Bảo Giang (Danlambao) - Trong suốt chiều dài của lịch sử hơn 4000 năm, Việt Nam mãi mãi còn lưu ký trong dòng sử Việt những công đức của các bậc tiền nhân, những đấng Quân Vương như Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ… và tất cả những Công Thần, những người đã hy sinh vì nghiệp nước. Tuy nhiên, ở đó cũng có những điểm đen tủi nhục với những cái tên như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc…
Rồi vào thời cận đại, nếu ở đó còn ghi lại những tên tuổi như Duy Tân, Hàm Nghi thì cũng không thể thiếu bóng anh hùng Ngô đình Diệm, là những vì Vương đã hy sinh cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Ở một chiều ngược lại, khi Lịch sử Việt Nam còn ghi những tên tội đồ muôn đời của nòi giống là Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc… thì nay, không thể không ghi thêm tên của những kẻ bán nước, triệt dân để cầu vinh là Hồ chí Minh và tập đoàn Cộng sản.
Ai cũng biết, chiến tranh và bạo tàn là hai vũ khí khủng khiếp đã hủy biệt con người, cũng như những nhân sinh quan tốt đẹp của nhân loại. Tuy thế, chiến tranh thường chỉ là một giai đoạn, có hạn kỳ. Sau đó, những thế hệ mới sẽ đứng dậy, cùng xây dựng lại hướng đi của con người và xã hội theo một tiến trình nhân bản, tiến bộ. Duy chỉ có bạo tàn, với hình dạng là một tổ chức chính trị xã hội, ngoài khả năng gây ra tội ác man rợ trong chiến tranh, chúng còn có khả năng bạo hành, hủy diệt cuộc sống của con người trong mọi thời bằng một sách lược phi nhân, bá đạo. Tổ chức bạo tàn ấy là Cộng sản. Nó không chỉ là câu chuyện bên kia biên giới, nhưng là kẻ ngoại sinh ngay trong lòng Việt tộc. Và dưới đây là những dấu chân của chúng.
1. Nơi nào có dấu chân cộng sản, nơi đó không có bình yên.
a. Tại miền bắc Việt Nam.
Khi cộng sản đến, ngoài những cái chết đau thương do đạn bom gây ra, gần một triệu đồng bào thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội vội vàng bỏ nhà bỏ cửa, bỏ lại mọi tài sản, và bỏ cả người thân để trốn chạy cộng sản, vào miền nam tìm Tự Do. Số phận những người không chạy kịp gặp nhiều rủi ro, bi đát hơn. Trước hết, hơn 170000 ngàn trưởng gia đình có tiền của, có học thức xã hội, trong đó có nhiều người mang chính xương máu và tài sản của mình ra để giúp cộng sản đạt chiến thắng đã bị tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đấu tố, giết chết trong mùa gọi “cải cách ruộng đất”. Cuộc gọi là cải cách này đã nổ ra với một chủ đích duy nhất: Bạo hành tinh thần con người để cướp đoạt toàn bộ tài sản của họ. Kế đến, triệt tiêu tài sản nhân bản, luân lý của xã hội để mở ra một guồng máy cuồng đồ và vô nhân tính do CS lãnh đạo.
b. Tại miền nam Việt Nam.
Ngay sau vụ việc giết người làm khủng hoảng lương tâm của thế giới. Hồ chí Minh tiếp nhận súng đạn của Tàu, là kẻ thù truyền đời của dân tộc Việt Nam, xua quân vào nam. Từ đây, Hồ chí Minh đã gây ra cái chết, thương tật, với con số tổn thất trong chiến tranh là không dưới 4,000.000 người. Ở đó, Huế và tết Mậu Thân 1968 là một điển hình. Trong quyển Death by Government (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J Rummel, giáo sư khoa Chính Trị Học đại học Yale, ghi nhận con số các nạn nhân bị giết vì nạn cuồng đồ trên thế giới như sau:
(1) Mao’s Regime 76 702 000 ( 1958-1962 là 35 236 000 ; PRC từ 1928- 1987 là 76 702 000 người).
(2) Lenine, Staline (Liên Xô) 61 911 000 người.
(3) The Nazi Genocide State (Hitler 20 946 000 người).
(4) Quân phiệt Nhật 5 964 000 người.
(5) Khmer đỏ 2 035 000 người (Polpot).
(6) Thổ Nhĩ Kỳ 1 883 000 người.
(7) Hồ Chí Minh, Cộng Sản Việt Nam 1 670 000 người.
(8) Cộng Sản Ba Lan 1 585 000 người.
(9) Cộng Sản Nam Tư 1 072 000 người.
Tất cả những hệ thống cuồng đồ trên đã bị tiêu diệt hoặc bị thay thế, ngoại trừ 2 điểm còn giữ nguyên màu áo của nó là Trung cộng và cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên, đây là con số ghi dấu tội ác do các tên hung thủ này gây ra. Nó không chỉ đơn thuần là con số chết vì bom đạn, vì chiến tranh nhưng còn là sự bạo tàn nữa. Đó là lý do để cho thấy, ngay sau khi cộng sản bắc Việt chiếm được miền nam, hàng triệu người dân miền nam, sau này có thêm một số đồng bào tại miền bắc cũng bỏ nước ra đi tìm Tự Do trên những ván thuyền mong manh. Nếu chỉ tính số người bị chết trên đường vượt biển, vượt biên có lẽ cũng lên đến hàng triệu người. Ngay thân nhân ruột thịt của tôi đã mất tích trong những chuyến đi này là 7 người. Đìều này cho thấy một sự thật là: Nơi nào có dấu chân cộng sản đến, nơi đó không có bình yên, không có sự sống của con người nhân bản. Con người phải trốn chạy chúng. Bởi lẽ, ở đó chỉ có tội ác và gian trá của chúng tạo nên cuộc sống cho nó, nên người ta phải xa lánh nó. Mà cần gì phải đến con người mới là minh chứng, “ngay cái cột đèn, nếu biết đi nó cũng không ở lại” (Duyên Anh). Và cũng chẳng có một con chó nào không muốn theo chủ nhân của nó ra đi!
Sự việc là thế, nhưng vẫn có người ra điên thành dại ca tụng, đánh bóng Y như như là một thứ “cha già của dân tộc” thay vì lên án Hồ là kẻ diệt chủng. Rồi lại có nhiều kẻ u mê, mất trí, ra công ra sức đánh bóng sự gian dối vô đạo của Hồ bằng thứ ngôn ngữ buồn nôn. Hoặc tuyên truyền đầu độc giới trẻ “học tập theo gương đạo đức HCM”. Đã thế, còn bầy đoàn xây đài, đúc tượng cho Y để hưởng lộc! Với hành động vô lương này, tôi đề nghị họ nên đổi cái khẩu hiệu ấy đi, và dạy dỗ các đoàn đảng viên của mình bằng một khẩu hiệu khác, đúng hơn, chuẩn hơn: “học tập theo gương giết người của Hồ chí Minh”! Bởi vì nếu Y không giết 170000 ngàn lương dân ở miền bắc, không dùng súng đạn Nga, Tàu mở chiến tranh vào nam, đã không có cộng sản tại Việt Nam với những tang thương chất ngập trong hơn nửa thế kỷ qua!
2. Nơi nào có dấu chân của cộng sản, nơi đó gian trá nở hoa.
a. Hồ chí Minh có phải là Nguyễn tất Thành không?
Hiện nay, hầu như chẳng một ai có thể xác minh được ngày sinh của Nguyễn sinh Cung. Bởi lẽ, theo bản văn do chính Y viết khi xin vào trường thuộc địa thì Nguyễn sinh Cung cũng chỉ đề năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Theo đó, cái ngày 19-5 mà CS tung hê là ngày sinh của Hồ chí Minh chỉ là một cảnh hề. Nó phải được coi là một mốc điểm dối trá của CS, hoặc cá nhân Y.
Theo sách vở ghi nhận, Nguyễn sinh Cung sinh 1892 là con út của phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (còn có tên là Huy) một viên chức thuộc triều đình Huế. Ông Sắc là người vốn nghiện rượu. Trong một cơn say rượu vào tháng 1-1910, tri huyện Sắc dùng roi mây cùng thuộc hạ đánh chết một người tù. Gia đình nạn nhân kiện lên cấp trên. Kết quả, triều đình Huế ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh Nguyễn sinh Sắc 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan và bị sa thải. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘Indochine au Vietnam (Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 133). Lý do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắm giữ thể diện cho một quan chức triều đình! Trước đó, nhờ vị thế của cha khi còn tại chức, Cung được nhận vào trường Quốc Học, Huế. Chẳng bao lâu sau. Y bị đuổi khỏi trường vì tham gia vào phong trào kháng thuế! Khi đó Cung đang học lớp 6.
Sau khi bị đuổi học, Cung đổi tên, làm nhiều nghề trước khi xin xuống tàu làm chân phụ bếp. Khi đến Pháp, Nguyễn tất Thành rất khẩn thiết van nài, cuối cùng vẫn không được nhận vào trường nội địa ở Pháp. Trong đơn xin học đề ngày “Marseille le 15 septembre 1911, chỉ có năm sinh là 1892, không có ngày tháng của năm sinh. Không được nhận vào trường, Thành tiếp tục đi theo làm phụ bếp trên tàu và đi lại nhiều nơi trong đó có Anh và Hoa Kỳ. Sau này Y trở lại Pháp và theo cộng sản. Y có sinh hoạt với CS Pháp, CS Liên Sô.
Theo lý lịch, Nguyễn tất Thành xin gia nhập và là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng (khoảng 1929). Y không phải là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. “Cái mảng tối nên tìm hiểu là lúc được bố trí vào làm việc trong ‘Bát Lộ Quân’ của đảng cộng sản Tàu, với quân hàm thiếu tá thì ‘ông cụ’ đã tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc vào lúc nào, do ai đỡ đầu? Tuyên thệ như thế thì có phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam hay không?...Chính Mao chủ tịch đã thu xếp, đề bạt để ‘bác’ gia nhập đảng CSTQ và đưa vào làm việc trong Bát Lộ Quân… rồi chỉ đạo ‘bác’ đứng ra thành lập đảng CSVN để kết nghĩa anh em với đảng CSTQ”. (Trần Đức Thảo. Những lời trăn trối - trang 254)
Như thế là sáng tỏ việc HCM là đảng viên đảng CS/TQ. Rồi vào ngày 3-2-1930 cùng với 6 người Việt và một người Tàu tên Hồ Tập Chương (bí danh Hồ Quang), Đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản đứng ra thành lập đảng cộng sản Đông Dương ở Hồng Kông. Năm 1931 với bí danh Tống văn Sơ, Nguyễn Tất Thành bị nhà cầm quyền Anh bắt. Y được cho nằm điều trị trong một bịnh viện bài lao vì mắc bịnh lao trầm trọng. Năm 1932, báo chí Hong Kong loan tin Tống văn Sơ (tức Nguyễn Tất Thành) đã chết.
b. 1932-1939: Một giai đoạn bỏ trống. không có nhiều ghi chép về Y.
c. Hồ chí Minh là Hồ Quang?
Sang đến năm 1940, Nguyễn tất Thành được cho là đã xuất hiện trở lại với lý lịch như sau: Thiếu tá Huguang (Hồ Quang sau 1940 đổi là Hồ chí Minh) là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức vào cuối năm 1939. Phần hồ sơ quân bạ được Quân Ủy Trung Ương Trung cộng, ghi như sau: “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh sau này) tại lớp huấn luyện Nam Nhạc, thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . Thông tin này cũng được công bố trên trang web của Cục Văn Thư & Lưu Trữ Hà Nội. Với bản lý lịch này, thiếu tá Hồ chí Minh là người mang quốc tịch nào? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?
1. Những khác biệt thực tế.
Những điểm căn bản khác nhau giữa hai bản lý lịch trên:
- Năm Sinh 1892 và 1901.
- Sở học, một người học chưa hết lớp 6, biết đọc, biết viết chữ Hán Nôm. Một người tốt nghiệp Đại Học tại Lĩnh Nam, được xếp vào hàng trí thức.
- Một người có gốc Việt. Một người cho thấy gốc Tàu hẹ. Hỏi xem, hai người này có thể là một người hay không?
2. Theo văn bản.
Trong Đảng Ta, bài viết được coi là có giá trị nhất trong số các tài liệu của cộng sản BV còn lưu trữ, Hồ chí Minh viết như sau: "Trong số, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi (tức Hồ chí Minh) nay chỉ còn đồng chí Hồ tùng Mậu và Trịngh đình Của Đồng chí Tán Anh và mấy đồng chí nữa đã oanh liệt hy sinh cho đảng và cho dân tộc lâu trước cách mạng thang 8" (HCM toàn tập, tập 5, trang 547). Ở đây, chính Hồ chí Minh (Hồ Quang) đã xác quyết vấn đề nhân sự trong thời kỳ tổ chức, xây dựng đảng. Có lẽ, Nó phải là điều khả tín. Theo đó:
3. Nguyễn tất Thành có thể là Hồ chí Minh hay không?
Có nhiều câu hỏi đến nay người ta không tìm ra câu trả lời và chính tập đoàn CSBV cũng không thể trả lời. Trước tiên, vốn liếng Hán văn của Nguyễn tất Thành trước khi vào trường Quốc Học Huế, và mấy năm lang thang ở Trung Hoa, có giúp nổi Y viết “những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” hay không?
Nhắc lại, cuốn sách này nguyên bản là Hán văn, đã được xuất bản ở Thượng Hải 1949, in lại tại Pháp 1950 và dịch ra tiếng việt sau 1951. Xin nhớ, đây là thời gian Hồ chí Minh bị rơi vào cảnh khốn cùng tại hang Pacpó sau khi phải rời Hà Nội. Theo đó, dù có khả năng, Y cũng không có đủ thời gian để viết ra nó. Như thế, phải chăng quyển sách nầy đã do một nhóm nghiên cứu người Tàu viết bằng Hán văn để đánh bóng thiếu tá Hồ Quang trong lộ quân của Chu Đức, nay đang là lãnh đạo tại Việt Nam dưới cái tên mới là HCM không?
Ở trường hợp, nếu bảo đó chính là cuốn sách do Hồ chí Minh viết về thân phận mình trong lúc kháng chiến thì người đem sang Trung Hoa để in ấn là ai? Chẳng lẽ do chính Hồ chí Minh mang đi? Xin nhớ là, Hồ chí Minh chỉ thực hiện một chuyến đi bí mật sang Trung quốc vào đầu năm Canh Dần 2-1-1950 mà thôi. Khi ấy cuốn sách đã xuất bản ở Quảng Đông và nó đã được gởi đi in lại tại Pháp rồi!
Kế đến, cũng xin nhắc là, cho đến nay tập đoàn cộng sản đã dày công gian trá, kê khai hơn 170 cái tên là bút danh, ký hiệu của Hồ chí Minh. Dĩ nhiên, rất nhiều trong số đó có thể là cái áo của những người đã chết, đem khoác vào cho Y để cho vui cửa vui nhà? Tuy thế, dù với rất nhiều xảo trá do bản năng, tập đoàn CSBV vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh nằm trong danh sách đó. Bởi lẽ, nếu xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh sẽ xảy ra trường hợp tam đoạn luận trực diện, ngọt ngào, không bàn cãi như sau:
Trần dân Tiên = Hồ chí Minh. Dẫn đến,
Trần dân Tiên = Nguyển tất Thành. Dẫn đến
Hồ chí Minh = Nguyễn tất Thành. (gọn nhẹ, sung sướng qúa, vỗ tay đi!)
Tuy nhiên, lại nghẹn, mấy chục năm rồi, vẫn nuốt không trôi. Bởi lẽ, có nhiều lý do, trong đó có hai lý do chính yếu để CS không dám dùng tam đoạn luận này. Thứ nhất: Nguyễn tất Thành đã chết và nếu chưa chết, Y cũng không có khả năng viết cuốn truyện tào lao này bằng chữ Hán. Ấy là chưa kể đến cốt cách của bản thân. Dầu gì Y cũng là con cháu một nhà Nho, có ăn học ít nhiều. Biết trên, biết dưới. Y không dám lỗ mãng xưng mình là “bác” là “cha già dân tộc” với mọi người.
Kế đến, xem ra Hồ chí Minh (dù là Hồ Quang hay Ngyễn tất Thành) không hề biết, nói chi đến việc thực hiện cuốn sách láo lếu, tự xưng là “cha già dân tộc” này vào 1949? Lý do, như nói ở trên. Y đang dở sống dở chết ở khu kháng chiến Pac Bo. Sống chết tính từng giờ. Giờ đâu tiểu thuyết trăng hoa? Đã thế, nếu Y viết, thì Y đã nhờ người nào trong ban bí thư, trong bộ chính trị, hay đích thân Y mang “bản thảo” cuốn sách này sang Trung Hoa để in vào năm 1949? Có lẽ nào, “bác” của Việt cộng có phép thần thông thổi những trang sách này sang Trung quốc nhờ họ in chăng? Nếu “bác” của Việt cộng tài thế, tại sao cái bản di chúc HCM phải viết đi viết lại, tẩy xóa nhòe nhoẹt trong nhiều năm chưa thành? Đã thế, nét chữ lại không có một chút nào mang hình dạng mẫu tự của Thành viết trong đơn xin nhập học ở Pháp. Có phải tại vì Y không rành tiếng Việt Nam không? Theo đó, chúng ta chỉ còn cách dùng tam đoạn luận để chứng minh như sau:
a. Trần dân Tiên không phải là Hồ chí Minh. Điều này có thể đúng vì đến nay đã hơn 65 năm tình từ ngày cuốn sách ra đời, Việt cộng vẫn không dám xác nhận Trần dân Tiên là Hồ chí Minh. Dẫn đến:
b. Trần dân Tiên không phải là Nguyễn tất Thành. Kết qủa:
c. Trần dân Tiên là một người khác. Ở trường hợp này không thể xác định Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành!
Đó là lý do, cho đến nay, Cộng sản bắc Việt dù rất muốn, nhưng vẫn không dám đề vào danh mục Hồ chí Minh còn có tên là Trần dân Tiên, vì nó lộ liễu và bỉ ổi qúa. Họ tự biết, đó là cục xương bị nghẹn. Dù có tài dối trá siêu quần, CS vẫn không thể nuốt trôi bảy chữ: Trần dân Tiên là Nguyễn tất Thành!
d. Vấn đề căn bản của đảng cộng sản Việt Nam hôm nay.
Bạn hỏi tôi, một đảng viên cộng sản khi tuyên thệ vào đảng, họ có biết là họ tuyên thệ phục vụ cho đảng cộng sản nào và phục cho ai hay không? Trước khi trả lời, tôi xin trích đăng lại nguyên văn “lời tuyên thệ của các đảng viên CS/VN” khi nhập đảng, thay cho câu trả lời và xin góp ý sau:
“Lời tuyên thệ của đảng viên mới
(Đảng viên đứng quay mặt về cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Hồ Chí Minh, các đảng viên trong Chi bộ đứng nghiêm)
Tôi tên: …( Hồ Chí Phèo (thí dụ)…………………………… sinh ngày 19… tháng 05… năm…. , hôm nay được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự chứng kiến của các đồng chí đảng viên trong chi bộ, tôi xin thề:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
* Kết thúc mỗi lời Tuyên thệ, đảng viên mới kết nạp Đảng giơ nắm tay phải và hô lớn “xin thề”; kết thúc 4 lời Tuyên thệ, giơ nắm tay phải hô lớn 3 lần “xin thề”. (trích: Viện kiểm soát nhân dân)
Một điểm cần lưu ý. Theo bản văn “lời thề” chính thức được trích dẫn này thì không có chỗ nào quy định đảng viên đảng CSVN phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam, với đất nước hay với nhân dân Việt Nam. Thay vào đó, họ chỉ nói khơi khơi trung thành với tổ quốc và đảng CS mà thôi. Hỏi xem, đó là Tổ Quốc Nào?
Điểm nhấn của bản văn này là đứng trước “chân dung CT Hồ chí Minh” họ thề nguyền, mà Hồ chí Minh là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc, HCM đã thề trung thành với tổ quốc Trung quốc khi vào đảng, theo đó điểm nhấn phải quy về đây. Điều này là rõ ràng như khi HCM nhập đảng tịch đảng CS Trung Cộng. Như thế, bản văn và lời thề của các đảng viên đảng CSVN phải được hiểu là buộc đảng viên đảng CSVN phải thề trung thành với tổ quốc Trung quốc theo gương Hồ chí Minh!
Chữ viết, lời văn ý nghĩa rõ là thế, tuy nhiên, chẳng có một kẻ nào dám té nước vào mặt Hồ chí Minh và bảo rằng, tôi chỉ thề trung thành với tổ quốc Việt Nam thôi! Trái lại, tất cả đều ngậm tăm, lừa nhau. Đó là lý do họ chỉ viết trống không hai chữ Tổ Quốc mà không có tên riêng Việt Nam đi kèm. Đây là chuyện chính danh, đừng cho là đơn giản. Bởi vì chữ thì phải đi với nghĩa của nó. Như thế, hãy hòi xem khi đảng viên cộng sản Việt Nam thề trung thành với tổ quốc Trung cộng theo gương HCM, Việt Nam sẽ đi về đâu? (Bài đã dài, tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài sau với những ý kiến của bạn. Bạn đồng ý chứ?)
Để tạm kết cho bài viết, tôi khẳng định là: Dù HCM là người Tàu, hay Y là kẻ bán nước thì trách nhiệm của con dân Việt Nam cũng chỉ có một. Phải loại trừ kẻ đại gian ác này ra khỏi lòng dân tộc để Việt Nam có ngày mai. Nếu dân tộc Đức đã đóng nắp mồ của kẻ sát nhân mang tên Hitler lại, và nhân dân Liên xô đã xô đổ những tượng đá, hình hài của Stalin, Lenin xuống, để cùng thế giới nhìn về một tương lai, và họ đã có tương lai. Nay, nếu người Việt Nam muốn cho dân tộc của mình có Tự Do, có tiếng nói trong ngày mai, xem ra người trong nước, kẻ ngoại biên cũng chỉ có duy nhất một hướng đi là:
Hãy cùng đứng dậy, nắm lấy tay nhau. Hãy cùng nhau đạp đổ những hình hài, gỗ đá mang tên tội ác Hồ chí Minh xuống. Hãy quẳng nó ra ngoài vòng văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cùng nhau khép lại một giai đoạn đen tối của lịch sử đã qua. Rồi từ đây, chúng ta cùng san xẻ, chia nhau từng nỗi khó khăn, chung nhau mọi niềm vui. Được thế, đất nươc ta nhất định sẽ có Độc Lập, dân tộc ta nhất định phải có Tự Do. Rồi Hoà Bình, Nhân Quyền, Công Lý sẽ là hoa xuân, nguồn sống đem lại một sức sống mới cho chúng ta và con cháu chúng ta cùng tiến bước, chung tay xây dựng lại quê hương. Ngoài ra, không còn một phương cách nào khác.
Dẹp liềm búa tà ma dáo Mác.
Dựng Tự Do ta hát muôn thơ.
Núi sông chung một bóng cờ,
Cháu con giữ lấy cõi bờ quê cha.
Chiều cuối năm, 30-12-2016.