Bài học Nhân Quyền từ Cộng hoà Liên Bang Đức - Dân Làm Báo

Bài học Nhân Quyền từ Cộng hoà Liên Bang Đức

Thục Quyên (Danlambao) - Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Christoph Strässer, đã sang thăm và làm việc tại Hà Nội và Saì Gòn từ ngày 3 đến 9.06.2015 để tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo đúng lịch trình như Toà Đại Sứ Đức đã cho biết.

Christoph Strässer
© spdfraktion.de
(Susie Knoll / Florian Jänicke)
 
Đặc Ủy Chính Phủ về Chính sách Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo là một chức vụ thuộc Bộ Ngoại Giao có trọng trách thi hành điều 1 trong Bộ Luật Cơ Bản (Grundgesetzt) của Cộng Hoà Liên Bang Đức: Nhân phẩm là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm là nghĩa vụ của mọi cơ quan quyền lực nhà nước. Nhân dân Đức nhận thức rằng, các quyền con người không thể xâm phạm được và không thể chuyển nhượng được là cơ sở của mọi cộng đồng con người, của hòa bình và công lý trên thế giới.

Do đó, ông Christoph Strässer qua Việt Nam để cộng tác với Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự quán Đức tại Sài Gòn trong nhiệm vụ liên hệ và đàm phán với Chính phủ Việt Nam, cải thiện quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. 

Trong quan hệ song phương với những quốc gia khác , Bộ Ngọai Giao Đức đã viết rõ: "Giúp bảo vệ nhân quyền (tại các nước chúng ta quan hệ) chính là lo cho lợi ích của nền chính trị Đức: vì chúng ta chỉ có thể có bảo đảm kéo dài quan hệ hòa bình với những quốc gia có ổn định, mà sự ổn định lâu dài (của một quốc gia) không thể đạt được nếu quyền con người cơ bản không được tôn trọng. (...Ihnen zur Durchsetzung zu verhelfen, ist im ureigensten Interesse deutscher Politik: denn nur mit stabilen Staaten können wir dauerhaft friedliche Beziehungen gewährleisten, und langfristig kann Stabilität ohne den Respekt vor grundlegenden Menschenrechten nicht erreicht werden.)" (1)

Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, bên cạnh những buổi làm việc chính thức với đại diện các Bộ ban ngành và Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội, ông Christoph Strässer đã có những buổi gặp gỡ với đại diện các tổ chức xã hội dân sự như TS Nguyễn Quang A, blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Anh Chí tức Nguyễn Chí Tuyến...

Theo tin đăng trong Facebook của ông Strässer (2) ông đã vào tận nhà tù thăm và trao đổi với LS Lê quốc Quân. 

Tại Sài Gòn, ông đã thăm một xưởng may và đặt trọng tâm tiếp xúc với các vấn đề liên quan đến tự do tín ngưỡng.

Trong một cuộc điện đàm, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển cho biết Nhóm Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo miền Tây ( PGHHMT) gồm những cựu tù nhân lương tâm Mai thị Dung, Võ văn Bửu, chính bản thân ông và vợ là bà Bùi thị Kim Phượng đã thành công vượt mọi bủa vây công an để có thể đáp lời mời của toà Lãnh sự Đức đến gặp ông Strässer.

Buổi họp đã kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ và những tín đồ PGHHMT đã trả lời chi tiết những câu hỏi của ông Strässer và các nhân viên ngọai giao Đức hiện diện. Quan trọng hơn cả là những tín đồ PGHHMT đồng thời cũng là những cựu tù nhân lương tâm nên đã có thể trình bày rõ ràng về khía cạnh vi phạm tự do tôn giáo cũng như vi phạm dân quyền của nhà nước Việt Nam. Họ đã đưa tài liệu, hình ảnh, bằng chứng, bổ sung cho báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam của ông Báo cáo viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng GS. Heiner Bielefeldt, trong kỳ họp thứ 28 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 30/01/2015. (3)

Thí dụ bên cạnh những tin tức hoàn hảo từ những giáo hội do nhà nước Việt Nam thành lập cung cấp, ông Báo cáo viên cho biết còn tiếp xúc và nhận tin tức từ những cộng đồng tôn giáo độc lập bị kết án là bất hợp pháp:

"...Điều 64. Báo cáo viên Đặc biệt đã nhận được những cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Những vi phạm đó thường do chính quyền địa phương ở cấp huyện, xã và cấp tỉnh và các quan chức an ninh công cộng gây ra, bao gồm cả những người thuộc đơn vị 41 / PA 38, người được giao nhiệm vụ giám sát các vấn đề xã hội và "phát hiện người vi phạm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng" . Một số các cuộc tấn công đặc biệt có bản chất bạo lực và liên tiếp chống lại những người vô tội và không có vũ khí, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Điều 66. Các cộng đồng độc lập của Phật giáo Hòa Hảo, những người đã tham gia vào các hình thức phản đối ôn hòa, như tuyệt thực, đã bị trừng phạt nghiêm khắc, bao gồm những án tù dài hạn được lặp lại. Theo tường thuật, nhân viên an ninh và côn đồ được thuê đã không ngần ngại sử dụng vũ lực quá mức trong những vụ bắt giữ hoặc các cuộc tấn công các cộng đồng vì họ tổ chức các cuộc tụ họp để cầu nguyện tại những "giáo đường bất hợp pháp" đã được xây dựng cho mục đích tôn giáo của các giáo đoàn.

Điều 73. Báo cáo viên Đặc biệt đã nghe nhiều báo cáo về các vụ bắt giữ hoặc giam giữ ở nhà tùy tiện và bắt giữ định kỳ, trong đó có một số án tù dài không tương xứng với các cá nhân có nguồn gốc tôn giáo hay tín ngưỡng khác nhau vì sự vận động và các hoạt động cho quyền tự do tôn giáo của họ. Thông thường, họ bị buộc tội theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự với "lợi dụng dân chủ", "tham gia phong trào ly khai" hay "xuyên tạc tình hình và chỉ trích Chính phủ", chỉ đơn giản là để thực hiện các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do quan điểm và biểu đạt và tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Báo cáo viên Đặc biệt đã gặp linh mục Nguyễn Văn Lý tại nhà tù Hà Nam, người mà ông không nghi ngờ gì công nhận là một tù nhân lương tâm hay tù nhân chính trị. Thất vọng thay, Cha Lý có thể là một trong rất nhiều tù nhân hoặc tù nhân lương tâm đang tồn tại ở Việt Nam..."

Ngoài ra, các tín đồ PGHHMT còn mô tả và đưa hình ảnh, bằng chứng, cho thấy không những bị khủng bố trong thời gian ở tù khi quyết liệt từ chối ký giấy nhận tội, như ốm đau không được chữa trị, giam giữ xa nơi gia đình cư ngụ để bị cô lập và không nhận được thuốc men cũng như thực phẩm bổ xung cho những thiếu thốn đói kém trong tù. Sau khi mãn hạn tù vẫn bị theo dõi. Bạn bè hàng xóm bị công an đe dọa không được giao thiệp, làm ăn. Thậm chí gia đình của người cựu tù nhân cũng bị khủng bố, đe dọa, để không thể là nơi nương tựa cho họ. Nếu họ còn có thể sống sót là nhờ sự đoàn kết truyền thống của gia đình và láng giềng cũng như tinh thần bất khuất của các bạn đạo.

Điểm lưu tâm nhất của các tín đồ PGHHMT là trao cho ông Đặc Ủy Chính Phủ về chính sách nhân quyền và viện trợ nhân đạo, hồ sơ của những tín đồ PGHH còn đang bị giam giữ và hồ sơ bà Bùi thị Minh Hằng bị bắt trên đường đi thăm gia đình ông Nguyễn bắc Truyển đang bị khủng bố (11/02/2014). Ông Truyển rất lo lắng vì bà Hằng đang tuyệt thực và bị cách ly, gia đình không được thăm viếng, tiếp tế.

Ngoài ra nhóm tín đồ PGHHMT cũng trao Bản Lập trường của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập đối với dự thảo 4, luật tín ngưỡng tôn giáo (Bản Lập trường và những hồ sơ tù nhân được đăng trong: http://truyenthongphatgiaohoahao.blogspot.de/)

Và gửi lời cảm ơn đến những vị tiền nhiệm của ông Strässer, những vị dân biểu, chính trị gia Đức đã cùng với những đồng nghiệp Âu châu, Mỹ và Úc, tích cực gắn liền mọi liên quan kinh tế cùng chính phủ Việt nam với tình trạng nhân quyền của người dân.

Những tín đồ PGHHMT cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn tới Mạng lưới nhân quyền Đức.

VETO! Human Rights Defenders' Network, những công dân Đức gốc Việt vẫn ngày đêm ủng hộ cuộc tranh đấu bất bạo động cho Nhân Quyền, và các bạn đạo thuộc PGHH cũng như các tôn giáo bạn tại Đức vẫn bền bỉ đòi hỏi tự do tôn giáo cho Việt Nam.



__________________________________

Chú thích:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo