Bài 2: Việt Nam nho nhỏ lại có Điệp Viên to to! - Dân Làm Báo

Bài 2: Việt Nam nho nhỏ lại có Điệp Viên to to!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Edward Lansdale: “Phạm Xuân Ẩn = Điệp viên hoàn hảo?” – Oh, Câu chuyện cũng nên “được chấm thêm với một hạt muối”!”

***

“Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam

Phần I. Phạm Xuân Ẩn không phải là Cộng Sản!

Chương 1. Chuyện lạ.”

***

I. Cuộc đời phi thường.

1. Toàn bạn bè cấp cao.

“...Buổi tối hôm ấy, Ẩn không nói một lời nào về công việc tình báo của mình mà chỉ nói rất chi tiết về vai trò là một phóng viên cho hãng Reuters và tạp chí Time, ông hào hứng nói về nghề nghiệp của mình và lòng mến phục dành cho rất nhiều người bạn trong làng báo Mỹ, đề cập đến rất nhiều ký giả tên tuổi thời bấy giờ, trong đó có Robert Shaplen, Stanley Karnow, Frances Fitz Gerald, Robert Sam Anson, Frank McCulloch, David Halberstam, Henry Kamm và Neil Sheehan. Ông bảo rằng bạn bè của ông không chỉ có trong làng báo, mà bao gồm cả những người của CIA như Lou Conein, Đại tá Edward Lansdale và cựu giám đốc CIA William Colby, người từng giữ chức Chỉ huy trưởng chi nhánh CIA ở Sài Gòn. Ống còn đề cập tới nhiều chính trị gia và tướng lĩnh của chính quyền Nam Việt Nam, như Tướng Trần Văn Đôn, Đại sứ Bùi Diễm, Tướng Dương Văn Minh, thường được gọi là “Minh Cồ”, là vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, và cựu Thủ tướng đồng thời là Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, người thường xuyên nhờ ông Ẩn tư vấn về gà chọi và huấn luyện chó. Người bạn trong bữa tối của tôi dường như biết bất kỳ ai ở bất cứ cương vị nào trong suốt cuộc chiến.” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 5: Phạm Xuân Ẩn- “Tôi đã có thể thanh thản nhắm mắt”, Lời nói đầu)

NX: "Người bạn trong bữa tối của tôi dường như biết bất kỳ ai ở bất cứ cương vị nào trong suốt cuộc chiến."

2. Phi thường gần như là thần thoại. 

"Vĩnh biệt người anh, người thầy và người đồng nghiệp của chúng ta - Hai Trung, một người anh hùng thầm lặng của Việt Nam, người có nhiều phẩm chất khác thường nhưng nhân ái đến mức ông được cả bạn bè lẫn kẻ thù kính trọng, đến mức phi thường gần như là thần thoại. Bây giờ mọi sự đã khép lại, cầu mong ông được yên nghỉ trong cuộc đời tiếp theo của mình, với tất cả nỗi đau và sự trớ trêu, tất cả bí mật và ký ức về những ngày xa sưa tốt đẹp mà không phải tất cả đều được người đời hiểu đúng, cũng được ông mang theo sang thế giới bên kia.

Nguyễn Quang Dy, lưu bút trong sổ tang của Ẩn, ngày 22 tháng 9 năm 2006" (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 43 - chương kết)

Nhận Xét: Ẩn có nhiều bạn bè cấp cao thật không?

Một nhà báo quen biết nhiều là chuyện rất có thể… Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu… tiếp xúc biết bao nhà báo… Nên họ không có phản ứng khi Ẩn kể là bạn với họ là chuyện cũng thường!

Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý là: Bạn nhiều thế mà quan hệ mỗi tháng với giao liên ba tới bốn lần thì không thể CIA không phát hiện ra! Vậy mà Ẩn suốt 20 năm vẫn an toàn, đây là một ẩn số!

Việt Nam nhỏ mà có một Điệp Viên: "Đến mức phi thường gần như là thần thoại" đây là một ẩn số!

3. Thách thức?

""Đây là câu chuyện xuất sắc về một con người và thời đại của ông. Nó càng củng cố thêm cho cảm giác của tôi khi gặp ông trong giai đoạn cuối đời của ông rằng Phạm Xuân Ẩn là một trong những người ấn tượng nhất mà tôi từng gặp. Ông là con người của trí tuệ, lòng can đảm và tình yêu đất nước nồng nàn. Ông cũng là - mặc dù có vẻ thật trớ trêu khi nói ra điều này trong hoàn cảnh hiện nay - một con người của sự chính trực phi thường. Ông yêu chúng ta ở khía cạnh tốt đẹp nhất trong khi lại đối đầu với chúng ta ở khía cạnh tồi tệ nhất.”

- Daniel Ellsberg, tác giả của Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers (Những bí mật: hồi ức về Việt Nam và tài liệu mật của Lầu Năm Góc)

“Thomas Bass kể một câu chuyện tuyệt vời về mưu mô, nghề gián điệp và tình bạn. Cuốn sách của ông được viết như thể nó đến từ những bến bờ xa xôi nhất của sự hư cấu, và hẳn tôi sẽ không bao giờ tin nổi lấy một từ nào nếu như chính tôi không gặp rất nhiều nhân vật trong đó và không biết câu chuyện để tin rằng nó có thực và không biết câu chuyện đó có thực hay không.”

Thomas Bass giao lưu với đọc giả

- H. D. S. Greenway, biên tập viên, The Boston Globe, và là phóng viên chiến tranh Việt Nam cho tạp chí Time và báo Washington Post

“Mỗi cựu binh, mỗi học giả, mỗi sinh viên, bất kỳ ai từng sống qua cuộc chiến tranh Việt Nam đều được khuyên đọc cuốn sách này và suy ngẫm về thông điệp của nó. Trong cuốn tiểu sử rất sâu sắc và kích thích này về một trong những điệp viên thành công nhất trong lịch sử, Thomas Bass thách thức một vài giả định cơ bản nhất của chúng ta về những gì đã thực sự xảy ra ở Việt Nam và về ý nghĩa của nó đối với chúng ta trong hiện tại.”

- John Laurence, phóng viên chiến tranh Việt Nam cho CBS News và là tác giả cuốn The Cat from Huế: A Vietnam War Story (Con mèo Huế: một câu chuyện chiến tranh Việt Nam).

"(Điệp viên yêu chúng ta - Lời giới thiệu.)

II. Phạm Xuân Ẩn là ai?

1. Tên Trong hồ sơ.

“Đảng Cộng sản chiêu mộ Ẩn và biến ông thành điệp viên mang bí số X6, một mắt xích đơn tuyến trong lưới tình báo H.63 tại Củ Chi, được biết tới là “Tổ điệp báo anh hùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.” Đảng hướng Ẩn vào nghề báo để tạo vỏ bọc, quyên tiền để ông đi Mỹ, và khéo léo tạo ra một lý lịch giả để bảo vệ vỏ bọc của ông. Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung để bảo vệ bí mật. …” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 6: Phạm Xuân Ẩn: Tướng tình báo chiến lược, Lời nói đầu)

2. Ghi lý lịch.

““Lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Ẩn cũng rất buồn và lo sợ....

Ẩn được hướng dẫn đi đăng ký với chính quyền địa phương, và ông ghi mình là nhà báo, từng làm việc cho tạp chí Time.” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 38: Dưới bóng người cha)

"…Lúc này Ẩn đang là nhân viên của Time theo nghĩa đen đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh, giữ liên lạc với các đồng nghiệp cũ và đóng góp vào việc viết bài cho các số báo thời hậu 30 tháng 4. “Tất cả phóng viên người Mỹ đã được sơ tán vì tình trạng khẩn cấp,” Ẩn đánh điện về New York. “Văn phòng của Time giờ đây đang được Phạm Xuân Ẩn điều hành.”(4) Phòng xuất bản của Time cho đăng một tấm hình chụp cảnh Ẩn đứng trên một đường phố chính vắng vẻ, miệng ngậm thuốc lá với vẻ mặt đầy ngang tàng.

Mỗi buổi sáng, ông Ẩn đều đến văn phòng của Time, nơi “quân giải phóng” đã cử một người tới giám sát, vốn chỉ tập trung theo dõi Ẩn. “Tôi ở đấy một mình, không tính người giám sát,” Ẩn kể với tôi. “… Sau vài tuần, tôi chẳng thể gửi thông tin nào ra ngoài được nữa.”

…Bài viết cuối cùng ông Ẩn gửi đi xuất hiện trên tờ Time số ra ngày 12 tháng 5, nhan đề “Cuộc chia tay cuối cùng đầy nghiệt ngã.” Đây là một đoạn trích từ bài báo: Những hình ảnh cuối cùng của cuộc chiến: Những người lính Thủy quân lục chiến Mỹ dùng báng súng nện vào ngón tay những người Việt Nam đang tìm cách vào được bên trong tòa đại sứ Mỹ để thoát khỏi quê hương của họ. …” (Điệp viên hoàn hảo, Kỳ 38 - chương 7)

Nhận Xét: Sao lúc lên Phường khai lý lịch, Ẩn không nói ngay: Tôi là "Siêu Điệp Viên của Cộng sản đây"?

Khai thế thì Chủ tịch Phường sợ mất mật, sao còn dám làm khổ ông nữa.

Chính lý lịch trên mà Ẩn đã khai là thật! cả “theo nghĩa đen” và nghĩa bóng! Hay nghĩa gì gì đi nữa!

3. Con Địa Chủ - viên chức Pháp.

"Sinh năm 1927 tại làng Bình Trước ở nam tỉnh Đồng Nai, Ẩn thường cùng cha đi khắp nơi; cha ông là một viên chức đạc điền thường đưa con trai đi tới những vùng xa xôi hẻo lánh nhất của miền Nam Việt Nam. Thấy con không chuyên tâm học tập, người cha đã gửi Ẩn về sống với bà con tại Huế để cho cậu bé hiểu rõ thân phận của người giàu có và kẻ nghèo hèn" (Điệp viên hoàn hảo, Kỳ 15 - chương 2)

“Tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt họ và nói – được rồi, bây giờ các ông muốn làm gì tôi? Tôi là con địa chủ miền Nam đấy. 

Phạm Xuân Ẩn nói với Robert Shaplen, tháng 4 năm 1975…” (Điệp viên hoàn hảo, kỳ 33: Đan xen giữa các vai trò)

"Theo lịch của người Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn sinh năm Đinh Mão, giờ Sửu, tức ngày 12 tháng 9 năm 1927, cách Sài Gòn khoảng 20 dặm về phía Đông Bắc, tại nhà thương điên Biên Hòa, nơi vào thời điểm đó là cơ sở y tế duy nhất của người Âu tại Nam Kỳ tiếp nhận người Việt Nam. Là con trai đầu của một cadre supérieur, một viên chức có học của chính quyền thuộc địa, ông được nhận giấy khai sinh của Pháp, một đặc quyền hiếm thấy. “Họ có một bác sĩ chuyên chăm lo cho những người điên bị dính bầu,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Do tôi được sinh ra trong một nhà thương điên nên nhiều người nói rằng máu tôi bị nhiễm virus cộng sản: Ẩn được sinh ra trong một nhà thương điên hả? Thảo nào chả theo cộng sản... Chả điên mà!(Điệp viên yêu chúng ta, trang 14)

"Là một cadre supérieur, cha của Phạm Xuân Ẩn nắm giữ một trong những vị trí cao dành cho người Việt trong chính quyền thực dân." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 16)

Nhận Xét: Liệu CS VN có thể tin tưởng một người có lý lịch “con địa chủ miền Nam”? “cha ông là một viên chức đạc điền... của miền Nam Việt Nam.”?

Cộng sản Việt Nam có tiếng là kỳ thị người có lý lịch "Con Địa Chủ - viên chức Pháp"!

4. Một người làm việc cho chính quyền (ngụy)

"Một năm trước đó Phạm Xuân Ẩn cũng đã được kết nạp dự bị vào Đảng trong một buổi lễ ở khu rừng gần Củ Chi. “Có một giai đoạn thử thách kéo dài từ ba đến sáu tháng đối với một công nhân muốn vào Đảng,” Phạm Xuân Ẩn giải thích. “Đối với một thành viên của tầng lớp trung lưu, một sinh viên, hay một người làm việc cho chính quyền (ngụy), giai đoạn thử thách ít nhất là một năm, trước khi anh được chuyển từ đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức.”” - (Điệp viên yêu chúng ta, trang 61)

5. Con trai của một người tiểu tư sản có một cái đuôi. 

"Ông là một địa chủ thu tô từ người nông dân, một kẻ tiểu tư sản chuyên bóc lột giai cấp công nhân. Khi được miêu tả bởi những tác giả Việt Nam viết tiểu sử về ông, Phạm Xuân Ẩn có hai cái đuôi, cả hai cái đều đã bị ông chặt đứt.

“Anh là một gã tiểu tư sản, nhưng lại có chất anh hùng kiếm hiệp trong máu, thích học đòi theo phim ảnh, như thế rất dễ làm hỏng việc,” cấp trên của Phạm Xuân Ẩn nói. “Con trai của một người tiểu tư sản có một cái đuôi. Cái đuôi đó là lối sống tư sản, kiểu ăn nói và cư xử kiêu căng hợm mình với mọi người, nhất là với những người nghèo mà họ quen gọi là tầng lớp dưới. Kể cả anh có đủ khôn ngoan để che giấu, không sớm thì muộn cái đuôi đó sẽ lòi ra. Anh phải tìm cách chặt nó đi.”

Sau bài giảng này, hàng ngày Phạm Xuân Ẩn ra cảng để ăn trưa với các công nhân bốc vác. Cố gắng xây dựng tinh thần đoàn kết công nhân này được định hướng bởi phương châm “ba cùng”: cùng ăn, cùng làm, cùng nghỉ. Phạm Xuân Ẩn cứ đinh ninh mình đang tiến bộ dần, cho đến một ngày ông để lộ ra cái đuôi thứ hai cần phải cắt bỏ.

Phạm Xuân Ẩn đấm vào mũi một người Pháp. Khi tên này đang hạch sách một số công nhân, Phạm Xuân Ẩn đã túm cổ và vật hắn xuống đất. Thay vì được khen ngợi vì đã để lộ “cái đuôi của một người yêu nước”, ông bị những người cộng sản xạc tơi bời. “Một điệp viên không được phép nóng nảy và vị kỷ. Không thể chấp nhận được việc anh hành động như một người chủ bảo vệ công nhân của mình. Đã được phân công thực hiện nhiệm vụ bí mật trong lòng địch, nếu anh không chịu giao du cùng đồng nghiệp, từ chối ăn hối lộ, từ chối nhậu nhẹt hoặc đi tán gái, làm sao anh có thể hoàn thành nhiệm vụ? Chỉ có một người cộng sản mới có thể nghiêm túc và kiên định như vậy. Làm sao anh có thể đấu tranh một khi anh để lòi cái đuôi của mình ra như vậy?”(Điệp viên yêu chúng ta, trang 63)

6. Tham gia Vệ quốc đoàn cũng bị trả về!

“…Ông đã trải đời mình cùng với lịch sử kháng chiến của Việt Nam, là quân nhân trong ba quân đội khác nhau. Tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi, bị trả về vì thiếu súng đạn, vũ khí lúc đó dành cho thành phần cơ bản. Ông hòa vào phong trào học sinh sinh viên Trần Văn Ơn tại Sài Gòn năm 1950.” (Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nhà xuất bản Cồng an Nhân dân - 2005, Kỳ 1)

Nhận Xét: Ông ta không phải “thành phần cơ bản” đến đi bộ đội còn bị trả về: “Tham gia Vệ quốc đoàn khi 18 tuổi, bị trả về" vì không phải: “thành phần cơ bản”!

"Một người làm việc cho chính quyền (ngụy)."

"Con trai của một người tiểu tư sản có một cái đuôi."

Vậy dứt khoát không dễ để được tin tưởng như thế!

III. Sự thật ở đâu?

1. Luôn nói sự thật?

"Phạm Xuân Ẩn là Người Việt Nam trầm lặng, người đứng giữa, nhân vật đại diện, vừa suốt đời là một chiến sĩ cách mạng vừa là một người nhiệt thành ngưỡng mộ nước Mỹ. Ông khẳng định rằng chưa bao giờ nói dối bất kỳ ai, rằng những phân tích chính trị mà ông gửi cho tờ Time cũng giống hệt những gì ông gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là một con người bị phân thân bởi tính chính trực tối cao, một con người sống trong dối trá nhưng luôn nói sự thật." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 3)

2. Họ đã đánh đổi sự mù tịt lấy sự mù tịt

"Năm 2005, tôi cho đăng một bài viết về Phạm Xuân Ẩn trên tờ The New Yorker. Ngay sau khi bài báo được đăng, tôi ký hợp đồng phát triển bài viết này thành một cuốn sách. Cái mà tôi tưởng sẽ là một công việc dễ dàng cuối cùng lại trở nên khó khăn khi tôi bị sa thêm vào nhiều mưu mẹo, khói mờ và những tấm gương. Tôi bắt đầu ngờ rằng chính mình đã rơi vào đúng chiếc bẫy giống như những đồng nghiệp cũ của Phạm Xuân Ẩn trước kia. Họ đã đánh đổi sự mù tịt lấy sự mù tịt có chủ tâm và cuối cùng vẫn bị hút hồn bởi khuôn mặt mỉm cười của Phạm Xuân Ẩn. Liệu ông có phải là một “con người bị phân thân” như Halberstam khẳng định, hay ông là một “con người cách mạng”, như người Việt Nam thường nói, với tất cả những cái khác chỉ là vỏ bọc? Ông có phải là một người ngẫu nhiên thành cộng sản hay là một đơn giản là một người cộng sản, người làm công việc của mình đến tận ngày qua đời?" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 4)

Thế mới thật là: Việt Nam nhỏ bé đau thương
Giờ sao bỗng có Điệp viên to đùng?
Tham gia vệ quốc – trả về!
Giờ sao lại dám – Cử sang Hoa Kỳ?



Thắc mắc: Không biết Ẩn có phải Siêu Điệp viên thật không? Xin xem bài 3 sẽ rõ!

Bài đã đăng:




___________________________________

Chú thích:

Dàn bài những phần sẽ đăng:

Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam. 

Lời nói đầu 

Phần I. Phạm Xuân Ẩn – Điệp Viên Hoàn Hảo được… Vẽ ra. (Hay chuyện LARRY BERMAN bị lừa mà vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho một âm mưu… lừa đảo của CSVN!) 

Chương 1. Chuyện lạ. 
Bài 1: Kìa: Ẩn có đủ thứ ảnh, nhưng thiếu ảnh: “Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung.” 
Bài 2. Việt Nam nho nhỏ lại có Điệp Viên to to! 

Chương 2. Ẩn kể chuyện láo, phét, phịa, lung tung và phi logic! 
Bài 3. Ẩn chẳng có “chuyên môn” Việt Cộng và Tình Báo. 
Bài 4. Quá trình tuyển dụng Ẩn vào Cộng Sản - chuyện là không thế! 
Bài 5. Ẩn - Siêu Điệp Viên quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! 
Bài 6. Cả nhà cùng biết và giúp Siêu Ẩn hoạt động “Cách mạng”! 
Bài 7. Cộng Sản từ đầu hay là mới đây? Hay chuyện: Nói liều, nói lảng – một phương pháp kể chuyện bịa! 
Bài 8. Những câu hỏi còn để ngỏ - Một đất nước do Salvador Dali tạo ra. 
Bài 9. Những câu chuyện ... Phịa láo! 
Bài 10. Những câu chuyện... Hài. 

Chương 3. Cộng sản ăn cháo đá bát? Không! Sự thật là một cái gì đó nhiều hơn thế! 
Bài 11. Thành Tích mà bị Giám sát - Kiên định mà lại nghi ngờ! 
Bài 12. Tháng 2 Siêu Ẩn mới… dự họp cùng ủy viên Bộ Chính Trị! Nhưng: Tháng 4 - Ẩn… đưa vợ con chạy trốn! 
Bài 13. Siêu điệp viên đã làm “Vua xúc động, Chúa hài lòng”... Nhưng: Sau 30/4 thì Ẩn lại… Sợ? 
Bài 14 . Chuyện Ẩn đi học: "Mua vé máy bay qua Mỹ, Đảng CS trả tiền." - "Học phí, CIA trang trải." ... Nhưng, về tới Sài Gòn - Ẩn sợ. 
Bài 15. Quá tài và may mắn - Chuyện con rắn vuông. "Ngang tàng - không tuân lệnh" ...Nhưng: sau 30/4 thì Ẩn lại ...tuân lệnh đến chết! 

Chương 4. Ẩn không phải Cộng Sản! 
Bài 16. Ẩn không phải Cộng Sản! 
Bài 17. Những ông trùm CIA bị mù và sự diễn dịch: "Mỗi người mới chợt nhớ ra một điều gì đó ..." 
Bài 18. Dựng Ẩn là âm mưu của chế độ Cộng Sản và Cái chết của Diễn Viên đóng xong vở kịch! 

Chương 5. Luận về cách làm của bọn quỷ. 
Bài 19. Tùy chọn: "Hành trình vào chốn vô định " hoặc “trao danh hiệu Anh hùng.” 
Bài 20. Dựng Ẩn là âm mưu của chế độ Cộng Sản và Cái chết của một Diễn viên khi đóng xong kịch! 

Phần II. Siêu điệp viên chúng là ai? 

Chương 6. Siêu điệp viên chúng là ai? 
Bài 21. Ẩn kể chuyện láo về Phạm Ngọc Thảo và Ba Quốc cũng kể chuyện láo. 
Bài 22. Ẩn quan hệ bừa bãi với ít nhất là 4 người giao liên... mà không lộ - và 4 giao liên của Ẩn kể chuyện láo. 
Bài 23. Ẩn kể láo - Tư Cang cũng kể láo. 
Bài 24. Mười Hương - Trần Quốc Hương quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! (Xem chi tiết tại quyển 33) 
Bài 25. Vũ Ngọc Nhạ, Ba Quốc, Lê Hữu Thúy... kể chuyện láo = Phạm Xuân Ẩn! (Xem chi tiết tại quyển 33) 
Bài. 26. Trò hề! "Các siêu điệp viên Cộng sản" quan hệ bừa bãi mà không… lộ! Hay chuyện CIA là lũ mù dở! 

Chương 7. Kể láo về chuyện tấn công Dinh Tổng Thống và đánh Sứ quán Mỹ. 
Bài 27. Cộng Sản Việt Nam và Tư Cang kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện "cuộc tấn công vào Dinh Tổng thống ". 
Bài 28. Cộng Sản Việt Nam và Trần Sĩ Hùng kể láo: Có 2 phiên bản kể về chuyện “đánh Sứ quán Mỹ” năm 1968. 

Chương 8. "Các siêu điệp viên Cộng sản" đều bị nghi ngờ, bị giám sát = Phạm Xuân Ẩn. Và bí ẩn chuyện "Cộng sản Nguyễn Ái Quốc". 
Bài 29. "Các siêu điệp viên Cộng sản" đều bị nghi ngờ = Phạm Xuân Ẩn. 
Bài 30. Bị Giám sát tới khi chết - chuyện chung của các Siêu Điệp Viên. 
Bài 31. Phạm Ngọc Thảo không phải Cộng Sản! Phạm Ngọc Thảo bị giết bởi Mafia Hồ Chí Minh! 
Bài 32. Sự thật câu chuyện "Siêu điệp viên - thăm quê." - Cả nhà "Cộng sản Nguyễn Ái Quốc" đã bị giết hoặc đầu độc để quỷ "Thăm quê". 

Chương 9. Ẩn được viết lại từ Tiểu Thuyết. Và khi vở kịch hoàn thành - Diễn viên chính phải chết. 
Bài 33. Ẩn được viết lại từ Tiểu Thuyết. 
Bài 34. Các "Siêu Điệp Viên Cộng sản" đều kể chuyện giống... phương pháp của Ẩn! 
Bài 35. Diễn viên chính - đang khỏe mạnh - bỗng chết! (Đỡ phải giám sát) 

Phần III. Robert Shaplen: Một nhà báo ở New York Time đã bị giết bởi Cộng sản Việt Nam 

Chương 10. Thắc mắc về Ẩn – Robert Shaplen, một nhà báo Mỹ đã bị đầu độc mà chết. 
Bài 36. Edward Lansdale: “Phạm Xuân Ẩn = Điệp viên hoàn hảo?” – Oh, Câu chuyện cũng nên “được chấm thêm với một hạt muối”!  "Phạm Xuân Ẩn có chăng cũng chỉ là một nghệ sĩ nhanh nhạy đã kịp ngả sang hàng ngũ của phe chiến thắng vào phút cuối cùng.” 
Bài 37. Tại sao Cộng sản Việt Nam muốn Robert Shaplen chết? Một thắc mắc chết người của Robert Shaplen 
Bài 38. Muốn giữ bí mật, phải diệt người thân! "Mối quan hệ trong nghề gần gũi nhất của Ẩn là với Bob Shaplen!" 
Bài 39. Robert Shaplen đang khỏe .. qua đời vì ung thư tuyến giáp! 

Chương 11. Giết người bằng thuốc độc. 
Bài 40. Ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng tới mạng sống. 
Bài 41. “Ung thư tuyến giáp” cướp đi mạng sống của Bop Shalen chỉ có thể là do bị nhiễm phóng xạ liều cao. 
Bài 42. Cái chết của Alexander Valterovich Livinenko 
Bài 43. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh. 
Bài 44. "Polonium-210: Nạn nhân có thể mất mạng trong vòng hai đến bốn tuần lễ." 

Phần 4. Chương kết: Nguồn gốc câu chuyện "Siêu điệp viên" - Những bí ẩn cần giải tiếp. 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo