1990. Cruel April: The Fall of Saigon, translated from the French by Stephen Becker, W.W. Norton and Company, New York, U.S.A.

23. Tran Van Nhut (with Christian L. Arevian). 2009. An Loc, The Unfinished War, Texas Tech University Press, Texas, U.S.A.

24. Tucker, Spencer C. 1999. Vietnam, The University Press of Kentucky, Kentucky, U.S.A.

25. Van Tien Dung. 1977. Our Great Spring Victory, An account of the liberation of South Vietnam, Monthly Review Press, New York, U.S.A.

26. Veith, George J. 2012. Black April – The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A.

27. Veith, George J. and Merle L. Pribbenow II. 2004. “Fighting is an Art”: The Army of the Republic of Vietnam’s Defense of Xuan Loc, 9-21 April 1975, The Journal of Military History, 68, January, 163-214.

28. Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.

29. Vu, Hieu D. 2011. Republic of Vietnam Army Ranger. Kentucky, U.S.A.

30. Willbanks, James H. 2008. Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam Lost Its War, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

Nguồn Internet:

Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.

Bảo Định. 2010. LỪA DỐI (The deceit). 

Hồ Ðinh. Không rõ năm. Sư đoàn bộ binh và những ngày tử chiến tại Xuân Lộc (The 18th Infantry 
Division and the days at the Xuân Lộc battle). http://www.vn.net/article.php/20060607075138128 (truy cập 29-9-2013).

Hứa Yến Lến. 2011. Tuyến thép Xuân Lộc (Long Khánh) Parts 1-5. 6-10-2011. 

LASF (Light Attack Squadron Four). 1972. Light Attack Squadron Four Command History for 1971

Laurie, Bill. 2006. The Republic of Vietnam Armed Forces 1968-1975
http://vnafmamn.com/ARVN_68-75.html (truy cập 29-9-2013).

NgyThanh. 2009. Chiến Hữu: Kỷ Niệm Nhỏ Với Đồng Đội Chiến Trường Xưa… (Comrades: A small souvenir with comrades in the old battle…). 

Noyes III, Harry F. Không rõ năm. Heroic Allies. http://www.vietamericanvets.com/Page-Records-HeroicAllies.htm (truy cập 29-9-2013).

Parsch, Andreas. Không rõ năm. CBU – Cluster Bombs. 

RVNHS (Republic of Vietnam Historical Society). Insignia of the ARVN Rangers. http://rvnhs.com/museum/bietdongquaninsignia.html (truy cập 29-9-2013).

Trọng Đạt. 2007. Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH (Xuân Lộc battle, the last victory of the ARVN) and Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh (About the bomb dropped in the battle at Long Khánh). Đăng 23-5-2007.

VNGear. Không rõ năm. 2.75 Inch Folding Fin Aerial Rocket (FFAR). 

Vương Mộng Long. 2005. Tháng Tư Lại Về (April re-returns). Đăng 7-4-2005. 

YouTube. Unknown Date. BLU-82 Daisy Cutter. 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo